Vùng ven biển của Tây Phi có ngư trường giàu có, là nguồn thu nhập và cung cấp dinh dưỡng cho người dân địa phương. Do đánh bắt IUU, các vùng ven biển này đang ngày càng cạn kiệt và gây ra hậu quả cho người dân và sinh kế của họ.
Tây Phi đã ghi nhận hơn 40% các trường hợp đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) bằng tàu công nghiệp trong giai đoạn 2012-2022. Khu vực này đang thiệt hại ít nhất 9,4 tỷ USD mỗi năm.
Hiện nay, hầu hết nguồn cá trong khu vực đã bị khai thác quá mức. Sự hiện diện của các tàu nước ngoài làm cho điều này trở nên tồi tệ hơn và đe dọa sinh kế của người dân cũng như khả năng tiếp cận thực phẩm của họ. Ngư dân ngày càng trở nên mắc nợ và dễ bị tổn thương về mặt xã hội vì những đối thủ cạnh tranh này. Tổ chức cho rằng các quốc gia sẽ thu được nhiều lợi ích hơn nếu họ đầu tư vào việc quản lý bền vững các vùng biển của mình.
Tổ chức yêu cầu các chính phủ phải hợp tác để ngăn chặn mọi hình thức đánh bắt IUU.
Tổ chức yêu cầu các chính phủ phải hợp tác để ngăn chặn mọi hình thức đánh bắt IUU. Để hướng tới mục tiêu này, phải tăng tính minh bạch trong ngành thủy sản, giảm tình trạng đánh bắt quá mức và tăng cường giám sát các vùng biển. Thực hiện tốt các biện pháp quản trị sẽ ngăn chặn sự cạn kiệt nguồn cá, suy thoái môi trường sống biển và phá hủy toàn bộ hệ sinh thái quan trọng đối với nền kinh tế và chủ quyền lương thực của khu vực.
Vào tháng 11/2022, bốn quốc gia châu Phi, Ăng-gô-la, Eritrea, Ma-rốc và Nigeria đã ký Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) để liên kết với 100 quốc gia trên toàn cầu chống lại hoạt động khai thác IUU.
Thông qua việc thực hiện PSMA, 100 quốc gia cùng với 4 quốc gia châu Phi sẽ có thể chia sẻ thông tin với các quốc gia liên quan và các bên liên quan khác cùng với FAO về các quyết định đối với các tàu đánh cá treo cờ nước ngoài, bao gồm cả các báo cáo kiểm tra và các tàu không có giấy phép.
Ngoài ra, nhiều quốc gia đã phát triển có lực lượng an ninh hàng hải và đề ra một số quy tắc nghiêm ngặt. Để giảm số lượng các tàu bất hợp pháp, các phương tiện được cấp phép, dù là quốc gia hay quốc tế, đều cần tuân thủ các hạn ngạch đánh bắt nhất định và tránh xa các khu vực được bảo vệ. Một số quy tắc bao gồm cấm sử dụng lưới đánh cá dài cũng như lưới có mắt nhỏ. Chính phủ cũng cần đầu tư vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên thực thi; tiếp tục kiểm tra các thủ tục điều tra đang diễn ra, kiểm tra nguồn cá và nâng cao nhận thức của người dân để thực hiện các hoạt động khai thác bền vững.
Ngành thủy sản có tầm quan trọng chiến lược đối với Tây Phi. Giám sát hiệu quả nghề cá Tây Phi sẽ giúp bảo vệ an ninh lương thực và ổn định kinh tế xã hội khu vực.
Thùy Linh (Theo seafoodsource)
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.
(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn