Nhiều DN lớn, hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh, chi phí marketing cho đầu bếp phục vụ tại chỗ khách vãng lai tại các hội chợ có thấm thía gì. Có rất nhiều DN như vậy. Cho nên đi ăn dạo sẽ thưởng thức được hương vị ẩm thực năm châu bốn biển, mà toàn đồ ngon. Chắc chắn là vậy, bởi ai mời khách đồ không ngon, chỉ tốn công tốn tiền mà phản tác dụng! Thứ hai là thực đơn cực kỳ phong phú khó có nhà hàng nào đảm đang, được tự chọn và không tốn tiền! Thứ ba là không mất thời gian chờ đợi hàng dài như tại các quầy ăn hội chợ khi đến giờ cơm trưa! Thứ tư là có ăn nhiều cũng không ai biết, khỏi lo mắc cỡ, bởi nhóm đi ăn dạo toàn là tiểu thư! Quan trọng nhất, thứ năm là nắm bắt tình hình, xu thế khẩu vị người tiêu dùng, nắm bắt mẫu mã chế biến… Từ đó ít nhiều tạo nền định hướng cho sách lược sản phẩm mới của DN mình. Tôi lấy chuyện “đi ăn dạo” để kết nối nội dung đáng lưu tâm hơn, dưới đây.
Tại hội chợ, tôi gặp không ít khách hàng. Gần như khách hàng đều có phản hồi khá tương đồng. "Tôm Việt nói chung và nhất là tôm DN chỗ tôi có chất lượng rất tốt nhưng giá cả quá cao!", "Tôm Indonesia trước đây giá cũng cao, nay họ đã cho giá mềm cạnh tranh tôm Ấn Độ, chỉ còn giá tôm Việt là khó thuyết phục người tiêu dùng!". Ta tự hào tôm ta bán giá cao nhất so giá tôm các nước bán vào Hoa Kỳ. Chiều ngược lại, thị phần tôm họ tăng, dĩ nhiên tôm ta giảm, ráng lắm duy trì từ 10% còn 8-9% là quá quý rồi!
Vấn đề đặt ra là chúng ta có sách lược gì cho sắp tới, khi xu thế là thất thế? Giải pháp là nâng cao trình độ chế biến, là đa dạng hóa sản phẩm để thu hút người tiêu dùng và giữ vững khúc thị phần cấp cao. Nhưng điều lưu ý là tất cả những sản phẩm làm ra này trên nền tảng sử dụng tôm thương phẩm nguyên liệu giá cao. Giá cao vừa phải thì không sao, cao cả 1-2 USD/kg quả là rắc rối! Tôi chú ý coi các catalog giới thiệu sản phẩm các DN nhà trưng bày tại hội chợ. Sự đa dạng hóa sản phẩm rất rõ nét. DN chế biến tôm giờ làm thêm há cảo, xíu mại…; DN cá làm thêm nông sản, thêm bánh… Và tất cả là hàng chế biến cao. Và giá cũng cao! Làm sao giải quyết được vấn đề? Kết nối với chuyện “đi ăn dạo” để ít nhiều nắm bắt thị hiếu, xu thế người tiêu dùng, mẫu mã sản phẩm cũng là một cách. Nhưng tất cả suối, sông đổ ra biển; tất cả các giải pháp trên cần giải pháp căn cơ, bền vững là GIẢM GIÁ THÀNH TÔM NUÔI. Đây là câu chuyện rất cũ và rất thời sự!
Ecuador đã dũng cảm, đóng cửa nhà máy, bỏ việc nuôi tôm nhiều năm để lao vào nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ theo góc nhìn của họ. Tôm bố mẹ chất lượng cao và quy trình nuôi bền vững khiến họ trở thành giai thoại thế kỷ 21 này trong lĩnh vực con tôm, tốc độ tăng trưởng nhanh trong nhiều năm khiến sản lượng cao hàng đầu thế giới với giá thành rẻ nhất thế giới.
Còn ngành tôm chúng ta có thể là quá cẩn trọng. Chương trình gia hóa tôm bố mẹ, cá tra chắc đề ra cả hai thập kỷ rồi nhưng vẫn còn mò mẫm đường đi, thể hiện kết quả còn khiêm tốn về chất lượng lẫn số lượng! Chiến lược nuôi cũng không rõ ràng, khiến các địa phương, các trang trại, các hộ nuôi thật sự tự do đến tùy tiện trong việc đề ra các quy trình nuôi, không có chọn lọc kỹ lưỡng, và không cập nhật kịp thời với diễn tiến tình hình dịch bệnh, khiến tỉ lệ nuôi thành công chậm được cứu vãn.
Ecuador, cả nước gần như cơ bản một quy trình nuôi, thả thưa, coi trọng sức tải của môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, quy trình này ngành nuôi tôm chúng ta khó học hỏi, chỉ trừ vùng nuôi thưa ở Cà Mau và Bạc Liêu, hai địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước; chỉ riêng diện tích nuôi của Cà Mau còn lớn hơn diện tích nuôi cả nước Ecuador (220.000 hecta). DN tôm lớn nhất của họ đã có 17.000 hecta nuôi tôm; hai DN tiếp theo tương đồng, có khoảng 10.000 hecta. Với họ nuôi 10 hecta là nuôi nhỏ. Trong khi phổ biến nuôi ở ta trong khoảng 2-3 hecta, thậm chí nhỏ hơn theo xu thế tách thửa chia cho con cái trong từng hộ gia đình. Họ khuyến khích tích tụ đất đai cho nuôi lớn, thuận tiện tổ chức nuôi hoàn chỉnh, dễ trang bị cơ giới…
Luật đất đai chúng ta đã có điều chỉnh, tuy nhiên tích tụ đất đai ở ta rất khó trong thực tế. Từ đó, ít nhiều hạn chế việc hình thành trang trại nuôi lớn, có thể áp dụng chuẩn nuôi theo yêu cầu (ASC) để thu hút người tiêu dùng. Và hơn nữa, nuôi quy mô lớn mới có điều kiện tăng năng suất, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh. Tóm lại, tôm bố mẹ tốt, quy trình nuôi phù hợp thực tế, tích tụ đất để tăng quy mô nuôi là những nội dung để tháo gỡ giá thành tôm nuôi nêu trên.
Trong thực tế, các DN tôm gặp khó vì giá thành tôm của mình cao, khó cạnh tranh; nên phải tìm đường cứu mình, thông qua nhập tôm nguyên liệu giá rẻ từ các nước để chế biến, duy trì hoạt động, giữ chân người lao động. Có người cực đoan cho rằng việc nhập khẩu này là tác nhân làm giá tôm thương phẩm trong nước xuống thấp. Xin thưa, giá thương phẩm trong nước thấp như vậy, các DN đó còn chịu không nổi, mới xài hạ sách nhập tôm, chớ thực tình cách đó đâu bền vững, đâu ai muốn.
Từ đó, cho thấy cần đánh động mạnh hơn thông tin tôm giá rẻ các nước đang ra sao để người nuôi tôm chúng ta có ý thức hơn trong tính toán vụ nuôi giảm thiểu rủi ro; đánh động mạnh hơn để các vị có trách nhiệm có ý thức hơn trong việc đề ra chiến lược cho lâu dài và cần nhất là sách lược trước mắt; ít ra là tăng cường giải pháp kiểm soát con giống trong thời điểm này. Thật ra, chiến lược, sách lược, giải pháp đã có rồi; nhưng diễn biến trong thực tế nhanh quá, sự tiên liệu chưa trọn, khiến mức độ khả thi thấp.
Nhìn lại hiện nay, phía sau không có gì to tát làm nền tảng cho cú hích; phía trước là núi cao trùng trùng! Ngành tôm mình quả là gay go, nhất là đang được “khuyến mại” mấy loại vi khuẩn gây bệnh tôm chưa có thuốc chạy chữa thỏa đáng, dù cơ quan chức năng đã hết sức lo lắng, triển khai nhiều hội thảo tìm hướng ra! Không lẽ ngồi chờ sung rụng, ngoài chuyện ứng phó mang tính chất chưa hẳn bền vững (bền vững là phải giám giá thành tôm nuôi); thôi, trước mắt, các DN cứ cử nhiều “tiểu thư” đi ăn dạo tất cả hội chợ thủy sản lớn nhỏ trên thế giới; và trên nền tảng biết mình biết người (dù chưa biết là biết bao nhiêu) mà liệu cơm gắp mắm! Gắp mắm thôi, vì gắp tôm khó quá, bởi giá cao! Còn tôi thì chỉ biết viết bài ca thán theo cái nhìn cá nhân, nhưng thiết nghĩ có còn hơn không, bởi ít ra còn qua đó tự động viên mình! Cố lên!
Boston, tháng 3/2024
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tích cực vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế và kỳ vọng có chuyến biển bội thu vào cuối năm, để có một cái Tết sung túc, đầy đủ hơn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
(vasep.com.vn) Trong một động thái quan trọng nhằm bảo vệ ngành đánh bắt quan trọng của Guam, Hội đồng Quản lý Nghề cá Khu vực Tây Thái Bình Dương đã công bố các biện pháp mới để tái thiết trữ lượng cá đáy, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự tham gia của cộng đồng vào việc thu thập dữ liệu và quản lý nghề cá.
(vasep.com.vn) Francisco Aldon là Giám đốc Điều hành của MarinTrust, một chương trình chứng nhận nguyên liệu biển quốc tế.
(vasep.com.vn) Ngành tôm của Ecuador đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024 đầy biến động và mặc dù có vị thế vững chắc trên thị trường, nhưng ngành này sẽ kết thúc với mức tăng trưởng hằng năm rất thấp hoặc không tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum có thể tìm đến đối thủ kinh tế lớn nhất của Washington vào thời điểm Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh.
(vasep.com.vn) Nếu như năm 2023, XK cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha vẫn chưa được đều đặn, năm 2024 các đơn hàng XK sang thị trường này đã thường xuyên hơn. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ sang Bồ Đào Nha trong năm 2024 chỉ đạt khoảng 10 triệu USD, tăng 379% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Hàng năm, USDA công bố các yêu cầu mua hàng mở đối với hơn 200 sản phẩm để phân phối thông qua các chương trình thực phẩm trong nước. Vào năm 2024, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chi gần 260 triệu USD cho thủy sản, phân bổ cho ít nhất 9 nhóm loài.
(vasep.com.vn) Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế đối với cá và hải sản từ Na Uy vào Liên minh Châu Âu sẽ chính thức có hiệu lực. Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán kéo dài giữa Na Uy và EU trong khuôn khổ thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA), có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2021 đến 30 tháng 4 năm 2028. Những hạn ngạch này được kỳ vọng sẽ tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Na Uy cũng như thị trường cá và hải sản tại Châu Âu.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy các khu vực bảo vệ biển quy mô lớn (MPAs) có thể làm tăng tỷ lệ bắt cá, ngay cả khi có sự lan tỏa ra ngoài ranh giới của các khu vực này, đặc biệt là đối với các loài di cư như cá ngừ mắt to.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn