Tăng thu nhập từ phụ phẩm

Sản xuất 08:19 14/09/2022
Phụ phẩm từ ngành nông nghiệp có giá trị rất lớn, nếu ứng dụng công nghệ xử lý sẽ tạo ra nhiều sản phẩm giá trị cao, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Dư địa chế biến sâu cho ngành này còn rất lớn và cần được nhà nước, doanh nghiệp quan tâm đầu tư

Báo cáo điều tra sinh khối ở Việt Nam do Ngân hàng Thế giới thực hiện và số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2020 cho thấy tổng khối lượng phụ phẩm nông nghiệp là khoảng 156,8 triệu tấn.

Nguồn tài nguyên bị bỏ quên

Trong đó, lĩnh vực trồng trọt chiếm hơn 88,9 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ các loại cây trồng và phụ phẩm sau quá trình chế biến; lĩnh vực chăn nuôi khoảng 61 triệu tấn (phân gia súc, gia cầm…); lâm nghiệp khoảng trên 5,5 triệu tấn từ mùn cưa trong quá trình chế biến và vỏ cây sau thu hoạch; lĩnh vực thủy sản khoảng trên 1 triệu tấn từ quá trình chế biến...

Những năm gần đây, nhiều công ty chế biến thủy sản đã đầu tư công nghệ vào chế biến phụ phẩm mang lại giá trị cao. Chẳng hạn, tách chiết các hợp chất sinh học cho công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm (tách chiết chitin, chitosan từ vỏ tôm; collagen và gelatin từ da cá tra...); làm thức ăn chăn nuôi như bột protein, dầu cá, dịch protein thủy phân, làm phân bón hữu cơ…

Việt Nam là 1 trong 5 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, nguồn nguyên liệu chủ yếu tập trung tại ĐBSCL. Tuy nhiên, chỉ 55%-65% con tôm được sử dụng, trong khi phụ phẩm chiếm 35%-45% trọng lượng. Phụ phẩm này chứa các chất dinh dưỡng có thể ứng dụng cho nhiều ngành: đầu và vỏ tôm chứa tới 45% protein, 22% khoáng, 17% chitin, 8% lipid... Từ đầu và vỏ tôm có thể chiết xuất được nhiều nguyên liệu cơ bản như nguyên liệu thực phẩm (dầu tôm, nước mắm tôm...), polymer sinh học (chitin, chitosan...) và nhiều chất dinh dưỡng khác (peptide, khoáng, astaxanthin...).

Nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm của ngành thủy sản bằng công nghệ cao thì có thể thu về 4-5 tỉ USD/năm. (Ảnh minh họa)

PGS-TS Phạm Anh Tuấn, Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, đánh giá hiệu quả khai thác, xử lý phụ phẩm nông - lâm - thủy sản tại Việt Nam chưa cao. Năm 2020, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD. Nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng công nghệ cao thì có thể thu về 4-5 tỉ USD…

Vài năm trở lại đây, tỉnh Bến Tre đã tận dụng tốt phụ phẩm từ ngành chế biến dừa để biến thành sản phẩm có giá trị. Đơn cử, tỉnh đã đầu tư công nghệ để biến mụn dừa thành sản phẩm đất sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc này đã hạn chế tình trạng gây ô nhiễm môi trường, nâng giá trị hữu dụng của mụn dừa khi đã trở thành sản phẩm đất sạch (giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 18.000 đồng/kg). Theo Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, sản phẩm đất sạch này không chỉ dùng trồng rau an toàn và trồng hoa kiểng, phục vụ các khu nông nghiệp công nghệ cao mà còn có thể xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các phụ phẩm trong nông nghiệp còn có thể dùng làm điện sinh khối. Các địa phương ở ĐBSCL đã có nhiều dự án điện trấu với tổng quy mô công suất khoảng 100 MW, gồm: Tiền Giang (2 dự án), Đồng Tháp (3), Cần Thơ (3) Kiên Giang (1), Hậu Giang (1).

Chế biến thành chính phẩm

Để gia tăng hiệu quả sử dụng phụ phẩm nông nghiệp, nhiều doanh nghiệp kiến nghị nhà nước cần đổi mới về cơ chế, chính sách thông qua việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu trang thiết bị và công nghệ. Từ đó, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực thu gom, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chế biến các phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi nhằm kết nối chuỗi giá trị gia tăng trong nông nghiệp. Mặt khác, cần nghiên cứu phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới để áp dụng hiệu quả trong lĩnh vực xử lý, chế biến phụ phẩm nông nghiệp.

GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ, dẫn chứng: "Hạt nhãn, hạt vải thiều… có rất nhiều công dụng mà chúng ta chưa khai thác hết. Hai loại hạt này không chỉ làm phân bón mà còn có thể chế biến làm thức ăn cho gia súc, thậm chí làm thực phẩm chức năng… Chúng ta đang để lãng phí chúng. Việc thu gom, tái sử dụng các loại phụ phẩm trong nông nghiệp không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn giúp nông dân có cơ hội làm giàu".

Trong khi đó, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, cho rằng hầu như các doanh nghiệp ở ĐBSCL chỉ bán gạo, chưa bán các phụ phẩm như: cám, tấm, vỏ trấu ra nước ngoài. Những phụ phẩm và phế phẩm này hoàn toàn có thể chế biến sâu thành chính phẩm và bán giá cao.

"Nếu phân bổ lại lợi nhuận, tổ chức lại sản xuất sao cho giảm giá thành, đồng thời tạo điều kiện đưa khoa học kỹ thuật phục vụ chế biến sâu phụ phẩm và phế phẩm thành chính phẩm thì hoàn toàn có thể giúp người dân trồng lúa tăng thu nhập thêm gấp 3 lần hiện nay" - ông Huỳnh Văn Thòn tin tưởng.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, thời gian tới, ngành cần tập trung để khai thác được hết tiềm năng, lợi thế từ phụ phẩm nông nghiệp. Trong đó, phải xác định phụ phẩm nông nghiệp không phải là thứ bỏ đi, mà đầu ra của lĩnh vực sản xuất này sẽ là đầu vào của lĩnh vực sản xuất khác, mang lại giá trị cao hơn và tạo thành chuỗi nông nghiệp tuần hoàn.

Thùy Linh (Theo báo Người lao động

Bạn đang đọc bài viết Tăng thu nhập từ phụ phẩm tại chuyên mục Sản xuất của Hiệp hội VASEP
phu pham tu nganh nong nghiep

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  14:07 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

ASPA đề xuất cấm nhập khẩu tôm Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức

 |  08:58 02/05/2024

(vasep.com.vn) Hiệp hội Chế biến tôm Mỹ (ASPA) đã trình yêu cầu lên Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) về việc cấm nhập khẩu tôm từ Ấn Độ được sản xuất bằng lao động cưỡng bức, theo quy định của mục 307, Đạo luật thuế quan năm 1930.

Nga trợ cấp vận tải đường sắt trong nước để thúc đẩy tiêu thụ thủy sản nội địa

 |  08:49 02/05/2024

(vasep.com.vn) Vận tải đường sắt nội địa của Nga chở các sản phẩm thủy sản từ vùng Viễn Đông đến miền Trung đã tăng đáng kể trong quý 1/2024. Chính phủ Nga đã trợ cấp vận chuyển thủy sản đông lạnh bằng đường sắt từ khu vực đánh bắt trọng điểm trong một nỗ lực rõ ràng nhằm khuyến khích tiêu dùng nội địa trong bối cảnh hạn chế xuất khẩu ngày càng tăng.

Giá surimi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2024

 |  08:44 02/05/2024

(vasep.com.vn) Thời kỳ khó khăn trên thị trường surimi cá minh thái vẫn tiếp tục đối với các nhà sản xuất Mỹ, nhưng mọi thứ đã thay đổi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng giá trước đó. khi mà tập đoàn Pacific Andes bùng nổ giữa cuối năm 2015 và 2017.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC