Các nhà phân tích của Rabobank, Roman Sharma và Goryan Nikolic, kỳ vọng sau khi bị ảnh hưởng bởi Covid vào năm 2020, thị trường sẽ trở lại mạnh mẽ vào năm 2022 khi thế giới tiếp tục phục hồi sau đại dịch. Các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu đã hồi phục hoàn toàn, trong khi Trung Quốc đang dần trở lại mức nhập khẩu trước đại dịch. Nuôi trồng thủy sản cao cấp đã gặt hái thành công trong thập kỷ, đặc biệt là trong lĩnh vực cá hồi và tôm.
Theo các chuyên gia của Rabobank, Mỹ là thị trường nhập khẩu thủy sản phát triển nhanh nhất, bởi những người tiêu dùng có ý thức về sức khỏe và tính bền vững, đặc biệt là thế hệ trẻ và trẻ em mới phát triển.
Nhập khẩu đạt đỉnh
Thương mại thủy sản của Hoa Kỳ phục hồi mạnh hơn dự kiến vào năm 2021, nhờ sự kết hợp của tiêu dùng gia đình mạnh mẽ và sự phục hồi mạnh mẽ của dịch vụ thực phẩm. Những yếu tố này đã khiến nhập khẩu nhiều loài đạt mức đỉnh và tăng thị phần nhập khẩu các loài có giá trị. Các chuyên gia kỳ vọng nhu cầu dài hạn đối với thủy sản ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng.
Trung Quốc là một trong những thị trường thủy sản quan trọng nhất, tầng lớp trung lưu ngày càng tăng quan tâm đến các sản phẩm cao cấp. Rabobank cho biết, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản không đáp ứng được nhu cầu nội địa, khiến Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là các loài cao cấp như tôm, cua và cá hồi.
Kế hoạch phát triển thủy sản quốc gia mới nhất của nước này có mục tiêu mở rộng sản lượng nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng sẽ mất nhiều thời gian. Các nhà phân tích cho biết: “Trong ngắn hạn, chúng tôi không kỳ vọng khối lượng sẽ tăng đáng kể và do đó sẽ có tác động hạn chế đến dòng chảy thương mại.
Nhập khẩu của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi đại dịch và vẫn chưa phục hồi hoàn toàn trở lại mức năm 2019. Hiện tại, các hạn chế của Covid-19 sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, các biện pháp này được cho là tạm thời và nhập khẩu sẽ trở lại mức bình thường trong dài hạn.
Theo báo cáo của Rabobank, cá hồi nuôi là một trong những loại protein hàng đầu của thập kỷ, được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng về loại protein lành mạnh và tiện lợi, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ. Giá trị thương mại giảm vào năm 2020 nhưng đã phục hồi do người tiêu dùng tiếp tục nấu nhiều cá ở nhà hơn.
Kể từ sau đại dịch, giá trị thương mại cá hồi được thúc đẩy bởi giá cao do nhu cầu tăng cao và tăng trưởng nguồn cung hạn chế. Các chuyên gia cho rằng việc mở rộng sản lượng sẽ là điều cần thiết để tăng trưởng hơn nữa trong lĩnh vực này.
Sau khi cung và cầu đạt kỷ lục vào năm ngoái, giá tôm đã giảm kể từ quý II năm nay. Nhu cầu và giá cả giảm trong khi chi phí (thức ăn, cước phí, năng lượng) vẫn ở mức cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của người chăn nuôi. Sự sụt giảm nhu cầu này có khả năng gây ra suy thoái thương mại trong ngắn hạn, Rabobank cho biết. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này được hỗ trợ bởi nhu cầu dài hạn tăng mạnh do tôm được coi là một sản phẩm lành mạnh và tiện lợi.
Báo cáo của Rabobank lưu ý rằng thương mại thủy sản gần đây đã trải qua một trong những giai đoạn bất ổn nhất trong lịch sử và sự bất ổn sẽ tăng lên do kinh tế vĩ mô có thể suy thoái.
(vasep.com.vn) Chiều 27/12, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản Hàn Quốc Dongwon Industries vừa cho ra mắt sản phẩm mới là Tuna Yukhoe.
(vasep.com.vn) Eurofish Group, một công ty đóng hộp cá ngừ và đánh bắt cá lớn ở Ecuador, đã mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Âu và thắt chặt quan hệ tại Tây Ban Nha và Ý. Công ty cũng đã thuê một giám đốc thương mại mới.
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu về nhập khẩu chả cá surimi, còn Trung Quốc chiếm 90% thị trường xuất khẩu bột cá của Việt Nam.
“Bức tranh” xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tươi sáng hơn nữa trong năm 2025 sau khi hoàn thành chỉ tiêu đạt 10 tỷ USD năm 2024. Quan trọng là các doanh nghiệp cần ứng xử tốt trước những thách thức, giải quyết các tồn đọng về con giống, làm chủ về nguyên liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh...
(vasep.com.vn) Công ty Ichimasa Kamaboko, một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất trong nước đối với sản phẩm thanh surimi lên 20%.
(vasep.com.vn) Genki Global Dining Concepts, một chuỗi nhà hàng sushi hàng đầu của Nhật Bản, đang chuẩn bị tái gia nhập thị trường Hoa Kỳ, nhắm tới Texas như một phần trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của mình.
(vasep.com.vn) Công ty Phát triển Thủy sản Oman thuộc sở hữu nhà nước đang triển khai một dự án nuôi cá ngừ trị giá 12,2 triệu USD tại Qurayyat, một thị trấn ven biển cách thủ đô Muscat 150 km về phía đông nam.
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn