Phát triển chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản với sự dẫn dắt của HTX

Sản xuất 09:33 03/02/2025 Bảo Ngọc
Nuôi trồng thủy hải sản có những lợi thế, tiềm năng về kinh tế, xuất khẩu. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất theo quy mô hộ thì sẽ khiến người dân gặp rất nhiều bất cập trong đầu tư. Do đó, liên kết sản xuất theo quy trình chuẩn và phát triển thành các chuỗi giá trị với sự tham gia của HTX - doanh nghiệp được coi là hướng đi hiệu quả hơn cả.

Đồng bằng sông Cửu Long được coi là vựa thủy sản của cả nước khi sản xuất hơn 3,1 triệu tấn sản phẩm thủy sản hàng năm, chiếm 70% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.

Chi phí cao, lợi nhuận thấp

Tuy nhiên, theo thống kê, khoảng 2 năm về trước, nuôi tôm theo hình thức nông hộ với quy mô nhỏ chiếm 90% diện tích nuôi, nuôi cá tra theo hình thức nông hộ với quy mô nhỏ chiếm khoảng 35% diện tích toàn vùng.

Nuôi trồng theo hình thức hộ gia đình được đánh giá là manh mún, năng suất thấp. Công nghệ nuôi trồng của người dân lạc hậu vì hạn chế về khả năng tiếp cận vật tư đầu vào và dịch vụ tài chính. Đi liền với đó, sản xuất theo quy mô hộ khiến việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nuôi trồng thủy sản hiệu quả còn hạn chế, khó thích ứng với biến đổi khí hậu. Vì thế, lợi nhuận mang lại từ hoạt động nuôi trồng thủy sản còn thấp.

Những mô hình nuôi thủy sản theo chuỗi đang mở ra nhiều cơ hội cho người dân, doanh nghiệp, HTX.

Theo thống kê của Agriterra, chi phí nuôi nuôi trồng thủy sản, cụ thể là nuôi cá tra theo hộ gia đình là rất cao. Cụ thể là chi phí đầu tư bình quân/ha/vụ là 8,56 tỷ đồng (tương đương 26,96 tỷ đồng/vụ/hộ cho 3,14 ha).

Đi liền với đó là chi phí sản xuất cho sản phẩm cũng cao, lên đến 26.407 đồng/kg, trong khi giá bán trung bình chỉ khoảng 27.428 đồng/kg. Như vậy, biên độ lợi nhuận/ha rất thấp, chỉ đạt 3,7% tổng doanh thu.

Sản xuất theo quy mô hộ cho lợi nhuận thấp là vậy trong khi sản xuất bền vững đang là yêu cầu đặt ra của nhiều thị trường mà Việt Nam đang xuất khẩu thủy sản. Theo đại diện Công ty TNHH Thủy sản Lenger Việt Nam, nếu sản xuất thủy sản, cụ thể là sản xuất nghêu không thực hiện quản lý chặt chẽ từ nguồn giống mà nghêu giống được lấy từ nhiều nguồn khác nhau sẽ dẫn đến chất lượng giống không đồng đều, nghêu giống tự nhiên bị khai thác quá mức đến mức cạn kiệt.

Trong khi đó, nguồn giống nghêu của Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn. Nguồn giống chất lượng không đủ cung ứng phục vụ cho sản xuất đã ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Cả nước có hơn 500 trại giống, sản xuất 30 tỷ con giống, chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu giống.

Song song đó, nguồn gen của nghêu bị suy thoái, kích thước của nghêu ngày càng nhỏ. Quy hoạch vùng nuôi không rõ ràng, thiếu sự giám sát trong quản lý môi trường và chất lượng giống. Trong khi chuỗi cung ứng và tiêu thụ chưa được tổ chức tốt, thiếu thông tin thị trường.

Thúc đẩy liên kết chuỗi thông qua HTX

Việt Nam có tiềm năng to lớn để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản giúp cải thiện đời sống cho hàng triệu người nông dân. Nhưng ngành thủy sản cũng phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì mới có nhiều cơ hội phát triển.

Theo giới chuyên gia, để làm được điều này, điều quan trọng đầu tiên là thủy sản phải có kích cỡ phù hợp. Ngay như con nghêu phải có cỡ lớn. Đi liền với đó, thủy sản xuất bán phải đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, giá thành của các loài thủy sản khi đưa ra thị trường phải thấp thì mới đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước khác. Hiện, sản phẩm thủy sản của Việt Nam vẫn đang cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất giá rẻ, như Ấn Độ và Indonesia, gây áp lực lên vị thế thị trường của Việt Nam.

Phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hình thức liên kết dưới sự dẫn dắt của HTX và từ đó giúp HTX liên kết với doanh nghiệp đầu vào và đầu ra nhằm tạo thành chuỗi sẽ khắc phục được những nhược điểm mà ngành thủy sản đang gặp phải.

Điều thuận lợi là hiện nay đã có những mô hình chuỗi giá trị thủy sản và bước đầu mang lại những hiệu quả khá tích cực. Tiêu biểu như HTX thủy sản Toàn Thắng (Sóc Trăng) hiện chuyên sản xuất tôm sú và tôm thẻ chân trắng đạt tiêu chuẩn ASC. Sản phẩm của HTX được cung cấp cho thị trường nội địa trong đó có muối tôm OCOP 3 sao, 2 sản phẩm tiềm năng là bánh phồng tôm và tôm xẻ 1 nắng.

Ngoài ra, HTX còn tham gia xuất khẩu khi có vùng nuôi liên kết chuẩn ASC với Công ty cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi đảm bảo tôm được nuôi trong điều kiện tự nhiên, sản phẩm đầu ra không tồn dư kháng sinh đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế.

Theo Ths. Lâm Thái Xuyên, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú, hợp tác sản xuất theo chuỗi, cụ thể là thu hút nông dân vào các tổ hợp tác, HTX và liên kết với doanh nghiệp giúp mang đến nhiều lợi ích cho người sản xuất kinh doanh thủy sản.

Cụ thể là sẽ làm chung quy trình sản xuất; thực hiện mua chung, bán chung, làm chung từ đó giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Đặc biệt, liên kết sản xuất theo cách này sẽ gắn với chương trình nông thôn mới - tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp.

Theo Agriterra, tham gia chuỗi liên kết, 100% số hộ thành viên trong HTX được sử dụng thức ăn nuôi công nghiệp được mua từ các đại lý thức ăn địa phương, 82% số hộ được mua nợ thức ăn cho cá. Trong khi sản xuất theo mô hình nông hộ thì người dân phải trả thẳng chi phí mua thức ăn, thuốc hoặc nợ nhưng có tính lãi, từ đó gia tăng áp lực, giảm lợi nhuận của người sản xuất thủy sản.

Theo VnBusiness

nuoi trong thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 - dự báo 2025

 |  09:41 03/02/2025

Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.

Indonesia là quốc gia đầu tiên áp dụng Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc GDST

 |  09:33 03/02/2025

(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.

Nuôi cá đặc sản thu tiền tỷ mỗi năm

 |  09:32 03/02/2025

Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.

Sản lượng cá cơm của Peru tăng, giúp bù đắp tình trạng thiếu bột cá toàn cầu

 |  09:27 03/02/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.

Giá dầu cá giảm mạnh khi Peru đối mặt với lượng hàng tồn kho lớn

 |  11:04 31/01/2025

(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.

Dự báo tích cực về giá cá hồi và tôm năm 2025

 |  10:56 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.

Trữ lượng cá ngừ của Somalia bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp

 |  10:55 31/01/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Việt Nam vượt Nhật Bản về xuất khẩu thủy sản vào Singapore

 |  10:52 31/01/2025

Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%

Giảm khai thác, tăng nuôi trồng, nâng cao giá trị thủy sản

 |  10:50 31/01/2025

Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Thủy sản thêm động lực

 |  10:48 31/01/2025

Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC