Ma-rốc đã phát triển ngành công nghiệp dầu cá và bột cá lớn ở Tây Sahara với các công ty nuôi trồng thủy sản quốc tế. Tổ chức Phi Chính phủ - Western Sahara Resource Watch (WSRW) cho biết, ngành bột cá đang sử dụng những người định cư Ma-rốc trong lãnh thổ bị chiếm đóng, góp phần hỗ trợ tài chính và hợp pháp hóa chính trị cho sự chiếm đóng của quân đội.
Một tổ chức phi Chính phủ khác - Liên minh các thỏa thuận nghề cá công bằng (CFFA), đã chỉ ra "những mối lo ngại về tác động đến sinh thái và xã hội" của ngành bột cá đang bùng nổ ở Tây Phi. CFFA nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư nước ngoài vào ngành khai thác cá nổi quy mô nhỏ của khu vực đang tăng lên đe dọa sinh kế của ngư dân khai thác thủ công ở địa phương, những người sử dụng sản phẩm khai thác cho nhu cầu tiêu thụ thiết yếu.
CFFA cho biết thêm các quốc gia như Mauritania, Senegal và Gambia đang nhận những khoản đầu tư nước ngoài để chế biến và XK dầu cá, bột cá. Sản lượng cá nổi được sử dụng để sản xuất bột cá, dầu cá ở Mauritania đã tăng từ 50.000 tấn trong năm 2011 lên 550.000 tấn trong năm 2018.
Theo CFFFA, một số công ty châu Âu đang đầu tư vào các nhà máy ở Tây Phi, trong khi một số khác cũng đang dựa vào nguồn cung cấp bột cá, dầu cá từ các nước này. EU là thị trường tiêu thụ quan trọng nhất đối với sản phẩm dầu cá Tây Phi và là nhà tiêu thụ lớn của sản phẩm bột cá Tây Phi. Do đó, một chiến dịch không đầu tư công khai của các DN châu Âu sẽ gửi một thông điệp mạnh mẽ đến các công ty và nhà đầu tư khác ngoài châu Âu, bao gồm Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ để theo sự dẫn dắt của tổ chức này.
Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nhà NK bột cá hàng đầu của Tây Sahara. Công ty nuôi trồng thủy sản Gumusdoga của Thổ Nhỹ Kỳ được cho là đã cung cấp những sản phẩm bột cá không đảm bảo an toàn đến thị trường châu Âu, WSRW cho biết.
Phát ngôn viên của Gumusdoga phát biểu với Undercurrent News rằng công ty này chỉ NK sản phẩm bột cá từ các cơ sở được EU phê duyệt và sản phẩm của họ là đảm bảo. Ngoài ra, phát ngôn viên cũng cho biết công ty của họ không liên quan đến bất kỳ vấn đề chính trị nào.
Ủy ban châu Âu (EC) từ chối bình luận vấn đề này với Undercurrent News. Tuy nhiên, các nguồn tin thân cận với EC cho biết, Ủy ban này không có thông tin về vụ việc được theo dõi bởi WSRW trên.
EC liên hệ chặt chẽ với Cơ quan hải quan của các quốc gia châu Âu giám sát việc thực thi thỏa thuận với Ma-rốc trong việc mở rộng ưu đãi thương mại đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Tây Sahara. EC đã không báo cáo bất kỳ vấn đề nào liên quan đến NK từ lãnh thổ này.
Đầu năm nay, Nghị viện châu Âu đã ủng hộ một thỏa thuận thương mại gây tranh cãi với Ma-rốc bao gồm vùng lãnh thổ Tây Sahara.
Trong tháng 2/2019, Nghị viện Châu Âu đã phê duyệt một thỏa thuận nghề cá mới với Ma-rốc, bao gồm vùng biển Tây Sahara, nơi có nguồn thủy sản dồi dào cung cấp khoảng 90% sản lượng khai thác của châu Âu trong vùng biển do Ma-rốc kiểm soát.
Ma-rốc chiếm đóng phần lớn quốc gia láng giềng, Tây Sahara. Tham gia vào các thỏa thuận kinh doanh với các công ty hoặc chính quyền Ma-rốc ở các vùng bị chiếm đóng gây ra sự lo ngại về tính hợp pháp chính trị. Tổ chức WSRW yêu cầu các công ty nước ngoài rời Tây Sahara cho đến khi tìm ra giải pháp cho cuộc xung đột.
Sản xuất bột cá ở Tây Phi
Theo phân tích của CFFA, sự tăng trưởng trong các nhà máy chế biến bột cá ở Mauritania, Senegal và Gambia chủ yếu được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư nước ngoài với các khoản đầu tư chủ yếu từ Trung Quốc.
Theo báo cáo của CFFA, trước năm 2010 Mauritania chỉ có một nhà máy chế biến cá thải và phụ phẩm cá, hiện tại quốc gia này đã có 40 nhà máy. Trong khi đó Senegal có 6 nhà máy và Gambia có 3 nhà máy.
Khoảng 25% các nhà máy sản xuất bột cá mới ở Mauritania đều thuộc sở hữu của Trung Quốc. Tuy nhiên quy mô sản xuất của những công ty này không cân đối.
Theo CFFA, trong năm 2011, công ty Poly Petone của Trung Quốc đã được Chính phủ Mauritania ủy quyền thành lập các công ty khai thác thủy sản và xây dựng một nhà máy chế biến thủy sản với thỏa thuận công ty có thể xử lý 100.000 tấn cá mỗi năm.
Trong năm 2017, một công ty khác thuộc sở hữu của Trung Quốc - công ty khai thác tài nguyên biển Sunrise, đã xây dựng một nhà máy chế biến bột cá có quy mô gấp khoảng 3-4 lần so với quy mô công ty Poly Petone. Công ty này cũng sở hữu một đội tàu khai thác của riêng họ. CFFA cũng cho biết 2 nhà máy sản xuất bột cá ở Gambia thuộc sở hữu của một công ty Trung Quốc và một công ty Mauritania.
Các công ty nước ngoài khác đầu tư vào ngành bột cá đến từ Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và châu Âu, mặc dù phần lớn các nhà máy bột cá nhỏ hơn đang hoạt động dưới hình thức liên doanh với các đối tác địa phương. Thông tin về các đối tác nước ngoài và chủ sở hữu thực sự rất khó xác định CFFA cho biết.
Trước sự phát triển của ngành công nghiệp bột cá ở Mauritania, các đội tàu công nghiệp nước ngoài, bao gồm các tàu rất lớn (chủ yếu từ châu Âu và Nga) đã khai thác được phần lớn cá nổi cỡ nhỏ, sau đó cá sẽ được bán dưới dạng đông lạnh hoặc đóng hộp phục vụ tiêu thụ trực tiếp chủ yếu ở các thị trường châu Phi. Chính sách thúc đẩy ngành bột cá trong nước đồng nghĩa với việc hạn ngạch cho các tàu khai thác công nghiệp nước ngoài đã giảm. Năm 2012, các tàu này không còn được phép khai thác ở các khu vực ven biển, khu vực là nơi tập trung chủ yếu của cá trích mình tròn; các loài cá chính được khai thác bởi các nhà máy bột cá.
Nguồn cung cho các nhà máy sản xuất bột cá ở Mauritania, Senegal và Gambia từ các ngư dân khai thác thủ công địa phương, trong đó các ngư dân Senegal đóng vai trò quan trọng ở Mauritania. Tuy nhiên, tình hình Mauritania rất phức tạp và nhiều thay đổi, CFFA lưu ý.
Một số nhà máy thuộc sở hữu của Trung Quốc có tàu khai thác riêng và do đó các công ty này không lấy nguồn từ ngư dân địa phương. Từ năm 2015 trở đi, các tàu lưới vây của Thổ Nhĩ Kỳ cũng bắt đầu hoạt động tại nước này để cung cấp cho ba nhà máy bột cá thuộc sở hữu của các công ty Thổ Nhĩ Kỳ. Đội tàu Thổ Nhĩ Kỳ này mở rộng để cung cấp cho các nhà máy khác và cũng được các công ty Trung Quốc ký hợp đồng thầu phụ. Một thỏa thuận nghề cá hai bên giữa Mauritania và Thổ Nhĩ Kỳ đang được đàm phán. Hiện tại có khoảng 50-60 tàu khai thác công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở khu vực ven biển.
Trung Quốc là nước NK hàng đầu cho sản phẩm bột cá từ 3 quốc gia (Mauritania, Senegal và Gambia). CFFA cho biết, bột cá chủ yếu được sử dụng để nuôi động vật và nuôi cá. Một số công ty sở hữu các nhà máy sản xuất bột cá ở Mauritania như Sunrise cũng sở hữu các trang trại nuôi cá thương mại ở Trung Quốc.
Việc XK dầu cá chủ yếu hướng vào ngành công nghiệp dược phẩm và các công ty mỹ phẩm với việc XK sang thị trường châu Âu là chủ yếu. Theo báo cáo của CFFA, các công ty mỹ phẩm đồng thời sở hữu các nhà máy chế biến bột cá ở Mauritania, như Tập đoàn France Olvea của Pháp. Các công ty như Olvea của Pháp đang tài trợ và tham gia vào một dự án cải thiện nghề cá (FIP) ở Mauritania, nhằm mục đích giúp ngành công nghiệp bột cá trở nên có trách nhiệm hơn. Sáng kiến này được hỗ trợ bởi Hiệp hội Đối tác Nghề cá bền vững có trụ sở tại Vương quốc Anh và hiện đang được thúc đẩy bởi công ty tư vấn của Anh - Key Trigenbility. Một số công ty khác đầu tư vào ngành công nghiệp bột cá và dầu cá Mauritania, được coi là đối tác của dự án này, bao gồm các công ty Na Uy liên quan đến việc cung cấp bột cá cho các trang trại cá hồi châu Âu.
(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trên thị trường vì giá surimi nhiệt đới vẫn giữ nguyên.
(vasep.com.vn) Nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn nhanh đang thúc đẩy sự đổi mới trong các danh mục thủy sản đông lạnh và thủy sản bảo quản được lâu.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 8/2024, Peru ghi nhận sụt giảm sản lượng thủy sản so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 118.000 tấn, trị giá 173,9 triệu PEN (46,2 triệu USD, giảm 57% về sản lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Quy định phải bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm hiện vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, ngành tôm Việt Nam cần nâng cao chất lượng và giảm chi phí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát mới do tổ chức phi chính phủ Oceana thực hiện cho thấy 84% công dân tại Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Síp yêu cầu tăng cường tính minh bạch về các sản phẩm thủy sản chế biến, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp và đông lạnh.
(vasep.com.vn) Theo một giám đốc điều hành của Bord Bia, Hội đồng Thực phẩm Ireland, các loại thủy sản có vỏ của Ireland, chẳng hạn như cua nâu và tôm càng, đã thâm nhập vào thị trường bán lẻ và ăn uống cao cấp của Trung Quốc và đạt được doanh số bán hàng mạnh mẽ.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang Canada đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang và CTCP Thực phẩm Bích Chi đều "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng, không chỉ do sản lượng bán hàng cải thiện mà còn nhờ tỷ giá USD tăng cao.
Ngày 2/11, Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo ngành thủy sản' tỉnh năm 2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn