Khoảng 142,8 triệu USD thu nhập tiềm năng đã bị mất khỏi khu vực mỗi năm trong giai đoạn 2015-2021 do các hoạt động đánh bắt IUU liên quan đến hai loài này. Từ năm 2016 đến năm 2021, khoảng 36% hoạt động đánh bắt có khả năng là đánh bắt IUU.
Các quốc gia EU là một số quốc gia có thị trường trọng điểm đối với các sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ khu vực này, vì vậy EU có trách nhiệm đảm bảo rằng những gì họ NK không liên quan đến đánh bắt trái phép. WWF hy vọng phái đoàn EU có lập trường mạnh mẽ với cuộc họp của Ủy ban Cá ngừ Ấn Độ Dương (IOTC), đưa ra các biện pháp mạnh mẽ, đầy đủ và ràng buộc được thông qua để đảm bảo rằng các hoạt động đánh bắt của các đội tàu địa phương và nước ngoài đều bền vững trong dài hạn.
Đánh bắt quá mức cá ngừ là một vấn đề dai dẳng ở Ấn Độ Dương
Đánh bắt quá mức cá ngừ là một vấn đề dai dẳng ở Ấn Độ Dương. Hai loại đội tàu chủ yếu hoạt động trong khu vực này gồm tàu của các quốc gia đánh cá công nghiệp xa bờ (DWFN) và các đội tàu quy mô nhỏ ven biển. Việc giám sát nghề cá không hiệu quả khiến các DWFN tham gia vào hoạt động đánh bắt IUU làm cạn kiệt nguồn tài nguyên địa phương và gây thêm áp lực đối với trữ lượng đã bị đánh bắt quá mức. Đối với các loài bị đánh bắt quá mức, việc đánh bắt IUU càng làm trầm trọng thêm áp lực phục hồi các quần thể, gây nguy hiểm cho cả tương lai của nghề cá và sức khỏe của mạng lưới thức ăn rộng lớn hơn ở đại dương. Gần 48,7% đánh bắt cá ngừ trong khu vực từ 2016-2021 có khả năng là hoạt động bất hợp pháp hoặc không được kiểm soát. Tính trung bình, thiệt hại kinh tế có thể xảy ra đối với khu vực do đánh bắt cá ngừ IUU trong giai đoạn này lên tới khoảng 95,8 triệu USD mỗi năm.
Đánh bắt IUU càng làm trầm trọng thêm áp lực phục hồi các quần thể, gây nguy hiểm cho cả tương lai của nghề cá và sức khỏe của mạng lưới thức ăn rộng lớn hơn ở đại dương
Mặc dù đã có một vài biện pháp quản lý nghiêm ngặt nhưng quần thể tôm vẫn tiếp tục suy giảm trên diện rộng. Thiệt hại kinh tế có thể xảy ra do khai thác tôm IUU lên tới khoảng 47 triệu USD mỗi năm từ 2015-2021. Khoảng 26,4% các hoạt động đánh bắt tôm có khả năng là bất hợp pháp và không được kiểm soát từ năm 2016 đến năm 2021.
Những thiệt hại kinh tế tiềm ẩn do đánh bắt IUU không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển, thịnh vượng và an ninh lương thực của các quốc gia trong khu vực này mà còn đe dọa dòng thương mại hải sản đến các thị trường quốc tế phụ thuộc vào các loài SWIO. Hợp tác khu vực giữa các quốc gia SWIO và tại các diễn đàn khu vực như IOTC để giải quyết những vấn đề này hiện là cấp thiết. IOTC phải đảm bảo các bên liên quan có ảnh hưởng lớn từ trong khu vực cũng như từ EU và Trung Quốc, có các quy tắc và công cụ mạnh mẽ để chống lại hoạt động đánh bắt IUU và đảm bảo một đại dương lành mạnh với nghề cá sôi động cho các thế hệ mai sau.
Thuỳ Linh (Theo WWF)
(vasep.com.vn) Theo Hiệp hội thủy sản hàng đầu Trung Quốc, thâm hụt thương mại thủy sản của Trung Quốc dự kiến sẽ thu hẹp đáng kể vào năm 2024 do lượng nhập khẩu giảm và sở thích của người tiêu dùng thay đổi.
(vasep.com.vn) Những người tham gia thị trường Brazil lạc quan rằng các nhà sản xuất tôm của nước này sẽ sớm tiếp cận được thị trường Trung Quốc.
Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Sáng 3/12, tại tỉnh Lạng Sơn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Diễn đàn kết nối giao thương xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế 25% lên tất cả hàng hóa từ Canada và Mexico, đồng thời tăng thêm 10% thuế đối với hàng hóa Trung Quốc ngay ngày đầu nhậm chức vào năm 2025. Theo số liệu năm 2023, động thái này có thể khiến các nhà NK thủy sản Mỹ thiệt hại thêm 1,2 tỷ USD hàng năm.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) hôm 18/11 thông báo sẽ mua 920.000 pao sản phẩm cá minh thái Alaska, trị giá 2,1 triệu USD từ hai công ty khác nhau, phục vụ nhu cầu của các trường học.
Tổng kết mô hình ương cá tra hai giai đoạn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2023-2024 cho thấy: Trong 2 năm triển khai, dự án đã xây dựng được 04 mô hình với quy mô 5,3 ha tại 2 tỉnh, trong đó An Giang 3,3ha và Đồng Tháp 2 ha có 09 hộ tham gia dự án và áp dụng quy trình ương cá tra từ bột lên giống trong ao đất tại An Giang theo Quyết định số 06/QĐ-SNNPTNT ngày 05/01/2023 của Sở Nông nghiệp và PTNT.
(vasep.com.vn) Từ giữa tháng 8 đến nay, giá tôm thương phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long tăng khá mạnh. Nguyên nhân một phần do sức cung giảm, trong vụ bà con nuôi ít và dịch bệnh trên tôm.
(vasep.com.vn) Một quan hệ đối tác mới được thành lập tại Đài Loan đã thiết lập một dự án cải thiện nghề cá (FIP) cho nghề đánh bắt cá ngừ của quốc gia này, với mục tiêu đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn của Hội đồng Quản lý Biển.
(vasep.com.vn) Mới chỉ 21 ngày kể từ khi bắt đầu mùa đánh bắt thứ hai, sản lượng đánh bắt cá cơm của Peru đã đạt 760.900 tấn, tương đương 30% tổng hạn ngạch của cả nước trong vụ khai thác này (2,51 triệu tấn).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn