Theo dữ liệu thương mại do Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu tôm toàn cầu giảm 3% xuống còn 3,042 triệu tấn vào năm 2020, mức giảm đầu tiên kể từ năm 2009.
Tuy nhiên, mức giảm tương đối nhỏ khiến ngành tôm lạc quan về sự phục hồi mạnh mẽ khi các chương trình tiêm phòng được triển khai. Jim Gulkin, người sáng lập Tập đoàn Siam Canadian có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, một nhà cung cấp thủy sản đông lạnh có văn phòng trên khắp châu Á, cho biết đây sẽ là một năm kỷ lục về tiêu thụ thủy sản.
Mặc dù có sự sụt giảm tổng thể bởi Trung Quốc, Đông Á và Tây Ban Nha, nhưng được bù đắp bởi nhập khẩu mạnh ở Bắc Âu và Mỹ nhờ doanh số bán lẻ bùng nổ.
Các số liệu thương mại bao gồm cả tôm nước ấm và tôm nước lạnh, ở dạng sống, nấu chín, chế biến và bảo quản, và được giao dịch theo các mã HS 030617, 030616, 160521 và 160529.
Dữ liệu của ITC cho thấy nhập khẩu của Mỹ tăng 7% vào năm 2020 lên 747.000 tấn. Trong số 10 nhà nhập khẩu hàng đầu khác, tại Pháp, Đan Mạch và Hà Lan, nhập khẩu tăng 6%, 14% và 14%, đạt lần lượt 111.000 tấn, 97.000 tấn và 78.000 tấn. Ý, quốc gia hứng chịu làn sóng COVID nặng nề đầu tiên, đã tăng nhập khẩu 1% lên 72.000 tấn.
Chỉ có Tây Ban Nha, nhà nhập khẩu lớn nhất châu Âu, giảm nhập khẩu 5% xuống 153.000 tấn. Tại Anh, nhập khẩu giảm 1% xuống còn 76.000 tấn.
Ngoài ra, ở những nơi khác ở châu Âu, nhập khẩu của Đức tăng 13% lên 67.000 tấn; Nhập khẩu của Bỉ tăng 2% lên 44.200 tấn và nhập khẩu của Bồ Đào Nha giảm 9% xuống 23.500 tấn.
Ông Gulkin cho biết, nhập khẩu tăng lên ở các quốc gia thực hiện cấm vận nghiêm ngặt là minh chứng cho sự gia tăng trong việc chế biến hải sản tại nhà, bao gồm cả tôm.
Tuy nhiên, điều đó đã không xảy ra ở Trung Quốc. Việc phát hiện vi rút corona trên thủy sản nhập khẩu đã dẫn đến việc giảm tiêu thụ. Trung Quốc, nhà nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, đã nhập khẩu trực tiếp 610.000 tấn tôm đông lạnh vào năm 2020, ít hơn 14% so với năm 2019.
Thêm 80.000-100.000 tấn tôm được Trung Quốc nhập khẩu qua Việt Nam trong năm 2019, giao dịch phần lớn đã ngừng hoạt động.
Nhật Bản, nhà nhập khẩu lớn thứ ba thế giới, cũng báo cáo nhập khẩu giảm 5% xuống 210.000 tấn, trong khi nhập khẩu của Hàn Quốc giảm 1% xuống 76.000 tấn.
Ngoài 10 nhà nhập khẩu hàng đầu và châu Âu, nhập khẩu của Nga đã tăng 21% trong năm ngoái lên 57.000 tấn. Nhập khẩu của Canada giảm 2% xuống còn 54.000 tấn. Nhập khẩu của Chile, nhà nhập khẩu lớn nhất của Nam Mỹ, giảm 6% xuống 36.600 tấn. Nhập khẩu của Úc giảm 2% xuống 28.000 tấn.
Van der Pijl chỉ ra rằng mùa hè năm trước, giao dịch sôi động ở châu Âu khi các lệnh cấm được dỡ bỏ và người châu Âu đổ xô đến các nhà hàng và nghỉ lễ ở nước ngoài là một lý do khác cho việc nhập khẩu từ châu Âu trở lại. "Các nhà nhập khẩu châu Âu nói rằng mùa hè năm ngoái thực sự tốt, tốt hơn nhiều so với dự đoán. Ngoài ra, đối với dịch vụ ăn uống, tất cả mọi người đều bán hàng tồn mà họ có từ đợt phong tỏa đầu tiên. Nên mùa hè đó thực sự đặc biệt."
Tuy nhiên, ông cho rằng hiện nay hàng tồn kho có thể cao hơn. "Các nhà nhập khẩu đã đặt hàng khá nhiều trong mùa hè để đưa vào kho dự trữ trở lại, và tôi đoán rằng hàng tồn kho đã không được bán, bởi vì đợt phong tỏa thứ hai và thứ ba khá nghiêm ngặt. Tôi biết, một vài khách hàng trong phân khúc dịch vụ ăn uống thực sự tin rằng còn rất nhiều hàng ở đây."
Tuy nhiên, Gulkin cho rằng năm 2021 có thể giải phóng chi tiêu mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm ở Mỹ, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, vì việc triển khai vắc-xin giúp cuộc sống ở đó trở lại bình thường. Điều này có thể giúp bù lại cho tình trạng tồn kho của châu Âu có thể cao hơn và việc nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục thấp.
"Với tình hình đó, chúng ta sẽ thấy, sau khi kìm nén quá lâu, mọi người quay trở lại các nhà hàng. Hoạt động thể thao, âm nhạc, du lịch và lễ hội sẽ tiếp tục, nên các hãng hàng không, khách sạn, công viên giải trí , sòng bạc, v.v. cũng sẽ bắt đầu phục hồi. Doanh số bán hàng dịch vụ ăn uống ở Mỹ sẽ phục hồi rất mạnh trong năm nay.
Jeff Sedacca, Giám đốc điều hành của Sunnyvale Seafood Company, một nhà nhập khẩu thủy sản có trụ sở tại California, nói rằng thương mại có thể phục hồi nhanh chóng. "Tôi tin rằng chúng ta sẽ chứng kiến sự gia tăng đáng kể cả cung và cầu khi tình hình đại dịch giảm bớt. Chúng tôi đã nhận thấy những dấu hiệu về sự hồi phục mạnh mẽ của phân khúc dịch vụ ăn uống. Ngành bán lẻ của Mỹ cũng có thể thu hút được những khách hàng thủy sản mới”.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
(vasep.com.vn) Trung Đông là một thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. XK thủy sản sang khối thị trường này liên tục gia tăng trong những năm gần đây với kim ngạch từ 200 – 320 triệu USD. Ước tính năm 2024, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 330 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn