Thời gian qua, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo giao các bộ, ngành, địa phương triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), gỡ cảnh báo "thẻ Vàng".
Trong đó có việc cấp giấy xác nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (giấy SC) tại các cảng cá, cấp giấy chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác (giấy CC) tại cơ quan quản lý thủy sản địa phương.
Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, thời gian qua có tình trạng đơn vị quản lý cảng cá và cơ quan quản lý thủy sản địa phương chưa thực hiện đúng theo quy định hiện hành hoặc áp dụng máy móc, cứng nhắc, lạm dụng quy định để yêu cầu thêm một số nội dung pháp luật chưa quy định đã gây khó khăn trong việc cấp giấy SC tại các cảng cá, cấp giấy CC tại cơ quan quản lý thủy sản địa phương, phục vụ xuất khẩu thủy sản.
Để nhanh chóng chấn chỉnh tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản yêu cầu Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường hướng dẫn, đào tạo, tập huấn để các địa phương triển khai thực hiện đúng các quy định pháp luật trong công tác cấp giấy SC, giấy CC đối với sản phẩm thủy sản khai thác.
Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định để tạo điều kiện cho ngư dân và doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh. Ảnh minh họa: XT. |
Hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên, kịp thời chấn chỉnh các hiện tượng cấp giấy SC, giấy CC đối với sản phẩm thủy sản khai thác chưa đúng với quy định pháp luật hiện hành hoặc cố tình hiểu sai, yêu cầu doanh nghiệp cung cấp hồ sơ, tài liệu không được quy định, gây khó khăn trong việc cấp giấy SC, giấy CC phục vụ xuất khẩu thủy sản.
Rà soát lại toàn bộ các quy định liên quan đến hoạt động tổ chức, cấp giấy SC, cấp giấy CC. Sửa đổi những quy định chưa phù hợp, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu hải sản; kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung những nội dung vượt thẩm quyền.
Đối với Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển, tổ chức thực hiện nghiêm công tác cấp giấy SC, giấy CC theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; không yêu cầu các hồ sơ, thủ tục mà pháp luật chưa quy định.
Bên cạnh đó, theo thẩm quyền, thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định để tạo điều kiện cho ngư dân và doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, cố tình gây khó khăn, phiền hà cho người dân và doanh nghiệp. Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chống khai thác IUU để ngư dân hiểu và tuân thủ đầy đủ.
Đến cuối tháng 11, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt gần 9,2 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh minh họa: NT. |
Đồng thời, tiếp tục xử lý dứt điểm tình trạng tàu cá "3 không" theo yêu cầu và thời hạn về việc tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban châu Âu.
Tăng cường kiểm soát việc chuyển tải sản phẩm thủy sản khai thác trên biển, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Đối với hiệp hội, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tuân thủ đầy đủ các quy định về cấp giấy SC, giấy CC; bảo đảm lập và lưu trữ hồ sơ truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác đúng theo quy định của pháp luật.
Phối hợp với cơ quan chức năng tại địa phương hỗ trợ, tuyên truyền để ngư dân tuân thủ đầy đủ các quy định về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Nguồn: Hải quan Online
(vasep.com.vn) Hiệp hội Cá ngừ Bền vững Nam Phi (SASTUNA) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho ngành đánh bắt cá ngừ vằn sử dụng phương pháp câu vàng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Về giống cá tra, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016 – 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu).
(vasep.com.vn) Trung Quốc được cho là đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào nửa đầu năm 2025, sau khi các cuộc kiểm tra xác nhận sự an toàn của nước đã qua xử lý được thải ra từ Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã giảm trong tuần đầu tiên của năm 2025, do tồn kho cao tại các cảng Trung Quốc và sự suy giảm trong nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản theo mùa tiếp tục tạo áp lực lên thị trường, theo các nguồn tin trong ngành.
(vasep.com.vn) Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2024 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy lợi nhuận của đội tàu khai thác thủy sản EU đã được cải thiện đáng kể, với lợi nhuận gộp dự kiến đạt khoảng 1,67 tỷ EUR (tương đương 1,74 tỷ USD) trong năm 2024. Đây là mức tăng so với các con số ghi nhận trong năm 2022 và 2023.
(vasep.com.vn) Vào tháng 8 năm 2023, Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản sau vụ xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Điều này đã gây ra những thay đổi đáng kể trong ngành xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản, đặc biệt là về cấu trúc thị trường và kim ngạch xuất khẩu.
Hiện toàn tỉnh có có 271 tàu có chiều dài từ 15m trở lên; 849 tàu có chiều dài dưới 15m và 123 tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản). Từ tháng 10/2023 đến nay Trà Vinh có 146 tàu cá mất kết nối VMS trên 06 tiếng; 02 tàu cá mất kết nối VMS trên 10 ngày và 17 tàu mất kết nối trên 06 tháng.
(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên của Nga trong năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá thủy sản nội địa tăng mạnh.
Tổng Thư ký Trương Đình Hòe bắt đầu khởi nghiệp là Phó Giám đốc một nhà máy đông lạnh vào thập niên 80 tại tỉnh Ninh Thuận. Sau khi được đào tạo bài bản tại Đại học Thủy sản Nha Trang như những bạn bè cùng thời, thay vì theo đuổi nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản, Tổng thư ký Trương Đình Hòe đã lựa chọn gắn liền sự nghiệp của mình cho một tổ chức mới thành lập vào năm 1998, đó là VASEP.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn