Trong Diễn đàn Hải sản Bắc Đại Tây Dương gần đây (NASF) ở Bergen, Na Uy, Torident Halhjem thuộc Trident Seafoods đã đưa ra dự báo tăng trưởng về nhu cầu cá minh thái. Theo Halhjem, nhu cầu phi lê bao gồm cấp đông một lần và hai lần sẽ là 540.000 tấn vào năm 2018, cao hơn 40.000 tấn so với nguồn cung dự báo.
Mức giá sản phẩm cấp đông một lần tăng từ 2.950 USD đến 3.050 USD/tấn trong vụ A. Con số này tăng từ 2.350 USD/tấn từ mùa B năm ngoái. Kết quả là, giá cá H&G và cá cấp đông hai lần cũng có xu hướng đang tăng lên.
Theo các nguồn tin từ các công ty khai thác của Nga và các nhà chế biến Trung Quốc sử dụng cá H&G của Nga để sản xuất các khối cấp đông hai lần, giá cá 25 cm là 1.250 USD/tấn.
Giá cá H&G tăng vào thời điểm này trong năm là “khá bất thường” khi các tàu Nga đang đánh bắt cá ở Biển Okhotsk và sản lượng khai thác đang ở mức cao nhất.
Nhu cầu rất cao. Trong năm 2015-2017, để ngừng giảm giá, một số công ty đã phải cất một số sản phẩm trong kho lạnh để bán vào mùa hè.
Giá bán cá H&G hiện tại đã được chào bán với 1.150 USD/tấn, 1.170 USD/tấn và sau đó là 1.250 USD/tấn.
Một Giám đốc điều hành của một nhà đóng gói lớn của Trung Quốc cho biết, giá nguyên liệu thô hiện tại cũng ở mức cao. Ông cũng xác nhận mức 1.250 USD/tấn cho cá H&G.
Giá bắt đầu tăng vào đầu năm ngoái và sau Tết Nguyên đán, bởi nhiều nhà máy lớn ở Trung Quốc bắt đầu mua nguyên liệu thô. Vì vậy, giá tăng lên.
Thông thường, các khối cấp đông hai lần từ các nhà chế biến ở Trung Quốc, chủ yếu từ Nga và phần nhỏ từ Mỹ, có giá nằm trong khoảng từ 200 - 300 USD/tấn cho sản phẩm cấp đông một lần.
Nếu giá nguyên liệu tiếp tục tăng và giá cuối cùng không tăng, thì sẽ không có lợi ích cho các nhà máy. Đó là một thách thức cho các nhà máy trong năm nay.
Theo các nguồn tin, các nhà NK lớn ở châu Âu và Mỹ đã cố gắng giữ giá cho các khối cấp đông hai lần ở mức khoảng 2.600 USD/tấn.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.
Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn