Báo cáo “Thúc đẩy Cải thiện Quản lý Nghề cá trên toàn cầu: Tác động của chương trình cảnh cáo bằng thẻ đối với khai thác IUU của EU tại Belize, Guinea, quần đảo Solomon và Thái Lan” cho thấy việc chính phủ Guinea ban hành luật thuỷ sản mới gần đây đã là giảm các hoạt động khai thác IUU sau khi luật làm gia tăng tỷ lệ xử phạt và ban hành mức phí nộp phạt.
Báo cáo cho biết những thay đổi về mặt pháp luật là chất xúc tác giúp mở rộng nỗ lực của Guinea trong việc giải quyết các vấn đề của mình trong cuộc chiến chống khai thác IUU.
Báo cáo được tổng hợp sau khi nghiên cứu kỹ các tài liệu và phỏng vấn những người tham gia trong ngành thuỷ sản của Guinea, cũng nêu bật những thay đổi tích cực trong hoạt động quản lý nghề cá của 3 quốc gia khác nhau – Belize, quần đảo Solomon, và Thái Lan, sau khi họ nhận thẻ vàng và kế hoạch giơ thẻ đỏ của EU.
Hiệu quả của 4 quốc gia trong cuộc chiến chống khai thác IUU được phân tích trên 3 chỉ số chính, bao gồm sự tuân thủ, thực thi và mức độ phổ biến của luật pháp và quy định.
EU giơ thẻ vàng với các nước không thuộc EU được xác định là không hợp tác trong cuộc chiến chống khai thác IUU. Cảnh báo mang lại cho nước này cơ hội nhận được sự hỗ trợ của EU trong việc giải quyết những thiếu sót đang góp phần gia tăng hoạt động khai thác IUU. Thẻ đỏ sau đó sẽ được giơ ra nếu nước này không tuân thủ các quy định về khai thác IUU sau khi nhận được thẻ vàng. Cả thẻ vàng và thẻ đỏ có thể được loại bỏ nếu quốc gia bị nhận thẻ đã có đủ nỗ lực để giải quyết những thiếu sót góp phần gia tăng hoạt động khai thác IUU.
Báo cáo cho biết, kể từ khi Guinea bị nhận thẻ đã thực hiện một số bước để cải thiện khả năng kiểm tra, kiểm soát và giám sát (MCS).
Mặc dù thiếu dữ liệu về số lượng tàu mang cờ của Guinea từ trước khi nước này nhận thẻ vàng và lần bị thẻ đỏ tiếp theo vào năm 2013, báo cáo đã đưa ra các chỉ số cho thấy sự cải thiện trong nhiều kết quả, chẳng hạn như thay đổi trong luật thuỷ sản quốc gia, sự tham gia trong các thoả thuận và sáng kiến quốc tế, cũng như các biện pháp MCS của quốc gia đã được cải thiện.
Báo cáo cho biết: “Mặc dù vẫn còn nhiều khả năng để cải thiện, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý nghề cá khu vực (RFMO), nhưng có thể mong đợi những thay đổi tích cực hơn nữa khi cơ sở hạ tầng được cải thiện và Guinea được trang bị tốt hơn để giải quyết các hoạt động đánh bắt IUU trong vùng biển của mình.
Một báo cáo riêng của Ngân hàng Thế giới xác nhận rằng kể từ khi Guinea tái cơ cấu luật thủy sản, quốc gia này đã nhận ra những thay đổi tích cực trong “quản lý năng lực đánh bắt”, bao gồm cả việc hạn chế số lượng tàu cá thông qua cải thiện việc thực thi pháp luật.
Báo cáo cho thấy Guinea đã nhận ra “phải tăng cường thực thi pháp luật và đấu tranh chống khai thác bất hợp pháp.” Nước này hiện có hệ thống giám sát tàu hoạt động và hơn 90% tàu đã được kiểm tra vào năm 2020, trong khi năm 2016 chỉ có 51%. Ngoài ra, nước này đã tăng cường tuần tra giám sát lên 300% - từ 232 ngày năm 2016 lên 696 ngày tuần tra trong năm 2019 - và đã đăng ký hơn 80% đội xuồng đánh cá thủ công của mình.
Số liệu thống kê hiện tại cho thấy ngành thủy sản của Guinea đóng góp 3,7% tổng sản phẩm quốc nội của đất nước năm 2019, mặc dù chưa được khai thác tối đa - chỉ mới đánh bắt được 165.000 tấn hải sản vào năm 2019, so với tiềm năng 300.000 tấn.
Guinea thiệt hại ước tính khoảng 20 triệu USD (18 triệu EUR) hàng năm do khai thác bất hợp pháp, một hoạt động vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nghề cá của nước này. Nhưng EU cho biết vấn đề này có thể được giải quyết một phần thông qua việc cung cấp đầy đủ nguồn lực và tài trợ cho các nhóm liên quan trong EU. "Để đảm bảo hiệu quả liên tục của kế hoạch cảnh báo bằng thẻ." Liên minh cũng khuyến nghị EU tìm hiểu việc mở rộng kế hoạch sang các nước khác để giảm hơn nữa khả năng đánh bắt IUU bị chuyển hướng sang các thị trường khác.
Hơn nữa, báo cáo kêu gọi mở rộng hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ phát triển cho các nước thứ ba tham gia vào quá trình cảnh báo bằng thẻ của EU.
Liên minh cho biết, kế hoạch cảnh báo bằng thẻ đã bị chê trách và có thể đạt được danh tiếng như hiện này là nhờ việc cung cấp thông tin cập nhật liên tục về các cuộc đối thoại cho các hội đồng tư vấn bao gồm các tổ chức phi chính phủ và ngành công nghiệp. Báo cáo cho biết kế hoạch này đã bị chỉ trích dữ dội khi lần đầu tiên được giới thiệu vì "không đủ minh bạch."
Hơn nữa, báo cáo kêu gọi EU sử dụng tất cả các diễn đàn có sẵn, bao gồm cả những diễn đàn bên ngoài chương trình cảnh báo bằng thẻ, để khuyến khích các quốc gia không thuộc EU áp dụng các chính sách hỗ trợ tính minh bạch để dễ dàng xác định và giải quyết các vấn đề liên quan đến khai thác IUU.
(vasep.com.vn) Nga đã miễn thuế xuất khẩu đối với phi lê cá minh thái và một số sản phẩm thủy sản khác, sau khi một số nhóm trong ngành kêu gọi giảm thuế.
Đại biểu Châu Quỳnh Giao (đoàn Kiên Giang) phản ánh một số chính sách về thuỷ sản chưa sát với thực tế, khiến những doanh nghiệp thu mua, chế biến cá ngừ xuất khẩu, một ngành hàng chủ lực đã lâm vào bế tắc.
Ngày hội cá tra Đồng Tháp – năm 2024 chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh – Giá trị xanh” diễn ra vào ngày 16-17/11 tại TP Hồng Ngự.
(vasep.com.vn) Trong những năm gần đây, Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm. Mặc dù luôn phải đối mặt với các chính sách bảo vệ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, nhu cầu của thị trường Mỹ vẫn rất lớn và chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì và mở rộng vị thế tại thị trường này.
(vasep.com.vn) Công ty Hirose Suisan, một nhà sản xuất surimi cá minh thái ở vùng Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, đang xây dựng một cơ sở chế biến mới để tăng gấp đôi công suất chế biến sò điệp.
(vasep.com.vn) Một cuộc thăm dò mới cho thấy hầu hết người Mỹ quan tâm đến thủy sản được sản xuất bền vững, an ninh lương thực và bảo vệ đại dương trên thế giới.
(vasep.com.vn) Trong giai đoạn từ 2018-2022, UAE đứng thứ 16 về nhập khẩu tôm từ Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 0,5% tổng giá trị XK tôm Việt Nam đi các thị trường. Mỗi năm, Việt Nam XK khoảng trên dưới 20 triệu USD tôm sang thị trường này.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trong tháng 11, các lực lượng thực thi pháp luật mở đợt cao điểm đồng loạt triển khai lực lượng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát xử lý tàu cá không đủ điều kiện tham gia hoạt động khai thác thủy sản, tàu cá đã xóa đăng ký nhưng vẫn còn hoạt động… Phải hoàn thành xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" trước ngày 20 /11/2024...
(vasep.com.vn) Na Uy đã xác nhận việc giảm 25% hạn ngạch cá tuyết Đại Tây Dương ở Biển Barents cho năm 2025, thiết lập tổng sản lượng khai thác cho phép (TAC) là 340.000 tấn. Quyết định này dựa trên khuyến nghị khoa học của Viện Nghiên cứu Biển Na Uy nhằm ổn định trữ lượng cá tuyết đang giảm sút.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) sẽ NK thêm 270.000 pao cá tra, bao gồm 190.000 pao phi lê đông lạnh và 80.000 pao cá da trơn cắt miếng tẩm bột dễ chế biến. Hạn nộp hồ sơ mời thầu là ngày 05/11/2024, và giao hàng từ 01/1 - 30/6/2025.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn