Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động rõ rệt tới ĐBSCL trong vài thập niên qua. Điều này đã được dự báo từ lâu. Đó là đến năm 2030, khả năng nước biển dâng có thể làm cho khoảng 45% diện tích đất của ĐBSCL bị nhiễm mặn hoàn toàn và mùa vụ bị thiệt hại do nước biển dâng và xâm nhập mặn (theo nghiên cứu dự báo của Tổ chức Oxfam).
Tuy nhiên, ngay bây giờ vấn nạn diễn ra hàng năm là điều khá nan giải. Tích nước cho thủy điện thượng nguồn sông Mekong khiến ĐBSCL không còn cảnh lũ về, đất mất nguồn dinh dưỡng đáng kể, người dân thiếu nguồn thủy sản để mưu sinh; Là tình trạng sạt bờ sông khá trầm trọng do ít lũ về và khai thác cát đáy sông quá mức; Là tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn do BĐKH khiến môi trường bị biến động; Là tình trạng đất sụp lún do khai thác nước ngầm quá mức - hậu quả từ xâm nhập mặn; Là tình trạng nước biển dâng khiến biên triều tăng cao gây ngập cục bộ ngay trong lòng các đô thị…
BĐKH không chỉ tác động thiên nhiên, môi trường mà còn gián tiếp tác động sức khỏe người dân. Thời tiết bất thường trong năm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian của người dân và gây hệ quả gián tiếp đến hoạt động sinh kế. Các bệnh liên quan đến thời tiết, nguồn nước chiếm vị trí cao trong thống kê điều tra bệnh tật vùng nông thôn. Năm loại bệnh tật thường gặp là cảm, ho, sốt do mưa nắng thất thường; tiêu chảy do ăn uống không vệ sinh; phụ khoa do điều kiện sống thiếu vệ sinh; da liễu do người tiếp xúc với nước ngập úng, nước ô nhiễm; nhức mỏi do chuyển mùa, mưa thất thường.
Ứng phó tình hinh này Chính phủ có Nghị quyết 120 ban hành ngày 17/11/2017 về Phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó có nêu ra nhiều quan điểm mới, như: Thay đổi tư duy phát triển, chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp thuần túy, chủ yếu là sản xuất lúa sang tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng; Tôn trọng quy luật tự nhiên, phù hợp với điều kiện thực tế, tránh can thiệp thô bạo vào tự nhiên; chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững với phương châm chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn…
Nghị quyết có rất nhiều nội dung và cần thời gian khá dài để thực thi. Với tinh thần Nghị quyết 120, nhiều địa phương trong vùng đã có giải pháp trước mắt như tích nước ngọt, điều chỉnh vụ mùa né hạn mặn, chuyển đổi cây trồng vật nuôi... Theo các nhà khoa học, cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL đã chuyển dịch tích cực, trước kia xác định các sản phẩm trụ cột của ĐBSCL là lúa gạo, thủy sản, trái cây. Gần đây, để thích ứng với BĐKH, phải khai thác thế mạnh theo ưu tiên thủy sản, trái cây, lúa gạo...
Hiện trạng ĐBSCL có khoảng 700.000 hecta nuôi trồng thủy sản, tập trung là tôm nước lợ, chủ lực nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú. Theo dự báo đến năm 2030, ĐBSCL bị nhiễm mặn khoảng 45% đất đai khu vực, diện tích đất nhiễm mặn có thể nuôi trồng hải sản sẽ tăng lên đáng kể, có thể ít ra gấp hai lần hiện nay. Chắc chắn đất sẽ bị nhiễm mặn đó là đất liền kề khu vực nhiễm mặn hiện nay, đó là đất trồng lúa, cây ăn quả… Theo quan điểm “thuận thiên” trong Nghị quyết 120, không can thiệp thô bạo vào tự nhiên, chính quyền các tỉnh không thể đủ nguồn lực giữ ngọt cho số diện tích có nguy cơ nhiễm mặn đó, mà sẽ hành động theo hướng tìm cách khai thác tài nguyên nước mặn, tìm vật nuôi phù hợp hoàn cảnh mới. Diện tích nhiễm mặn đó là cơ hội vàng cho nuôi tôm nước lợ và các loài cá biển, giáp xác, rong và tảo có giá trị kinh tế cao.
Ngày 04/10/2021 Thủ tướng đã ra quyết định phê duyệt Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển (có ven biển) đến năm 2030 sẽ đạt sản lượng khoảng 1,5 triệu tấn. Những người chấp bút cho Đề án này chắc chắn đã thấy cơ hội từ tình trạng BĐKH đã và đang diễn ra. Tuy nhiên việc tổ chức nuôi biển còn nhiều vấn đề phải quan tâm, mất nhiều thời gian như con giống, quy trình nuôi, thị trường… và nhất là tìm chủ thể tham gia.
Chiều ngược lại, con tôm là một thế mạnh của các tỉnh ven biển ĐBSCL từ lâu. Chuỗi giá trị con tôm đã được xác lập trong thời gian dài, các mắc xích tham gia đã khá ổn định và khẳng định được vai trò của mình. Chiến lược phát triển tôm Việt đến năm 2030 đã có, trong đó cũng có chú trọng mở rộng diện tích nuôi trên nền tảng dự báo của tình hình BĐKH. Như vậy, tương lai con tôm Việt sẽ rộng mở. Phát huy kịp thời cơ hội, rất cần nhà đầu tư tầm cỡ trong nuôi lẫn chế biến xuất khẩu để khẳng định vị trí tôm Việt trên thương trường thế giới, sẽ tiến tới ngôi đầu trong tương lai không xa.
Đối tượng nuôi quan tâm tiếp theo là cá nước ngọt, chủ yếu là cá tra. Bởi cá này có sản lượng cao nhất và có thứ hạng trong top 5 cá thịt trắng luân chuyển trên thế giới. Cá tra sống trong môi trường nước ngọt. Tuy nhiên, nếu tập quen dần, cá có thể chịu độ mặn tới 5 phần ngàn nhưng mức tăng trưởng cá bị giảm và màu sắc thịt cá không như ý. Năm 2019, xâm nhập mặn khá sâu trên sông Mekong với độ mặn vượt mức chịu đựng của cá tra và nhiều vườn cây ăn trái, khiến vùng nuôi cá tra phải có hướng chuyển về thương lưu. Hiện nay, sản lượng cá tra nuôi hàng năm đạt khoảng 1,5 triệu tấn. Cá tra đang bị nhiều đối thủ cạnh tranh, nên tập trung vào chế biến sâu để giữ vững thị trường. Diện tích nuôi cá tra hàng năm diễn biến trong 5-10.000 hecta, không cao hơn. Nếu tình trạng xâm nhập mặn sâu hơn, vùng nuôi cá tra bị thu hẹp nhưng diện tích nuôi cá tra có thể duy trì an toàn, qua việc mở rộng quy mô nuôi khúc thương lưu sông Mekong. Xu thế này đang diễn ra từ ngay bây giờ. Tóm lại, biến đổi khí hậu trong chục năm tới có tác động hoàn cảnh con cá tra, nhưng sự linh hoạt trong thực tế, sản lượng cá tra có thể duy trì. Thậm chí sẽ tăng trưởng tốt nếu việc chế biến và khai thác thị trường có tầm cao hơn.
BĐKH đang là mối nguy, mối lo của toàn thế giới và ĐBSCL là một trong những điểm bị tác động khá nặng nề trên địa cầu. Chính phủ đã có quyết sách ứng phó khá kịp thời và thỏa đáng qua Nghị quyết 120 và ngành nuôi, chế biến thủy sản lại tìm thấy trong nguy nan này một cơ hội không nhỏ, nhất là nuôi biển, chủ yếu là nuôi tôm sẽ có bước đột phát trong những năm tới, đưa ngành tôm Việt lên vị trí đứng đầu thế giới.
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
(vasep.com.vn) Theo Hiệp hội thủy sản hàng đầu Trung Quốc, thâm hụt thương mại thủy sản của Trung Quốc dự kiến sẽ thu hẹp đáng kể vào năm 2024 do lượng nhập khẩu giảm và sở thích của người tiêu dùng thay đổi.
(vasep.com.vn) Những người tham gia thị trường Brazil lạc quan rằng các nhà sản xuất tôm của nước này sẽ sớm tiếp cận được thị trường Trung Quốc.
Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Sáng 3/12, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ngay ngày đầu nhậm chức vào năm 2025. Theo số liệu năm 2023, động thái này có thể khiến các nhà NK thủy sản Mỹ thiệt hại thêm 1,2 tỷ USD hàng năm.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hôm 18/11 thông báo sẽ mua 920.000 pao sản phẩm cá minh thái Alaska, trị giá 2,1 triệu USD từ hai công ty khác nhau, phục vụ nhu cầu của các trường học.
Tổng kết mô hình ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2023-2024 cho thấy: Trong 2 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 04 mô hình với quy mô 5,3 ha tại 2 tỉnh, trong đó An Giang 3,3ha và Đồng Tháp 2 ha có 09 hộ tham gia dự án và áp dụng quy trình ương cá tra từ bột lên giống trong ao đất tại An Giang theo Quyết định số 06/QĐ-SNNPTNT ngày 05/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân một phần do sức cung giảm, trong vụ bà con nuôi ít và dịch bệnh trên tôm.
(vasep.com.vn) Một quan hệ đối tác mới được thành lập tại Đài Loan đã thiết lập một dự án cải thiện nghề cá (FIP) cho nghề đánh bắt cá ngừ của quốc gia này, với mục tiêu đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Biển.
(vasep.com.vn) Mới chỉ 21 ngày kể từ khi bắt đầu mùa đánh bắt thứ hai, sản lượng đánh bắt cá cơm của Peru đã đạt 760.900 tấn, tương đương 30% tổng hạn ngạch của cả nước trong vụ khai thác này (2,51 triệu tấn).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn