Chính phủ cần tận dụng các công cụ của PSMA để chống đánh bắt IUU

Tin tức IUU 09:07 07/06/2021 Nguyễn Hà
(vasep.com.vn) Thoả thuận Các biện pháp của quốc gia có cảng (PSMA) của Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) là thoả thuận quốc tế có tính ràng buộc pháp lý đầu tiên nhằm vào hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) – hoạt động chiếm hàng tỷ đô la hải sản mỗi năm. Hiệp ước này, yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn đánh bắt IUU tiếp cận thị trường, cũng là một công cụ hiệu quả để giúp xây dựng năng lực giữa các nước đang phát triển nhằm ngăn chặn và phòng ngừa các hoạt động bất hợp pháp.

Tại cuộc họp lần thứ 3 của các bên tham gia hiệp định được tổ chức tại Brussels (Bỉ) từ 31/5 – 4/6, các Chính phủ và các bên liên quan khác sẽ tập trung vào việc xây dựng năng lực có thể cải thiện hơn nữa các nỗ lực thực thi hiện có và hợp tác liên Chính phủ để ngăn chặn các hải sản đánh bắt bất hợp pháp khỏi các “kệ hàng”.

Nội dung chính được thảo luận tại cuộc họp này là tính hiệu quả của việc tồn tại Quỹ hỗ trợ PSMA hiện có và chương trình phát triển năng lực toàn cầu liên quan, cung cấp cho các nước đang phát triển nguồn vốn và sự hỗ trợ để tiếp tục thực hiện các sáng kiến đã thành công, chẳng hạn như các thủ tục kiểm soát cảng. Các bên sẽ xem xét nếu quỹ hỗ trợ và chương trình này đáp ứng được nhu cầu của các nước đang phát triển.

Các bên cân nhắc kỹ lưỡng về việc các quốc gia tài trợ và nhận tài trợ hợp tác như thế nào, đồng thời để đảm bảo các khoản tiền được đầu tư vào nơi có thể mang lại lợi ích cao nhất cho các nước đang phát triển nhằm hạn chế hoạt động bất hợp pháp và thực thi các biện pháp kiểm soát. FAO bắt buộc phải đảm bảo rằng quỹ và chương trình tập trung vô điều kiện vào việc phát triển bền vững lợi ích của quốc gia và nghề cá hợp pháp – không liên quan tới thương mại của bên thứ 3 hoặc các thoả thuận cấp phép đánh bắt mà tất cả thường có điều kiện tiêu cực cho người hưởng lợi, chẳng hạn như khi các Chính phủ cung cấp viện trợ để đổi lấy quyền đánh bắt nhiều hơn tại các vùng biển của bên nhận tài trợ. Các bên tham gia PSMA sẽ xem xét việc hỗ trợ này như một cam kết lâu dài để hỗ trợ tốt hơn và có hiệu quả lâu dài.

Cân nhắc cho tương lai của Quỹ hỗ trợ PSMA

Thương mại nghề cá nhằm hỗ trợ sinh kế và an ninh lương thực tại một số nước đang phát triển, và viện trợ nước ngoài thường nhằm đảm bảo phát triển bền vững nghề cá. Quỹ hỗ trợ PSMA và chương trình phát triển năng lực toàn cầu có thể, và nên là những phần không thể tách rời của việc sử dụng nghề cá như một công cụ để giảm bớt tình trạng mất an ninh lương thực và giúp các quốc gia xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và chuyên môn tốt hơn, đặc biệt là tại các cảng, với tầm nhìn mang lại lợi ích lâu dài. Sự ổn định trong khoản viện trợ này cũng sẽ mang lại nhiều việc làm hơn, giảm bớt sự biến động trong ngân sách Chính phủ, và đảm bảo hỗ trợ lâu dài cho nghề cá.

Ngoài ra, khi có bằng chứng khoa học về tính dễ bị tổn thương của nghề cá trước việc lạm thác và biến đổi khí hậu tăng, phân tích cho thấy các nhà hoạch định trên thế giới phải làm nhiều hơn để đạt được các mục tiêu phát triển của Liên hợp quốc (UN) và đảm bảo sức khoẻ của đại dương. Việc cải thiện hoạt động giám sát và kiểm tra sẽ đóng vai trò quan trọng trong thành công của việc quản lý nghề cá và thực hiện các hoạt động và giới hạn đánh bắt dựa trên cơ sở khoa học. Chương trình và Quỹ hỗ trợ PSMA có thể chứng minh những công cụ quan trọng giúp các nước đang phát triển thu hẹp khoảng cách và chấm dứt hoạt động đánh bắt IUU.

Khi các bên tham gia PSMA xem xét tương lai của các quỹ hỗ trợ và xem xét các cơ chế sẵn có của mình, đảm bảo các Chính phủ cam kết viện trợ phát triển năng lực trong dài hạn, quản lý nó một cách có chiến lược hơn so với các quỹ khác đã được quản lý trong quá khứ, và chỉ dựa trên việc quản lý nghề cá một cách bền vững và công bằng. Quỹ hỗ trợ PSMA và Chương trình phát triển năng lực toàn cầu và viện trợ nước ngoài nói chung có thể giúp các nước giới hạn hoạt động đánh bắt IUU tại vùng biển và của các đội tàu của các nước này, đồng thời ngăn chặn hải sản đánh bắt bất hợp pháp cập cảng của các nước này. Để hiệu quả, các công cụ này nên được áp dụng một cách rộng rãi và kịp thời đối với các nước đang cần nhất.

danh bat iuu khai thac bat hop phap

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghị định 37/2024 và Nghị định 38/2024 sắp có hiệu lực - nhiều nội dung doanh nghiệp cần quan tâm

 |  16:30 17/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 13/5/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số công văn số 54/CV-VASEP tới Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Lê Minh Hoan, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến và các đơn vị liên quan thuộc Bộ để báo cáo, kiến nghị một số bất cập tại Nghị định số 37/2024/NĐ-CP và Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ – là 2 Nghị định quan trọng, được Hiệp hội và cộng đồng DN đặc biệt quan tâm.

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC