Xuất khẩu cá tra tiếp tục lao đao vì dịch

Nguyên liệu 15:27 10/08/2020
Thị trường ảm đạm khiến xuất khẩu các sản phẩm cá tra sụt giảm mạnh, hàng tồn kho cao... đang gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Để vượt khó, nhiều phương án như mở thêm thị trường mới và tận dụng triệt để hiệp định EVFTA… đang được doanh nghiệp cá tra đưa ra.

Xuất khẩu giảm sâu

Từ đầu năm tới nay Công ty CP Thủy sản Sông Tiền - SOTICO (Tiền Giang) liên tục phải đón những thông tin không mấy khả quan cho xuất khẩu sản phẩm cá tra. Tính đến hết tháng 7, sản lượng cá tra xuất khẩu của doanh nghiệp này ước tính giảm trên 50% so với cùng kỳ. Nguyên nhân được bà Nguyễn Thị Ánh - Chủ tịch HĐQT của SOTICO cho biết, do tác động từ đại dịch khiến nhiều đơn hàng cá tra đi Trung Quốc chưa thể phục hồi, còn tại thị trường EU, Trung Đông - do mới khởi động lại từ đầu tháng 7 nên số lượng chưa nhiều.

Giống như SOTICO, Công ty CP Thủy sản Trường Giang (tỉnh Đồng Tháp) cũng ảnh hưởng nặng từ đại dịch. Ông Ong Hàng Văn - Phó Giám đốc Công ty này cho biết, trong 7 tháng đầu năm, dù đã rất nỗ lực mở thêm nhiều thị trường mới như Singapore, Thái Lan, Hàn Quốc để bù đắp sự sụt giảm từ các thị trường truyền thống lớn như Trung Quốc, Mỹ, EU song xuất khẩu cá tra của công ty vẫn giảm 30% so với cùng kỳ 2019.

Ông Nguyễn Văn Kịch - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Cafatex (Hậu Giang) - thừa nhận, con cá tra Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng thừa. Nguyên nhân là do, thời gian qua mặt hàng này ở tình trạng dư cung, trong khi đó diễn biến của dịch bệnh Covid-19 khiến việc tiêu thụ bị chậm lại. Trong ngắn hạn, rất khó để tìm ra giải pháp với mặt hàng này.

Theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ước tính xuất khẩu cá tra của cả nước trong 7 tháng đầu năm nay chỉ đạt 828 triệu USD, giảm mạnh giảm 26,9% so với cùng kỳ.

Việc xuất khẩu giảm mạnh được ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) chỉ ra rằng, dịch bệnh khiến các hoạt động ăn uống của người dân thế giới giảm mạnh. Hệ thống nhà hàng, khách sạn tại nhiều nước chứng kiến lượng khách ít ỏi. Mặt hàng cá tra và thủy sản lại nhờ vào sức tiêu thụ chính của các hệ thống này nên cũng bị ảnh hưởng theo.

Tận dụng EVFTA để bứt tốc

Theo các doanh nghiệp cá tra, trong thời gian tới, doanh nghiệp sẽ có các chiến lược để tăng cường quảng bá hình ảnh của con cá tra tại các thị trường lớn, nhất là tại EU để tận dụng lợi thế về thuế quan sau khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực. Điển hình như trường hợp của Công ty CP Thủy sản Nam Việt (An Giang). Bà Đỗ Thị Thu Thủy - Phụ trách phòng kinh doanh Công ty chia sẻ, những tháng cuối năm công ty sẽ tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU. Hiện nay, công ty đã xây dựng dây chuyền khép kín, đầu tư vùng nuôi 600 ha theo tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại. Công ty cũng thay đổi cơ cấu sản phẩm, đưa ra nhiều sản phẩm như cá filet, chả cá, surimi từ cá thay vì chỉ có phi lê như trước đây.

Với SOTICO, bà Nguyễn Thị Ánh cho biết công ty đang tiếp tục chào hàng tại các thị trường mới ở EU để tận dụng thuế quan từ Hiệp định EVFTA. “Hiện có một số đối tác ở EU đề xuất đơn hàng với chúng tôi nhưng do giá chưa hợp lý nên SOTICO đang xem xét đàm phán”, bà Ánh cho biết.

Cùng với các giải pháp trên, nhiều doanh nghiệp cá tra khác đang tích cực mở rộng hoạt động giao thương trực tuyến để tìm thêm thị trường và đối tác mới. Theo ông Trương Đình Hòe, với tình hình như hiện nay, trong năm 2020 mặt hàng cá tra có thể chỉ đạt giá trị xuất khẩu trên dưới 1,6 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với dự kiến ban đầu là trên 2 tỷ USD hồi đầu năm nay.

Việc xuất khẩu giảm kéo giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đang ở mức thấp, khiến hàng loạt hộ nuôi lâm vào khó khăn. Cụ thể, hiện nay giá cá tra dao động từ 17.000 - 18.000 đồng/kg (tùy loại), với mức này người nuôi chịu lỗ từ 3.000- 5.000 đồng/kg nên nhiều hộ nuôi cho biết không khi thu hoạch hết lứa sẽ treo ao để giảm lỗ.

(Theo báo Công Thương)

 

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu cá tra tiếp tục lao đao vì dịch tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Công văn của Cục Thủy sản về cấp SC/CC: Không yêu cầu DN phải nộp thêm các hồ sơ không có trong quy định hiện hành

 |  16:57 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.

Nghị quyết 128/NQ-CP: Xử lý các "điểm nghẽn"về pháp luật để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh

 |  16:53 25/11/2024

(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.

Sản lượng surimi cá minh thái Alaska giảm 13% do nhu cầu yếu

 |  08:33 25/11/2024

(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá minh thái Alaska năm 2024 chính thức kết thúc vào ngày 1/11, với tổng sản lượng surimi của tiểu bang đạt 174.078 tấn, giảm 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngư trường cá ngừ của Senegal đạt chứng nhận MSC

 |  08:31 25/11/2024

(vasep.com.vn) Một ngư trường đánh bắt cá ngừ Đại Tây Dương của Senegal, đã trở thành ngư trường đầu tiên trong khu vực đạt được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC).

Xuất khẩu tôm sang Mỹ và những diễn biến liên quan

 |  08:28 25/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ tháng 10 năm nay đạt hơn 80 triệu USD, tăng 17%. Lũy kế 10 tháng, XK tôm sang thị trường này thu về 646 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ.

Giá cá tuyết và cá haddock H&G Đại Tây Dương tăng mạnh

 |  08:37 22/11/2024

(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.

Các nhóm nghề cá EU ủng hộ lệnh cấm khai thác biển sâu

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.

Tăng cường bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:33 22/11/2024

Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.

WCPFC kêu gọi tăng cường giám sát và bảo tồn bền vững nguồn lợi thủy sản tại cuộc họp thường niên

 |  08:52 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC