Cụ thể, đối với các địa phương, doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu tổ chức nghiên cứu, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại kế hoạch ngành tôm năm 2019; đồng thời, tăng cường hợp tác, liên kết trong chuỗi giá trị tôm, coi đây là yếu tố sống còn để hạ giá thành, nâng cao chất lượng, giá trị.
Các địa phương, doanh nghiệp cần áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác ở tất cả các khâu của các loại hình sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất, giữ được môi trường sinh thái, tạo ra sản phẩm tốt nhất, bền vững nhất.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng yêu cầu địa phương, doanh nghiệp tăng cường kiểm soát chất lượng của toàn chuỗi giá trị từ con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, đến quy trình sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc và sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Đồng thời, các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến chế biến sâu, tận dụng tối đa công suất của các nhà máy hiện có để tạo ra sản phẩm tôm có giá trị gia tăng cao, đa dạng, phù hợp với người tiêu dùng; tiếp tục phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tôm, củng cố thị trường truyền thống, mở các thị trường mới.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng đề nghị các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trong phối hợp, hỗ trợ ngành tôm phát triển bền vững.
Cụ thể, Bộ trưởng giao Tổng cục Thủy sản tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của địa phương, doanh nghiệp... để có biện pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời; giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đề xuất ngay các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ tôm, đặc biệt là các giải pháp phát triển xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2018 trước bối cảnh nguồn cung thế giới tăng cao do được mùa, giá tôm sụt giảm từ 10 - 30% nhưng ngành tôm Việt Nam đã kịp thời có giải pháp ứng phó, chia sẻ khó khăn, ổn định sản xuất, giữ vững nhịp độ tăng trưởng. Qua đó, sản lượng tôm nước lợ đạt trên 762.000 tấn, tăng 6,3% so với năm 2017, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
Năm 2019, ngành tôm được dự báo là sẽ đối mặt với những thách thức mới như: tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự báo sẽ sụt giảm, dẫn đến lượng tiêu thụ tôm có thể giảm trong khi lượng tôm tồn kho vẫn còn. Biến đổi khí hậu và thời tiết đang có những diễn biến khó lường như hiện tượng El nino, hạn hán, xâm nhập mặn... có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất tôm. Bên cạnh đó, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ có tác động đến các thị trường nhâp khẩu tôm của Việt Nam.
Bên cạnh những thách thức, ngành tôm vẫn có cơ hội với nền tảng về tiềm năng, lợi thế tự nhiên, với đội ngũ doanh nghiệp có hơn 20 năm kinh nghiệm từ sản xuất đến chế biến xuất khẩu. Cùng đó, với sự quyết tâm vào cuộc đồng bộ của toàn hệ thống từ Trung ương đến địa phương; những quy định mới, tiến bộ, phù hợp với thực tế của Luật Thủy sản 2017 sẽ tạo đà cho sản xuất phát triển. Ngoài ra, các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết có hiệu lực sẽ mở rộng cơ hội về thị trường cho sản phẩm tôm.
Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.
(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.
Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn