Bộ Luật lao động chưa tính đến cách mạng 4.0

Chính sách 12:52 28/10/2019
Mục tiêu lâu dài của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác phải là tăng lương, giảm giờ làm, nhưng đó mục tiêu dài hạn, khi đất nước có tiềm lực.

Sửa đổi Bộ Luật Lao động được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì có phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tôi không rõ, thời gian đầu sửa đổi luật các bên có định hướng không, có chọn ra những vấn đề, những nút thắt để tháo gỡ giúp cho nền kinh tế phát triển hài hoà, đáp ứng quyền và lợi ích các bên không, nhưng đến lúc này tôi cảm thấy các bên còn có quan điểm khác nhau xa, thậm chí đối kháng. Phía Tổng liên đoàn cho rằng, bộ luật lần này không bảo vệ người lao động, tách hẳn quyền lợi người lao động, nhưng họ lại không đặt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Mục tiêu sửa đổi luật lần này cũng chưa rõ ràng trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế sâu rộng của đất nước. Cuộc cách mạng công nghiệp chuyển động dẫn đến quan hệ việc làm thay đổi ghê gớm, cả thế giới cũng đang đau đầu nhưng chưa được đề cập, . Những điều đó chưa được thể hiện, giải quyết trong luật sửa đổi lần này. Tôi hi vọng rằng, cơ quan soạn thảo là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cần mời các các nhà khoa học nghiên cứu thêm về biến động của thị trường lao động, biến động quan hệ việc làm.

Về vấn đề giờ làm thêm và tuổi nghỉ hưu, nếu cơ quan soạn thảo có cách xử lí tốt hơn thì sẽ tránh được chuyện xã hội phân tâm, phản ứng trong thời gian qua.

Sửa đổi Bộ Luật Lao động phải tính đến bối cảnh thu nhập đầu người của Việt Nam vẫn còn thấp, ai ai cũng phải cố gắng làm việc nhiều hơn, chăm chỉ hơn. Chỉ khi đất nước phát triển rồi, GDP bình quân đầu người đạt trên 4.000-5.000 đô la hay cao hơn, thì lúc đó chúng ta mới nên tính đến chuyện không phải làm việc 48 giờ/tuần. Tôi biết rất nhiều đại biểu quốc hội ủng hộ phương án này. Chúng ta đặt quyền của người lao động trong bối cảnh chung của đất nước, doanh nghiệp.

Về làm thêm giờ, chính phủ đang cân nhắc rất nhiều. Tất nhiên doanh nghiệp muốn làm thêm giờ nhiều hơn, chẳng hạn 400-500 giờ một năm. Làm thêm giờ cũng có hai luồng ý kiến gây tranh cãi trong lần sửa luật lần trước chứ không chỉ lần này. Cũng vì sức khoẻ của người lao động nên chính phủ cân nhắc mở thêm chỉ 100 giờ thôi. Nhưng các ngành kinh tế như dệt may, da giầy, thuỷ sản, điện tử,… có tính đặc thù, làm theo mùa vụ và đơn đặt hàng nên nếu không mở rộng giờ làm thêm thì các doanh nghiệp không thể nào đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Liên quan đến giấy phép lao động cho người nước ngoài, những lao động người nước ngoài đang rất quan tâm, lo ngại về thời hạn giấy phép lao động 2 năm.  xem lại tiêu chuẩn chuyên gia khi họ vào đây làm việc.

Đối với những công việc mà người Việt Nam chưa làm được thì đương nhiên cần chuyên gia nước ngoài vào làm. Nếu luật không tạo điều kiện cho họ, hạn chế chuyên gia nước ngoài lành nghề thì bó buộc cho sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế nói chung.

Tất nhiên, những việc nào người Việt Nam làm được thì phải bảo vệ cho người Việt Nam nhưng những công việc mà người Việt chưa làm được thì cần lực lượng chuyên gia nước ngoài đến để dẫn dắt. Thái Lan, Trung Quốc cũng đã sửa luật (lao động) để thu hút đầu tư nước ngoài, chúng ta lẽ ra cũng phải làm theo hướng này.

Vấn đề tuổi nghỉ hưu. Quá trình già hoá dân số của chúng ta diễn ra nhanh hơn nên vấn đề an sinh xã hội, bảo đẳm tính bền vững của quỹ an sinh xã hội cần được đặt ra rất nghiêm túc. Nhiều cán bộ muốn nâng tuổi để kéo dài nhiệm kì, nếu quy định tối đa hai nhiệm kì thì lại có hạn chế. Ông chủ cũng không muốn thuê người lao động nhiều tuổi, mà người lao động cao tuổi cũng không muốn làm nữa. Vấn đề này phải xử lí thế nào? Có người giải thích, có hàng trăm ngành nghề không tăng tuổi nghỉ hưu không ổn vì, suy cho cùng, việc về hưu không ai bù cho ta cả. Người về hưu đóng từng ấy thì hưởng từng ấy. Nhà nước chỉ hướng dẫn cho chỗ nào đầu tư không an toàn chứ nhà nước không thể bỏ tiền ra trả cho người nghỉ hưu được. Các cơ quan làm chính sách nên suy nghĩ chỗ này.

Khi quy định tăng tuổi nghỉ hưu cũng cần tính toán lại. Ví dụ, người 62 tuổi nghỉ hưu mới được tối đa 75% lương với thời gian làm việc 35 năm. Vậy với người 60 tuổi về hưu tất nhiên sẽ hưởng lương tỉ lệ thấp hơn chứ không thể 75%. Mục tiêu của chúng ta là cân bằng để bảo đảm đóng bảo hiểm. Do vậy, vấn đề là không tăng mức bảo hiểm xã hội thì không được mà tăng bây giờ thì đồng loạt phản đối. Doanh nghiệp muốn không tăng tuổi nghỉ hưu vì người lao động tuổi nhiều hơn thì năng suất lao động thấp hơn, sức khoẻ yếu hơn, an toàn lao động kém hơn.

Xét cho cùng, mọi ảnh hưởng của dự thảo luật đều rơi vào phía doanh nghiệp, doanh nghiệp gánh trách nhiệm nhiều hơn. Cách đặt vấn đề của chúng ta là có để doanh nghiệp tồn tại và phát triển? Chi phí đang dồn vào doanh nghiệp và doanh nghiệp Việt đang ngày càng nhỏ đi.

Mục tiêu lâu dài của Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác phải là tăng lương, giảm giờ làm, nhưng đó mục tiêu dài hạn, khi đất nước có tiềm lực. Chúng ta phải đặt việc sửa đổi luật vào bối cảnh doanh nghiệp hiện nay, nền kinh tế hiện nay. Thủ tướng vừa phát động phong trào tăng năng suất lao động vì năng suất thấp như thế, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, kỹ năng của lao động thấp như thế.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp không có cách nào khác ngoài người lao động nhưng dự thảo luật lại áp số giờ làm việc từ 48 xuống còn 44 giờ/ tuần và áp trần giờ làm thêm 400giờ/năm. Tôi cho rằng, không nên căn cứ vào giờ làm ở khu vực công là 40 giờ mà kéo doanh nghiệp xuống số giờ đó. Do đó, vẫn nên quy định 48 giờ/tuần nhưng vẫn khuyến khích doanh nghiệp giảm giờ làm xuống 40 giờ/tuần, thậm chí ít hơn và tăng giờ làm thêm từ 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm là hợp lý.

Đọc kỹ dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi, nghe ý kiến của nhiều bên, tôi cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sẽ bị phân tâm nhiều hơn, gặp khó khăn, thách thức nhiều hơn thay vì thuận lợi.

(Theo vietnamnet)

Bạn đang đọc bài viết Bộ Luật lao động chưa tính đến cách mạng 4.0 tại chuyên mục Chính sách của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá cá tuyết H&G của Na Uy tăng kỷ lục

 |  08:59 02/05/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến Trung Quốc đang phải trả mức giá cao kỷ lục cho cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết haddock bỏ đầu, bỏ ruột (H&G) của Na Uy do các nhà NK của Mỹ đối với các sản phẩm cuối cùng không sử dụng cá của Nga nữa.

Thêm cơ hội tăng trưởng cho thị trường thủy sản có vỏ sống tại Trung Quốc

 |  08:54 02/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 26% lên mức ấn tượng 1,63 tỷ USD vào năm 2023, trong khi nhập khẩu tôm hùm sống tăng vọt 29% đạt 790 triệu USD. Tôm hùm sống và cua sống, cùng với động vật thân mềm và động vật thân mềm, chiếm hơn 3/4 lượng hải sản sống nhập khẩu của Trung Quốc từ các nguồn toàn cầu.

Nga chú ý tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới

 |  08:46 02/05/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, Nga đặt mục tiêu tăng cường nỗ lực tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế mới vào năm 2024. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Algeria và Nigeria được xem là thị trường xuất khẩu cá ưu tiên cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Nga. Các sản phẩm thủy sản chất lượng cao cũng sẽ được bán trên thị trường Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các nước vùng Vịnh.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  08:39 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC