Ông Nguyễn Duy Quang - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa cho biết, năm 2024, Khánh Hòa có tổng diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 3.864 ha với tổng sản lượng đạt 22.570 tấn.
Trong đó, tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm với tổng số lồng thả nuôi là 99.790 ô lồng và sản lượng đạt 3.300,9 tấn. Tiếp đến là cá chẽm, cá mú, cá bớp, cá hồng, cá chim trắng, cá bè với sản lượng 9.258,7 tấn.
Nhiều doanh nghiệp và hộ dân ứng dụng công nghệ nuôi lồng bằng vật liệu mới HDPE đạt hiệu quả cao về sản lượng trong nuôi biển.
Ngoài ra còn có rong biển với diện tích thả khoảng 131,5 ha, sản lượng 1.018,5 tấn (rong sụn 302,5 tấn, rong nho 716 tấn). Cùng với đó là các đối tượng khác cũng mang lại hiệu quả kinh tế như tu hài, vẹm xanh, ngao hai cùi…
Theo ông Nguyễn Duy Quang, một số vùng nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Khánh Hòa đã sớm tiếp cận công nghệ nuôi biển theo quy mô công nghiệp bằng lồng HDPE.
Cụ thể, năm 2000, Công ty TNHH Ngọc Trai đã đầu tư nuôi cá biển bằng lồng tròn HDPE tại xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh. Năm 2006, Công ty TNHH Marine Farms ASA Việt Nam (Na Uy) và năm 2007, Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam bắt đầu đầu tư thiết bị và công nghệ nuôi cá biển bằng lồng HDPE quy mô công nghiệp ở vịnh Vân Phong.
Năm 2013, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cũng triển khai dự án trình diễn nuôi biển theo quy mô công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Năm 2020, ông Nguyễn Xuân Hòa (thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh) bắt đầu tiếp cận và đầu tư nuôi cá biển bằng lồng tròn HDPE ở vịnh Vân Phong. Những đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân tiên phong nuôi biển theo quy mô công nghiệp bằng lồng HDPE trên biển tại Khánh Hòa đều đạt hiệu quả kinh tế cao.
Cụ thể, Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam có diện tích nuôi cá chẽm xa bờ 384 ha với hơn 51 lồng nuôi đạt sản lượng trung bình 250-300 tấn cá/lồng. Trung tâm nuôi biển công nghệ cao thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I chủ yếu nuôi cá chim vây vàng với 42 lồng đạt sản lượng 200 tấn/năm…
“Việc ứng dụng công nghệ nuôi lồng bằng vật liệu mới HDPE, vừa thích ứng với việc biến đổi khí hậu, vừa phù hợp với cảnh quan gắn với bảo vệ môi trường để nuôi cá biển cho sản lượng lớn hiện đang được hướng dẫn khuyến khích phát triển” - ông Nguyễn Duy Quang nhận định.
Tôm hùm là đối tượng nuôi biển trọng điểm của tỉnh Khánh Hòa.
Cũng theo Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Khánh Hòa, năm 2023, với sự hỗ trợ của Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup, đã hỗ trợ 10 hộ dân tiên phong ứng dụng công nghệ cao vào nuôi biển ở vịnh Cam Ranh. Sau 1 năm triển khai, 10 hộ tham gia nuôi tôm hùm, cá biển bằng lồng HDPE đều thu được lợi nhuận cao hơn so với việc nuôi bằng lồng bè gỗ truyền thống.
“Đây là cơ sở quan trọng để người dân thay đổi phương thức sản xuất trong nuôi biển, gắn với bảo vệ môi trường nuôi; giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh; làm đẹp cảnh quan, có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái”- ông Nguyễn Duy Quang chia sẻ.
Nhằm tiếp tục triển khai việc mở rộng mô hình thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao giúp người dân nuôi biển từng bước chuyển đổi từ lồng nuôi truyền thống sang lồng nuôi bằng vật liệu mới (HDPE, FRP…) hiện nay, Sở NN&PTNT và các địa phương đang phối hợp Quỹ Thiện Tâm tiếp tục triển khai lắp đặt lồng nuôi bằng vật liệu mới (HDPE, FRP…) cho 70 hộ trải đều tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh từ nguồn kinh phí hỗ trợ của Quỹ.
Lồng nuôi bằng vật liệu mới đang phát huy tính khả dụng và hiệu quả trong nuôi biển công nghệ cao.
Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, theo số liệu về kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng trưởng qua các năm, nếu khai thác tốt tiềm năng lợi thế biển của địa phương, đồng thời các chính sách khuyến khích phát triển phù hợp, năm 2025 có khả năng Khánh Hòa sẽ thu về gần 1 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Duy Quang nhận định, nghề nuôi trồng thủy sản đòi hỏi mức đầu tư lớn, mức độ rủi ro cao nên khó khăn trong việc tiếp cận các chính sách; chưa có chính sách cụ thể về hỗ trợ một lần sau đầu tư để khuyến khích chuyển đổi mô hình nuôi truyền thống sang mô hình nuôi biển công nghệ cao.
Nhằm triển khai thực hiện Quyết định số 231/TTg-CP ngày 24/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa, hiện nay ngành nông nghiệp đang khẩn trương tham mưu tỉnh xây dựng các chính sách để khuyến khích chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao và sử dụng vật liệu mới.
Trong đó có chính sách hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động làm việc trên lồng bè nuôi trồng thuỷ sản và trên các phương tiện phục vụ cho hoạt động nuôi trồng thuỷ sản trên biển; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm rủi ro thiên tai đối với đối tượng thuỷ sản nuôi trên biển; hỗ trợ kinh phí chuyển đổi lồng nuôi sử dụng vật liệu truyền thống sang lồng nuôi sử dụng vật liệu mới.
Khánh Hòa đang xây dựng các chính sách để khuyến khích chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao và sử dụng vật liệu mới.
Đồng thời, triển khai các giải pháp và các chương trình, đề án, dự án để thực hiện như đầu tư hạ tầng vùng nuôi; quản lý và tổ chức sản xuất; kêu gọi đầu tư về thức ăn, con giống, công nghệ nuôi, công nghệ hỗ trợ và dịch vụ nuôi biển; quan trắc môi trường, phòng chống dịch bệnh; đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường...
Bên cạnh đó, triển khai thực hiện Nghị quyết số 55/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa; trong đó có cơ chế chính sách về giao khu vực biển và miễn giảm thuế cho các tổ chức cá nhân hoạt động nuôi trồng thủy sản trên biển.
“Các chính sách phát triển thủy sản hiện có và đang được xây dựng, sau khi hoàn thiện ban hành sẽ tạo điều kiện pháp lý, môi trường thuận lợi, hỗ trợ ngư dân phát triển nuôi trồng thủy sản mạnh và bền vững, đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới” - ông Nguyễn Duy Quang cho hay.
Theo Kinh tế đô thị
(vasep.com.vn) Thị trường hải sản bền vững tại Anh và Ireland đang chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, với chi tiêu của người tiêu dùng cho các sản phẩm được chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council) tăng 12% trong năm qua, đạt mức kỷ lục 1,5 tỷ bảng Anh. Những con số này không chỉ phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của chứng nhận sinh thái, mà còn chứng minh rằng người tiêu dùng đang trở nên nhận thức rõ hơn về việc lựa chọn các sản phẩm hải sản từ nguồn gốc có trách nhiệm.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong lượng nhập khẩu hàu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia cung cấp chủ yếu, đặc biệt là Pháp. Dữ liệu hải quan chính thức cho thấy Trung Quốc chỉ nhập khẩu 1.570 tấn hàu trong năm 2024, giảm mạnh so với 2.090 tấn vào năm 2023 và 2.130 tấn vào năm 2022.
Ðóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh, những năm qua cộng đồng doanh nghiệp (DN) không ngừng nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế tỉnh. Năm 2025 được dự báo với nhiều thời cơ, vận hội nhưng thách thức cũng không nhỏ, nhiều DN đang kỳ vọng vào năm mới thắng lợi.
(vasep.com.vn) Một tuyên bố chính trị cấp cao được các Bộ trưởng từ 06 quốc gia Tây Phi ủng hộ tại một cuộc họp quan trọng ở Liberia vào tháng 12/2024 được coi là một bước đi quan trọng và lời kêu gọi hành động trong nỗ lực chống lại nạn đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trong khu vực.
Khóa học giúp doanh nghiệp thiết lập kế hoạch phòng vệ thực phẩm hiệu quả trong doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tránh tình trạng bị lưu hạng hoặc từ chối nhập khẩu do không đúng qui định.
(vasep.com.vn) Nhu cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở châu Âu đang gia tăng mạnh mẽ, khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc lựa chọn hải sản bền vững. Theo Hệ thống Thông tin Thương mại Cá và Nghề cá Toàn cầu (FAO-Globefish) thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ vẫn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường.
(vasep.com.vn) Mức giá hiện tại đối với cá minh thái bỏ đầu và ruột (H&G) của Nga không hợp lý khi xét đến mức giá thị trường của cá phi lê đông lạnh một lần.
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump luôn cứng rắn với những chính sách đặt nước Mỹ lên hàng đầu, đặc biệt là đối với nền kinh tế. Sức ảnh hưởng của “đồng đô la” có tác động mạnh mẽ đến hàng loạt các mặt của các nền kinh tế khác trên thế giới. XK thủy sản, trong đó có cá tra Việt Nam không phải ngoại lệ.
(vasep.com.vn) Theo Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm của Ecuador vẫn ổn định vào năm 2024 ở mức 1,21 triệu tấn do tăng trưởng mạnh ở các thị trường mới nổi bù đắp cho nhu cầu yếu hơn từ Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát gần đây do Forsea Foods Ltd., công ty tiên phong trong lĩnh vực hải sản nuôi cấy, cho thấy người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng cởi mở với cá chình nuôi như một giải pháp thay thế bền vững và tiết kiệm chi phí cho nguồn cá chình tự nhiên đang ngày càng suy giảm. Cuộc khảo sát, được thực hiện vào tháng 1 năm 2025 với 2.000 người tham gia, làm nổi bật tiềm năng của cá chình nuôi cấy trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt tại Nhật Bản, nơi tiêu thụ gần một nửa nguồn cung cá chình nước ngọt toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn