Châu Phi đang phải trả giá cho việc đánh bắt bất hợp pháp

Tin tức IUU 08:55 22/11/2022 Nguyễn Hà
(vasep.com.vn) Trên toàn cầu, cứ 5 con cá bị đánh bắt thì có 1 con bị đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), một hoạt động thương mại đã tàn phá các nền kinh tế, dẫn đến mất hàng triệu việc làm và làm suy giảm sinh kế.

Các báo cáo đã chỉ ra rằng các nước đang bị thiệt hại 50 tỷ USD/năm cho hoạt động buôn bán bất hợp pháp này, khiến nó trở thành tội phạm khai thác tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi nhuận cao thứ 3 sau khai thác mỏ và gỗ.

Tổ chức Liên hợp quốc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng khẩn cấp của các đại dương, khi hơn 90% trữ lượng hải sản trên thế giới đã cạn kiệt hay bị lạm thác. Hoạt động đánh bắt IUU là thủ phạm chính, chiếm tới 20% sản lượng đánh bắt thuỷ sản.

Trên toàn cầu, gần 820 triệu người sống dựa vào hoạt động đánh bắt hải sản để kiếm sống, với việc tiêu thụ hải sản chiếm 1/6 lượng protein động vật mà dân số thế giới tiêu thụ. Do đó, hoạt động đánh bắt IUU đã giáng một đòn mạnh vào ngành đánh bắt địa phương, khiến các cộng đồng này rơi vào cảnh đói nghèo, gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng và cản trở việc bảo tồn hệ sinh thái biển.

Châu Phi là một trong những châu lục bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ việc khai thác tài nguyên này, ước tính doanh thu của châu lục này đã mất khoảng 11,2 tỷ USD/năm. Ví dụ, 40% hoạt động đánh bắt bất hợp pháp trên thế giới diễn ra tại Tây Phi, gây ra tác động bất lợi không thể đếm được đối với nền kinh tế và hệ sinh thái.

Hoạt động thương mại bất hợp pháp này bao gồm các đội tàu đánh bắt lớn của nước ngoài, hầu hết là từ các nước công nghiệp phát triển, đã được thúc đẩy do thiếu hợp tác quốc tế, chính sách thực thi lỏng lẻo, giới hạn hay thiếu nguồn lực địa phương và luật pháp kém.

Thỏa thuận về các biện pháp của quốc gia có cảng, PSMA - hiệp ước đã được 100 quốc gia ký kết, là công cụ ràng buộc toàn cầu đầu tiên. Công cụ này nhằm bắt giữ, ngăn chặn và xoá bỏ hoạt động đánh bắt IUU bằng cách từ chối tiếp cận cảng đối với các tàu chuyển chở và tàu đánh bắt tham gia hoạt động thương mại như vậy là một động thái đáng khen ngợi.

Trách nhiệm của các bên ký kết thỏa thuận và cộng đồng quốc tế là thực thi thoả thuận bằng hành động, mạnh mẽ và có cam kết nhằm ngăn chặn mối đe dọa của các hoạt động bất hợp pháp và không bền vững đang làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

danh bat bat hop phap danh bat iuu iuu

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga miễn thuế xuất khẩu phi lê cá minh thái

 |  08:34 08/11/2024

(vasep.com.vn) Nga đã miễn thuế xuất khẩu đối với phi lê cá minh thái và một số sản phẩm thủy sản khác, sau khi một số nhóm trong ngành kêu gọi giảm thuế.

Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc

 |  08:32 08/11/2024

Đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phản ánh một số chính sách về thuỷ sản chưa sát với thực tế, khiến những doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực đã lâm vào bế tắc.

Cá tra Đồng Tháp: 'Hành trình xanh – Giá trị xanh"

 |  08:27 08/11/2024

Ngày hội cá tra Đồng Tháp – năm 2024 chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh – Giá trị xanh” diễn ra vào ngày 16-17/11 tại TP Hồng Ngự.

Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ: Cơ hội và thách thức nào sau bầu cử Tổng thống mới?

 |  08:23 08/11/2024

(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù luôn phải đối mặt với các chính sách bảo vệ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này.

Hirose Suisan (Nhật Bản) khai trương nhà máy mới chế biến sò điệp

 |  08:39 07/11/2024

(vasep.com.vn) Công ty Hirose Suisan, một nhà sản xuất surimi cá minh thái ở vùng Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, đang xây dựng một cơ sở chế biến mới để tăng gấp đôi công suất chế biến sò điệp.

80% người Mỹ quan tâm đến thủy sản bền vững

 |  08:38 07/11/2024

(vasep.com.vn) Một cuộc thăm dò mới cho thấy hầu hết người Mỹ quan tâm đến thủy sản được sản xuất bền vững, an ninh lương thực và bảo vệ đại dương trên thế giới.

CEPA được ký kết mở thêm cánh cửa cho xuất khẩu tôm sang UAE

 |  08:36 07/11/2024

(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ 2018-2022, UAE đứng thứ 16 về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Mỗi năm, Việt Nam XK khoảng trên dưới 20 triệu USD tôm sang thị trường này.

Thủ tướng yêu cầu xử lý dứt điểm tàu cá “3 không” trước 20/11/2024

 |  11:05 06/11/2024

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong tháng 11, các lực lượng thực thi pháp luật mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động… Phải hoàn thành xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" trước ngày 20 /11/2024...

Na Uy, Nga cắt giảm hạn ngạch cá tuyết Biển Barents năm 2025

 |  10:51 06/11/2024

(vasep.com.vn) Na Uy đã xác nhận việc giảm 25% hạn ngạch cá tuyết Đại Tây Dương ở Biển Barents cho năm 2025, thiết lập tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) là 340.000 tấn. Quyết định này dựa trên khuyến nghị khoa học của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy nhằm ổn định trữ lượng cá tuyết đang giảm sút.

USDA tiếp tục nhập khẩu 270.000 pao cá da trơn

 |  10:49 06/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ NK thêm 270.000 pao cá tra, bao gồm 190.000 pao phi lê đông lạnh và 80.000 pao cá da trơn cắt miếng tẩm bột dễ chế biến. Hạn nộp hồ sơ mời thầu là ngày 05/11/2024, và giao hàng từ 01/1 - 30/6/2025.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC