Giá cá tăng trong giai đoạn này giúp người nuôi có được lợi nhuận đáng kể. Bình quân, ngư dân lãi từ 3.500 - 4.000 đồng/kg (tùy vào kỹ thuật nuôi). Hiện, doanh nghiệp và thương lái tìm mua cá tra 2 kích cỡ (cá trên 1kg/con và dưới 1kg/con). Cá trên 1kg/con, thị trường đang giao dịch ở mức từ 32.000 - 33.000 đồng/kg (tùy vào phương thức thanh toán). Cá dưới 1kg/con, giá dao động quanh mức 31.500 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong vòng 3 năm qua. Giá tăng đã giúp người nuôi không còn tình trạng thua lỗ như những tháng đầu năm 2024.
Giá cá tăng mạnh, cơ hội nhiều, thách thức cũng không ít. Điều này kéo theo giá thức ăn, chi phí đầu vào khác tăng theo, làm lợi nhuận của người nuôi giảm, nếu họ không có biện pháp kiểm soát chi phí hiệu quả. Đồng thời, dễ dẫn đến rủi ro về thị trường, bởi giá tăng hay giảm đều chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, như: Quan hệ cung và cầu, thị trường xuất khẩu, chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm, thời tiết và biến đổi khí hậu, kể cả sự cạnh tranh từ sản phẩm thay thế khác…
Nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu là thế mạnh của các tỉnh ĐBSCL. Năm 2024, tổng diện tích thả nuôi cá tra của toàn vùng ước đạt 5.370ha. Sản lượng cá tra thu hoạch khoảng 1,67 triệu tấn, bằng 99% so cùng kỳ năm 2023. Các tỉnh có sản lượng nuôi nhiều, trước hết phải kể đến Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long. Riêng An Giang, diện tích thả nuôi là 1.800ha.
Hiện, giá cá tăng, người nuôi cần tận dụng cơ hội này để tối ưu hóa lợi nhuận, đồng thời chú trọng đến việc quản lý chi phí, áp dụng biện pháp kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. DN cần tập trung đẩy mạnh vào việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu để tận dụng tối đa lợi thế cạnh tranh. Ngư dân lẫn DN cần chủ động theo dõi thông tin thị trường, dự báo xu hướng giá cả để có kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp.
(t/h)
(vasep.com.vn) Tình trạng lạm thác đang đặt ngành đánh bắt cá của Kenya vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa cả sinh kế và đa dạng sinh học. Các chuyên gia kêu gọi quản lý và hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng địa phương.
(vasep.com.vn) Nhà tổ chức Triển lãm Thủy sản Toàn cầu Diversified cho biết sự kiện lần thứ 31 này đang tiếp tục thu hút sự chú ý.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2024 đã tăng trưởng hai con số, đạt gần 600.000 tấn, giúp quốc gia này vượt qua Ecuador để trở thành nước xuất khẩu tôm lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, theo số liệu thương mại của Ấn Độ.
Ngành cá tra Việt Nam đang tích cực hoàn thiện quy trình sản xuất giống không sử dụng kích dục tố HCG – loại hóc môn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, từng bị khan hiếm trong dịch COVID-19 và bị EU khuyến cáo hạn chế. Từ giữa năm 2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã triển khai nghiên cứu thay thế HCG bằng các hoạt chất khác như não thùy cá chép, sGnRHa, LH-Rha, 17-20P và Buserelin. Kết quả bước đầu rất khả quan, xác định được liều lượng tối ưu. Trong năm 2025, quy trình này sẽ được thực nghiệm tại 10 trại giống, tiến tới đăng ký tiến bộ kỹ thuật và thương mại hóa.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Mỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế lên tới 150%, đang khiến cá rô phi Trung Quốc “mất cửa” vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần mặt hàng này tại Mỹ trong thời gian tới...
Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.
(vasep.com.vn) Giá bán buôn tôm đông lạnh nhập khẩu tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng sau nhiều tuần giảm, do lượng hàng tồn kho ở thị trường hạ nguồn cạn kiệt.
Tháng 2/2025, diện tích nuôi thả cá trên địa bàn toàn tỉnh là 1.987 ha; trong đó diện tích nuôi cá tra công nghiệp là 298,6 ha.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn