Cục diện chiến trường

TS. Hồ Quốc Lực 08:31 06/06/2022 Kim Thu
Có người cho rằng thương trường như chiến trường. Cách ví von đầy hình tượng này khiến tôi thấy hay và sẵn tiện mượn luôn hình ảnh này để câu “view”. Chớ thực tôi muốn nói cục diện thương trường, cụ thể là thương trường tôm.

Ngành tôm hiện nay nhắc nhiều “lục quốc” là Ecuador, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan. Đó là sắp theo sản lượng. Nhưng non 20 năm trước, nhất là đầu thế kỷ 21, con tôm thẻ chân trắng được gia hóa, sinh sản nhân tạo và sau đó là lai tạo giống sạch bệnh không còn bệnh Taura, thì lục quốc lúc đó có khác.

Trung Quốc có năm đạt sản lượng trên 1,5 triệu tấn. Cao điểm Thái Lan là 0,6 triệu tấn. Các cường quốc tôm còn lại ở 0,4 triệu tấn là tốt rồi. Còn nếu trở về quá khứ sâu hơn, thêm 15 năm nữa, Đài Loan mới là độc cô cầu bại trong nuôi tôm sú, là nơi có sản lượng tôm nuôi hàng đầu. Những độc cô đại bại vì dịch bệnh trên tôm sú không chữa trị được, ngưng nuôi tôm sú và chuyển qua nuôi cá phi lai, thành công và duy trì đến nay.

Trung Quốc đạt sản lượng tôm nuôi cao nhất thế giới và thành tích này chắc nhiều năm nữa chưa ai tiếp cận nổi. Tuy nhiên, sau hào quang đó, hậu quả là ô nhiễm môi trường nặng nề và dịch bệnh tràn lan, khiến sản lượng tôm nuôi Trung Quốc hiện nay chỉ duy trì ở mức 0,6-0,7 triệu tấn, chủ yếu tiêu thụ nội địa.

Cũng nhờ tôm thẻ chân trắng, Thái Lan nhanh chóng đưa sản lượng từ khoảng 0,3 triệu tấn tăng lên gấp đôi. Những năm dịch bệnh Covid-19 vừa qua khiến việc nuôi tôm Thái Lan bị suy giảm khá mạnh. Hiện nay chỉ duy trì mức 0,3 triệu tấn, thậm chí thấp hơn. Khó khăn do thiếu lao động khâu nuôi lẫn khâu chế biến. Nếu nghề nuôi cá nheo của Mỹ ở các bang miền nam sử dụng lao động nhập cư từ Mexico thì nghề chế biến tôm tập trung khu vực tây của Thái Lan sử dụng lao động nhập cư từ Myanmar. Dịch bệnh thắt chặt biên giới khiến Thái thiếu lao động phổ thông, ngành tôm Thái từ đó suy giảm.

Thái Lan là nước phát triển ngành tôm rất sớm từ những năm 70 thế kỷ trước. Họ cũng là nước đầu tiên ở Đông Nam Á cho sinh sản nhân tạo và nuôi tôm sú. Trình độ chế biến của họ cũng dẫn đầu trong “lục quốc” tôm thời gian dài. Từ đó sản phẩm tôm của họ đa phần chế biến sâu, chiếm lĩnh mảng khách hàng cấp cao các thị trường lớn thế giới. Minh chứng cho tiến trình thâm niên là Thái có nhiều cơ sở cung ứng sản phẩm phụ trợ cho chế biến tôm như các loại bột, các loại nước sauce… mà VN chưa tự cung ứng trọn vẹn cho tới thời điểm này, phải nhập từ Thái khiến chi phí tăng.

Từ 2015 Thái Lan mất ưu đãi thuế quan (GSP) khi bán tôm vào EU, tôm Việt nhanh chóng tiếp quản khách hàng vì còn lợi thế thuế quan ưu đãi. Khi năm 2020, EVFTA có hiệu lực, tôm Việt đã hoàn toàn đẩy lùi tôm Thái trên kệ các hệ thống phân phối lớn ở thị trường này. Hiện nay tôm Thái còn vào được Anh vì quy chế chung cho tất cả các nước. Một thời tôm Thái cũng dẫn đầu bán vào Nhật Bản, nhưng thời điểm này chỉ còn đứng thứ ba sau tôm Việt và tôm Indonesia. Tôm Thái bán vào Hoa Kỳ cũng xếp sau tôm Việt một bậc (hạng 4 và 5) (Theo BCXK TSVN do VASEP xuất bản). Tôm Thái bán vào Hàn Quốc nhưng quy mô quá nhỏ so tôm Việt đang đứng đầu thị trường này. Tóm lại, Tôm Thái đang duy trì khá mạnh ở Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh… Quy mô chỉ bằng 1/3 so tôm Việt nhưng lại là đối thủ hàng đầu của chúng ta. Bởi khúc thị trường cho tôm chế biến sâu, chủ yếu tôm Việt và tôm Thái chiếm lĩnh.

Hiện nay, ngành tôm Thái đang gặp khó khăn như nêu trên. Mặt khác, Thái là nước có thu nhập bình quân đầu người cao trong “lục quốc tôm”, thanh niên Thái nâng cao học vấn và không thiết tha nghề tay chân vất vả. Cho nên lao động Thái trong các cơ sở chế biến ngày càng giảm dù chi phí thù lao cao. Từ đó, ngành chế biến tôm Thái sử dụng lao động Myanmar và thậm chí Cambodia nhưng gặp hạn chế nhiều yếu tố, nhất là kiểm soát nhập cư. Hiện nay, ngành tôm Thái đang có chiều hướng hết sức rõ nét, là thu hẹp quy mô. Thể hiện các trang trại nuôi dừng hoạt động không ít, các cơ sở chế biến đã đóng cửa khá lâu và chưa có dấu hiệu mở cửa trở lại. Tình hình này phản ảnh rõ nét khi có nhiều khách hàng mua tôm từ Thái và Việt nay tập trung tìm hướng mở rộng thương mại với đối tác Việt. Việt Nam được ưu tiên lựa chọn vì cùng đẳng cấp chế biến và giá cả cũng khá tương đồng với tôm Thái.

Cục diện thương trường từ nay có khác. Sản lượng tôm Việt chỉ mới trong top 3, đẳng cấp chế biến và tiếng tăm thị trường tôm Việt có đối thủ lớn nhất là Thái Lan. Nay tình hình mới, tôm Việt có thể đứng đầu tuyệt đối mảng thị trường cho sản phẩm chế biến sâu trên tất cả thị trường lớn trên thế giới nếu các doanh nhân tôm nắm bắt được cơ hội hiện nay. Thời cơ, vận hội đôi khi “bất chiến tự nhiên thành”, nhưng cơ hội vàng này để nâng tầm tôm Việt đòi hỏi sự quyết đoán, linh hoạt và dũng cảm của cả đội ngũ doanh nhân tôm ta.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Cục diện chiến trường tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP
thi truong doanh nghiep thi truong tom san xuat va xuat khau tom viet nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhập khẩu cá thu đông lạnh vào Hàn Quốc giảm 16% trong tháng 3/2024

 |  12:55 01/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Union Forsea Corp., khối lượng cá thu đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc trong tháng 3/2024 là 16.400 tấn, giảm 16% so với 19.575 tấn năm 2023, giá bán buôn trong nước vẫn ổn định.

Xuất khẩu thủy sản Nga sang châu Á tăng mạnh trong quý đầu năm nay

 |  12:44 01/05/2024

(vasep.com.vn) XK từ vùng Viễn Đông của Nga đạt 288.000 tấn trong quý 1 năm nay, với khoảng 2/3 đến Trung Quốc và 1/3 còn lại đến Hàn Quốc, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC