Theo nghiên cứu, các khoản trợ cấp chủ yếu đến từ các quốc gia phát triển, nhưng chúng gây hại một cách không cân xứng cho vùng biển của các nước đang phát triển. Các khoản trợ cấp bao gồm chiết khấu nhiên liệu, miễn thuế, hỗ trợ đóng tàu, tiếp thị và đầu tư cơ sở hạ tầng chế biến. Các khoản trợ cấp khiến các tàu ra khơi đánh bắt kể cả khi đánh bắt không mang lại lợi nhuận. Theo các nhà khoa học, khoản trợ cấp không đúng cách làm tăng đánh bắt không bền vững và khai thác bất hợp pháp.
Ước tính có khoảng 22,2 tỷ USD trợ cấp đã được cung cấp cho các đội tàu đánh cá trên thế giới vào năm 2018, với 5,3 tỷ USD hỗ trợ đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài và trong vùng đặc quyền kinh tế (lên đến 370 km tính từ bờ biển) của các quốc gia nước ngoài và Mỹ và 1 tỷ USD hỗ trợ đánh bắt cá ở biển khơi.
Ngành đánh bắt cá địa phương có thể bị ảnh hưởng khi những chiếc thuyền lớn được “trợ cấp"
Việc đánh bắt cá địa phương có thể bị ảnh hưởng khi những chiếc thuyền lớn, được “trợ cấp”, lấy đi toàn bộ cá và cơ hội sinh kế của ngư dân địa phương. Mất an ninh lương thực trở thành một vấn đề, đặc biệt là đối với các cộng đồng phụ thuộc nhiều vào đánh bắt cá để sinh tồn.
Chính sách sử dụng tiền để thúc đẩy đánh bắt cá không chỉ gây hại cho quần thể cá và khiến nhiều CO2 thải vào khí quyển thông qua nhiên liệu rẻ hơn, mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã cấm một phần trợ cấp nghề cá vào năm 2022, nhưng chỉ áp dụng đối với hoạt động đánh bắt trái phép và đánh bắt đối với trữ lượng khai thác quá mức. Các thành viên WTO sẽ họp lại vào tháng 2/2025 để đàm phán về những phần không được đưa vào thỏa thuận, bao gồm cả việc cấm tất cả các khoản trợ cấp có hại.
Theo số liệu của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO), trữ lượng cá có nguy cơ sụt giảm ở nhiều nơi trên thế giới do khai thác quá mức. Ước tính 34% trữ lượng toàn cầu bị đánh bắt quá mức so với 10% vào năm 1974, trữ lượng cá hồi Đại Tây Dương tự nhiên đã giảm xuống mức thấp nhất được ghi nhận và đang gần đạt tỷ lệ báo động.
Thuỳ Linh (Theo Foodingredient)
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.
(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2024, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm các sản phẩm mực. XK sang các thị trường chính cũng đều tăng so với cùng kỳ.
Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.
(vasep.com.vn) Cua tuyết sống ngày càng được quan tâm tại các thị trường châu Á, và việc tiếp cận thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà xuất khẩu Na Uy.
(vasep.com.vn) Nghiên cứu nhằm hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản áp dụng các phương thức bền vững hơn và giảm sự phụ thuộc vào thức ăn có nguồn gốc từ biển
TPO - Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Lực lượng Biên phòng Australia đã thiết lập một hoạt động mới nhằm vào các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc, nơi ngày càng có nhiều tàu đánh bắt cá bất hợp pháp của Indonesia bị phát hiện trong những tháng gần đây.
Ngày 16-12, UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết vừa phối hợp với chùa Tâm Thành (xã Phú Cường, huyện Tam Nông) thả trên 220kg cá chép đang mang trứng xuống sông Tiền. Vị trí thuộc phường An Thạnh, TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), đây là khu vực lưu giữ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn