Hiện tại huyện Vân Đồn có hơn 1.000ha nuôi hàu sữa của Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (Tập đoàn Bim), tập trung chủ yếu tại xã Bản Sen và xã Thắng Lợi. Hàu sữa được thả nuôi trong 6 tháng sẽ cho thu hoạch.
Sau khi phân loại, sơ chế, rửa sạch, hàu được chế biến thành 2 dạng chính: Nguyên con và tách vỏ lấy thịt đóng túi.
Hàu được bóc tách lấy thịt được đóng gói và bảo quản cẩn thận trong thùng xốp nhiệt độ thấp (>16 độ). Mỗi năm Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long tiêu thụ khoảng 800 - 1.000 tấn hàu.
Công ty bước đầu thực hiện chế biến sản phẩm mới hàu sữa chưng thịt.
(vasep.com.vn) Rong biển, hay còn gọi là tảo đại dương, đã trở thành một nguồn tài nguyên toàn cầu giá trị với nhiều ứng dụng khác nhau. Từ năm 2021 đến 2023, khối lượng nhập khẩu rong biển toàn cầu đã tăng mạnh so với các năm trước. Năm 2023, khối lượng xuất khẩu sản phẩm rong biển đạt khoảng 819.100 tấn, với giá trị xấp xỉ 3,21 tỷ USD. Các sản phẩm rong biển này được xuất khẩu tới gần 100 thị trường trên toàn thế giới, với Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ là các điểm đến chính. Dự báo rằng khi sở thích của người tiêu dùng chuyển hướng sang các sản phẩm bền vững và từ thực vật, thị trường rong biển toàn cầu sẽ tiếp tục phát triển.
(vasep.com.vn) Sau khi giảm trong quý II/2024, XK tôm Việt Nam sang Trung Quốc&HK tăng mạnh trở lại trong quý III và IV. Quý IV/2024, XK tôm sang thị trường này tăng 69% đạt 258 triệu USD. Năm 2024, XK tôm sang thị trường này đạt 843 triệu USD, tăng 39% so với năm 2023. Nhờ tăng trưởng mạnh, Trung Quốc&HK vượt qua Mỹ, trở thành thị trường NK tôm lớn nhất của Việt Nam.
Sau những ngày vui Tết, đón Xuân, ngư dân các địa phương trên địa bàn TP Huế tiếp tục xuất quân đánh cá vụ Nam. Những chuyến biển đầu năm không chỉ mang kỳ vọng về một mùa đánh bắt bội thu mà còn phản ánh sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành thủy sản TP Huế.
Thời tiết thuận lợi, tìm đúng luồng cá, nhiều tàu khai thác cá cơm ở tỉnh Quảng Ngãi đã “trúng đậm lộc biển,” có tàu thu nhập đậm từ 100-200 triệu đồng chỉ sau một đêm.
(vasep.com.vn) Ngành nuôi cá rô phi của Brazil đang phát triển mạnh mẽ, với mục tiêu chiếm lĩnh thị trường Mỹ vào năm 2025. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ O Presente Rural, ông Francisco Medeiros, Chủ tịch Peixe BR, cho biết ngành này đặt mục tiêu xuất khẩu hơn 100 triệu USD cá rô phi sang Mỹ trong năm nay, chứng tỏ sự tăng trưởng của Brazil trong phân khúc này.
Ngay sau Tết, nông dân huyện Cái Nước bắt tay vào công việc thường nhật, kỳ vọng năm mới sẽ tiếp tục gặt hái thành công trong nuôi thuỷ sản với loại hình nuôi tôm siêu thâm canh (STC) ứng dụng chế phẩm sinh học. Từ đó, tạo ra sản phẩm tôm nuôi chất lượng và đạt chứng nhận ASC nhằm gia tăng giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần phát triển bền vững loại hình nuôi tôm STC trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Sau khi Thủ tướng Chính phủ duyệt Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa vào ngày 24/1/2025, ngành nông nghiệp đang khẩn trương tham mưu tỉnh xây dựng các chính sách để khuyến khích chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao và sử dụng vật liệu mới.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá rô phi toàn cầu tiếp tục tăng trưởng, dù nhu cầu tại Hoa Kỳ đang có dấu hiệu suy yếu. Hiện tại, xuất khẩu cá rô phi của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đang phải đối mặt với mức thuế 25%. Báo cáo chuyên sâu của NFI dự đoán rằng cá tra có thể sẽ thay thế phần lớn thị phần cá rô phi vào năm 2025.
Khóa học nhằm nâng cao độ chính xác và tin cậy của các kết quả đo lường (khối lượng, nhiệt độ và thể tích), nâng cao năng lực, tay nghề cho đội ngũ nhân viên thực hiện và giám sát công tác đo lường, đồng thời đáp ứng yêu cầu định kỳ hiệu chuẩn thiết bị tại các tiêu chuẩn chất lượng....
(vasep.com.vn) Đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) tiếp tục gây ra mối đe dọa đáng kể đối với an ninh hàng hải và hệ sinh thái biển ở Tây Phi, đặc biệt là ở Vịnh Guinea, một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới. Hoạt động này không chỉ gây tổn hại đến đa dạng sinh học đại dương mà còn phá vỡ chuỗi cung ứng toàn cầu, gây nguy hiểm cho an ninh lương thực và làm suy yếu nền kinh tế địa phương.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn