Thời gian qua, ngoài đối tượng chủ lực là tôm thẻ chân trắng, Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã đa dạng hóa các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, ốc hương, cá biển... Công ty cũng đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong chuỗi hoạt động sản xuất và kinh doanh.
|
Đồng chí Hồ Thị Nguyên Thảo chúc tập thể lãnh đạo, công nhân Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc có một năm sản xuất, kinh doanh thành công. Ảnh: NHƯ THANH |
Năm 2025, công ty tiếp tục nghiên cứu, lai tạo, chọn giống ốc hương tăng trưởng nhanh và bảo tồn phát triển giống tôm hùm Việt Nam. Đồng thời, công ty sẽ chuyển giao công nghệ nuôi tôm hùm trong bể trên bờ cho bà con trong và ngoài tỉnh; xây dựng nhà máy chế biến thủy sản đạt chuẩn, đưa sản phẩm thủy sản Phú Yên xuất khẩu đến nhiều thị trường khó tính như châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…
Chúc mừng những kết quả mà công ty đã đạt được, đồng chí Hồ Thị Nguyên Thảo nhấn mạnh: Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc đã và đang khẳng định thương hiệu của ngành Thủy sản Phú Yên ở tầm quốc gia và vươn mình ra quốc tế. Những đóng góp của doanh nghiệp đã góp phần vào sự tăng trưởng của tỉnh.
|
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Thị Nguyên Thảo thăm khu nuôi con giống của Công ty TNHH Thủy sản Đắc Lộc. Ảnh: NHƯ THANH |
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Thị Nguyên Thảo mong muốn doanh nghiệp tiếp tục phát huy nội lực, đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao trong thời gian tới; tạo điều kiện nhiều hơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực địa phương, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Đồng thời, công ty tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm giống thủy sản có chất lượng cao.
Theo báo Phú Yên
(vasep.com.vn) Thị trường hải sản bền vững tại Anh và Ireland đang chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng, với chi tiêu của người tiêu dùng cho các sản phẩm được chứng nhận MSC (Marine Stewardship Council) tăng 12% trong năm qua, đạt mức kỷ lục 1,5 tỷ bảng Anh. Những con số này không chỉ phản ánh tầm quan trọng ngày càng tăng của chứng nhận sinh thái, mà còn chứng minh rằng người tiêu dùng đang trở nên nhận thức rõ hơn về việc lựa chọn các sản phẩm hải sản từ nguồn gốc có trách nhiệm.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm đáng kể trong lượng nhập khẩu hàu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quốc gia cung cấp chủ yếu, đặc biệt là Pháp. Dữ liệu hải quan chính thức cho thấy Trung Quốc chỉ nhập khẩu 1.570 tấn hàu trong năm 2024, giảm mạnh so với 2.090 tấn vào năm 2023 và 2.130 tấn vào năm 2022.
Ðóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh, những năm qua cộng đồng doanh nghiệp (DN) không ngừng nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển nền kinh tế tỉnh. Năm 2025 được dự báo với nhiều thời cơ, vận hội nhưng thách thức cũng không nhỏ, nhiều DN đang kỳ vọng vào năm mới thắng lợi.
(vasep.com.vn) Một tuyên bố chính trị cấp cao được các Bộ trưởng từ 06 quốc gia Tây Phi ủng hộ tại một cuộc họp quan trọng ở Liberia vào tháng 12/2024 được coi là một bước đi quan trọng và lời kêu gọi hành động trong nỗ lực chống lại nạn đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trong khu vực.
Khóa học giúp doanh nghiệp thiết lập kế hoạch phòng vệ thực phẩm hiệu quả trong doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro và tránh tình trạng bị lưu hạng hoặc từ chối nhập khẩu do không đúng qui định.
(vasep.com.vn) Nhu cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở châu Âu đang gia tăng mạnh mẽ, khi người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến việc lựa chọn hải sản bền vững. Theo Hệ thống Thông tin Thương mại Cá và Nghề cá Toàn cầu (FAO-Globefish) thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, nhuyễn thể hai mảnh vỏ vẫn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những người tiêu dùng có ý thức bảo vệ môi trường.
(vasep.com.vn) Mức giá hiện tại đối với cá minh thái bỏ đầu và ruột (H&G) của Nga không hợp lý khi xét đến mức giá thị trường của cá phi lê đông lạnh một lần.
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump luôn cứng rắn với những chính sách đặt nước Mỹ lên hàng đầu, đặc biệt là đối với nền kinh tế. Sức ảnh hưởng của “đồng đô la” có tác động mạnh mẽ đến hàng loạt các mặt của các nền kinh tế khác trên thế giới. XK thủy sản, trong đó có cá tra Việt Nam không phải ngoại lệ.
(vasep.com.vn) Theo Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm của Ecuador vẫn ổn định vào năm 2024 ở mức 1,21 triệu tấn do tăng trưởng mạnh ở các thị trường mới nổi bù đắp cho nhu cầu yếu hơn từ Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát gần đây do Forsea Foods Ltd., công ty tiên phong trong lĩnh vực hải sản nuôi cấy, cho thấy người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng cởi mở với cá chình nuôi như một giải pháp thay thế bền vững và tiết kiệm chi phí cho nguồn cá chình tự nhiên đang ngày càng suy giảm. Cuộc khảo sát, được thực hiện vào tháng 1 năm 2025 với 2.000 người tham gia, làm nổi bật tiềm năng của cá chình nuôi cấy trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt tại Nhật Bản, nơi tiêu thụ gần một nửa nguồn cung cá chình nước ngọt toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn