Góp ý về định mức chi phí tái chế (Fs)
(1) Định mức Fs trong dự thảo được tính toán dựa vào các nghiên cứu tham vấn có kết quả chênh lệch nhau rất lớn, do vậy không có độ tin cậy. Theo Tài liệu thuyết minh đính kèm Dự thảo, Fs được tính là giá trị trung bình giữa hai kết quả: Đề xuất của các chuyên gia Tổ chức IFC và WWF và Đề xuất của Hiệp hội tái chế chất thải Việt Nam. Hai đề xuất này có sự khác nhau rất lớn về các chi phí cấu thành.
Hơn nữa, Fs đề xuất trong dự thảo chưa hợp lý và đang cao hơn nhiều so với mức trung bình của các nước khác, khi chỉ tính trung bình của 2 nghiên cứu có đề xuất Fs cao nhất, bỏ qua 2 nghiên cứu khác có Fs thấp hơn nhiều.
Các hiệp hội đề xuất Ban soạn thảo kiểm tra lại tính hợp lý của các số liệu trong các nghiên cứu. Đề xuất cho các Hiệp hội được tiếp xúc với toàn văn 2 nghiên cứu để có góp ý cụ thể. Đưa thêm các đề xuất Fs từ 2 nghiên cứu của Đại học Kinh tế Quốc dân và Liên minh Tái chế Việt nam vào xem xét. Chỉ sử dụng các số liệu hợp lý, được thẩm tra kỹ, để tính toán Fs.
(2) Công thức tính Fs như trong dự thảo hiện nay hoàn toàn bỏ qua yếu tố lợi nhuận của doanh nghiệp tái chế từ vật liệu tái chế, hay giá trị thu hồi của bao bì. Do vậy, Fs đề xuất chưa theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn do chưa trừ đi giá trị vật liệu thu hồi được.
- Dự thảo đề xuất hệ số Fs là 0,3 cho giấy, chai PET và nhôm; Fs 0,5 cho sắt thép để giảm bớt Fs cho các vật liệu có giá trị thu hồi cao. Đề xuất hệ số Fs này không hợp lý vì đối với vật liệu như sắt thép, nhôm, bao bì giấy, chai nhựa cứng (PET), phương tiện giao thông, các nhà tái chế các vật liệu này đều có lãi, do giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế. Các vật liệu này đang tạo công ăn việc làm và lợi nhuận cho nhiều người lao động và doanh nghiệp tái chế, và hầu như được thu gom hết nên rất ít có nguy cơ với môi trường. Do vậy, sẽ không hợp lý nếu yêu cầu nhà sản xuất đóng góp để hỗ trợ nhà tái chế trong khi các đơn vị tái chế đó đang có lãi. Hơn nữa, đây là các bao bì, sản phẩm mà giá trị vật liệu thu hồi được cao hơn chi phí tái chế, cho nên theo nguyên tắc kinh tế tuần hoàn, hệ số Fs phải bằng 0.
Thuyết minh Dự thảo xếp loại phương tiện giao thông vào nhóm sản phẩm chưa có công nghệ tái chế phổ biến ở Việt Nam. Nội dung này chưa phù hợp do Dự thảo đang tính định mức chi phí tái chế cho phương tiện giao thông được tạm tính trên hoạt động tháo dỡ, phân loại thiết bị và tái chế sắt, thép. Theo đó, phạm vi tái chế được hỗ trợ chỉ giới hạn ở hoạt động tháo dỡ, phân loại thiết bị và tái chế sắt, thép –là các hoạt động hiện nay đã có công nghệ xử lý ở Việt Nam. Các công nghệ tái chế đối với các sản phẩm phức tạp ngoài sắt, thép chưa phổ biến ở Việt Nam hiện chưa bao gồm trong cách tính chi phí tái chế được đề xuất tại Dự thảo.
Thuyết minh Dự thảo giải thích việc áp dụng hệ số 1.0 đối với phương tiện giao thông để khuyến khích doanh nghiệp tái chế chính thức có thể cạnh tranh, thu mua được phế liệu tương ứng làm đầu vào cho hoạt động sản xuất, cũng không có tính thuyết phục do chi phí để tính Fs trong Dự thảo hiện không bao gồm chi phí thu mua.
Thuyết minh Dự thảo giải thích hệ số điều chỉnh khuyến khích nhà sản xuất chuyển hướng sang sử dụng các vật liệu có thể được phân loại, tái chế dễ dàng hơn thì sẽ có định mức chi phí tái chế thấp hơn. Tuy nhiên, điều này chưa được thể hiện trong dự thảo khi hệ số điều chỉnh ở mức cho các sản phẩm như màn hình, phương tiện giao thông có thành phần chính là kim loại, nhựa... đều là những vật liệu dễ dàng tái chế.
Các hiệp hội đề xuất:
Áp dụng hệ số 0 cho các vật liệu có giá trị thu hồi được cao hơn chi phí tái chế (như mô hình Na Uy và Đan Mạch), bao gồm bao bì giấy, bao bì nhựa cứng, bao bì kim loại, thiết bị điện - điện tử và phương tiện giao thông. Đối với các vật liệu khác: Fs = Chi phí tái chế x 110% - giá trị sản phẩm tái chế thu hồi được.
Đối với bao bì giấy hỗn hợp, bao bì đơn vật liệu mềm và đa vật liệu mềm: Kiến nghị sử dụng Fs là mức trung bình đề xuất của Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam)
(3) Hiện Điều 3 của Dự thảo quy định: “Fs bao gồm cả chi phí quản lý hành chính 3%.” Điều 4 quy định: “Fs bao gồm 3% là chi phí quản lý hành chính hỗ trợ xử lý chất thải”. Qui định tại 2 điều trên không phù hợp với quy định tại Luật Bảo vệ Môi trường và Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Do vậy, các hiệp hội đề xuất: Bỏ chi phí quản lý hành chính ra khỏi định mức Fs.
(4) Đánh giá nguy cơ tác động tiêu cực tới giá cả và người tiêu dùng và sức cạnh tranh của doanh nghiệp tại Việt Nam:
Các định mức Fs rất cao như đề xuất trong dự thảo có thể dẫn đến nguy cơ gây tăng giá lớn đối với rất nhiều sản phẩm, hàng hóa. Ví dụ giá có thể tăng thêm 1,36% với nước uống đóng chai; 0,6% với bia lon; 0,2% đối với bịch sữa, gây khó khăn cho doanh nghiệp cũng như cho người tiêu dùng, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
Việc chi phí chênh lệch nhau gấp nhiều lần cho cùng 1 hạng mục giữa 2 nghiên cứu tham vấn kể trên, một nghiên cứu bị điều chỉnh số liệu tăng nhiều lần giữa 2 lần báo cáo, chỉ dùng 2 nghiên cứu có Fs cao để tính toán, không tính đến 2 nghiên cứu có Fs thấp có thể là nguyên nhân dẫn đến Fs đề xuất cao hơn nhiều so với trung bình các nước như nêu trong nghiên cứu của PRO, sẽ rất bất lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt nam.
4 kiến nghị để triển khai thực hiện EPR hiệu quả và giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp:
1. Kiến nghị trong hai năm đầu tiên (2024 và 2025), tập trung vào hướng dẫn thi hành, chưa áp dụng xử phạt, chỉ truy thu khoản nộp thiếu nếu doanh nghiệp kê khai chưa đủ hoặc chưa đúng, trừ trường hợp cố tình không kê khai hoặc cố tình gian lận. Nguyên nhân: vì EPR là một chính sách rất mới, đa số các nước Châu Á còn chưa áp dụng bắt buộc, việc thực thi cho hàng ngàn loại bao bì, sản phẩm là rất phức tạp, cần hướng dẫn chi tiết, nhiều loại bao bì, sản phẩm còn chưa có công nghệ tái chế, chưa có nhà tái chế nên nhiều doanh nghiệp không có sẵn giải pháp. Nếu áp dụng ngay việc xử phạt với mức phạt rất cao sẽ rất khó khăn và bất cập cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp chưa được hướng dẫn đầy đủ về quy định mới.
2. Kiến nghị cho phép các doanh nghiệp thực hiện kết hợp cả hình thức tự tái chế và nộp tiền hỗ trợ tái chế trong cùng năm, thay vì bắt buộc chọn một trong 2 hình thức. Thực tế, nhiều loại bao bì, sản phẩm hiện chưa có giải pháp tái chế hiệu quả, ví dụ bao bì giấy hỗn hợp, pin lithium... Các doanh nghiệp vẫn đang tìm giải pháp tái chế phù hợp, quá trình này có thể mất nhiều thời gian để thử nghiệm, và trong khi thử nghiệm, chưa thể xác định được số lượng được tái chế. Hơn nữa, khi chưa có giải pháp tái chế phù hợp, thì Quỹ BVMT cũng không thể hỗ trợ cho giải pháp tái chế từ tiền đóng của DN được. Điều này không phù hợp với thực tiễn, sẽ gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện, và không khuyến khích được ngành công nghiệp tái chế phát triển.
3. Kiến nghị thay đổi cách nộp quỹ, theo đó sẽ quyết toán theo số lượng thực tế khi kết thúc năm, thay vì tạm ứng trước vào đầu năm, để vừa thực hiện đầy đủ trách nhiệm với môi trường vừa giảm được khó khăn cho doanh nghiệp.
Về vấn đề này, Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã ghi nhận và cho biết phải trình Chính phủ xem xét. Các doanh nghiệp rất mong muốn Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ cho phép thay đổi, hoặc trình Chính phủ cho phép, vì việc nộp tiền cho các sản phẩm, bao bì nhập khẩu và sản xuất trong năm 2024 vào năm 2025 là phù hợp với Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Điều 81, khoản 3, mục a quy định “Việc kê khai số tiền đóng góp tài chính được tính theo khối lượng sản xuất, đưa ra thị trường và nhập khẩu sản phẩm, bao bì của năm liền trước”, do đó có thể thay đổi hướng dẫn thi hành Nghị định ở cấp Thông tư.
Thêm vào đó, đề xuất này cũng phù hợp với Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 21/4/2023 của Chính phủ chỉ đạo: “Hỗ trợ giảm chi phí cho doanh nghiệp”, “triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất…” để hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đặc biệt khó khăn như hiện nay.
4. Kiến nghị cần có chính sách ưu đãi cho bao bì thân thiện với môi trường hoặc sử dụng vật liệu tái chế:
- Đối với phần bao bì sản phẩm đã sử dụng vật liệu tái chế, đề nghị cần có chính sách và quy định cụ thể về việc ưu đãi miễn giảm trong đóng góp hỗ trợ tái chế để tạo đầu ra cho thị trường vật liệu tái chế và thúc đẩy kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, đề nghị đối với phần bao bì đã sử dụng vật liệu tái chế được tính hệ số điều chỉnh Fs bằng 0 và được tính là doanh nghiệp đã thực hiện trách nhiệm tái chế.
Điều này sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng vật liệu tái chế trong bao bì, gia tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phụ thuộc vào nguồn vật liệu nguyên sinh trong sản xuất, tạo đầu ra cho ngành tái chế và giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành tái chế ở Việt Nam, mang tính quyết định trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn.
Cần xây dựng cơ chế ưu tiên/ khuyến khích đối với các loại nguyên vật liệu thân thiện với môi trường làm bao bì, cụ thể đề nghị được tính hệ số Fs 0,5. Một trong hai yếu tố quan trọng của chính sách EPR là cơ chế khuyến khích (incentives) đối với các nhà sản xuất đã cân nhắc các yếu tố bảo vệ môi trường trong thiết kế sản phẩm (design of products). Quan điểm này được tổ chức OCED khuyến nghị, được công nhận và áp dụng rộng rãi trong thực thi chính sách EPR. Ví dụ, năm 2012, Đài Loan đã cho phép giảm 30% phí EPR đối với các sản phẩm được dán nhãn thân thiện với môi trường. Hoặc EU có chính sách giảm từ 50% đến 130% phí EPR đối với các loại bao bì có khả năng tái chế.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn