Không thể tự chủ nguyên liệu vì tỷ lệ tôm sống quá thấp
Tự chủ nguyên liệu đầu vào luôn là mục tiêu lớn mà doanh nghiệp chế biến theo đuổi. Tuy nhiên, với ngành tôm, điều là không thể dù doanh nghiệp có quy mô lớn đến đâu, bởi tỷ lệ sống trên tôm hiện vẫn ở mức thấp, tối đa chỉ 60% với mô hình nuôi tôm siêu thâm canh công nghệ cao. Còn với mô hình nuôi tôm rừng thì tỷ lệ này thậm chí chỉ còn 0,5 - 1%.
Mô hình nuôi tôm |
Tỷ lệ tôm sống |
Mô hình tôm rừng |
0,5-1% |
Mô hình tôm quảng canh |
2-5% |
Mô hình thâm canh/bán thâm canh |
5 - 10% |
Mô hình tôm lúa |
5 -10% |
Mô hình tôm siêu thâm canh công nghệ cao |
dưới 60% |
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo khảo sát của Minh Phú
Với CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam, mặc dù sở hữu hai vùng nuôi (Minh Phú Lộc An và Minh Phú Kiên Giang) với tổng diện tích lên tới 1.200 ha nhưng tỷ lệ tự chủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cũng chỉ khoảng 10%. Sản lượng tối đa của 2 vùng này có thể đạt 30.000 tấn.
Năm nay, dự kiến sản lượng tôm nuôi của Minh Phú khoảng 15.000 tấn trong bối cảnh tình hình dịch bệnh năm nay phức tạp. Trong khi đó, kế hoạch sản lượng tôm chế biến ở mức 64.600 tấn (tăng 7,6% so với năm 2021).
“Minh Phú có lớn đến mấy cũng không thể nào tự chủ hoàn toàn 100% tôm nguyên liệu. Ngay cả khi công ty có sở hữu 10.000 ha tôm siêu thâm canh thì tối đa cũng chỉ tự chủ được 15% nguyên liệu vì các nhà máy chế biến liên tục được mở rộng”, ông Lê Văn Quan, Tổng Giám đốc Minh Phú, người được biết đến với mệnh danh “vua tôm” Việt Nam chia sẻ với cổ đông trong cuộc họp cuối tháng 6.
Công suất chế biến hiện tại của Minh Phú đang là 80.000 tấn/năm. Dự kiến, Minh Phú sẽ tăng gần gấp đôi công suất chế biến tôm với các dự án xây nhà máy mới.
Cụ thể, năm 2021, Minh Phú khởi công chuỗi dự án nhà máy chế biến thuỷ sản tại Khu công nghiệp Khánh An, trong đó có hai nhà máy chế biến là Minh Phú và Minh Phát với tổng công suất gần 40.000 tấn/năm.
Bên cạnh đó, công ty cũng đang mở rộng xưởng tẩm bột cho nhà máy Minh Phú Hậu Giang. Dự kiến, công suất tăng thêm 15.000 tấn/năm.
Như vậy, sau khi mở rộng, tổng công suất chế biến của Minh Phú là 135.000 tấn/năm.
So với sản lượng tôm nguyên liệu tự chủ của công ty khoảng 15.000 tấn thì con số công suất thiết kế lớn hơn rất nhiều lần.
Tương tự với câu chuyện của Sao Ta, công ty chế biến xuất khẩu tôm lớn thứ 3 Việt Nam.
Chia sẻ với báo chí thời gian gần đây, ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT CTCP Thực phẩm Sao Ta cho biết việc doanh nghiệp chế biến tôm tự chủ 100% nguyên liệu là điều hoàn toàn không thể vì ngành tôm còn khá manh mún, tự phát. Do đó, không có cách nào bỏ được việc mua tôm nguyên liệu bên ngoài. Hiện mức độ chủ động nguyên liệu của Sao Ta khoảng 20%.
Tuy nhiên, hồi tháng 6, Sao Ta công bố kế hoạch chi 200 tỷ đồng mua lại và tăng vốn cho Công ty TNHH Vĩnh Thuận nhằm mở rộng vùng nuôi tôm thêm 203 ha.
Sau khi mở rộng, tổng diện tích nuôi tôm của công ty dự kiến khoảng 520 ha. Thế nhưng, cũng như Minh Phú, Sao Ta mở rộng vùng nuôi nhưng đồng thời cũng tăng chỉ tiêu sản lượng tôm chế biến, cho nên chỉ tự chủ 30-40% nguyên liệu.
Trong quý III năm nay, dự kiến nhà máy chế biến tôm mới của Sao Ta sẽ đi vào hoạt động với công suất thiết kế khoảng 15.000 tấn/năm. Công ty đặt kế hoạch sản lượng tôm chế biến trong năm 2022 đạt 25.000 tấn, tăng 8,7% so với năm 2021.
Người đầu tư nuôi liên kết, kẻ tập trung thế mạnh nội tại
Cùng không thể tự chủ nguyên liệu, nhưng cách giải bài toán của các doanh nghiệp chế biến tôm khác nhau.
Thay vì cố gắng chủ động nguyên liệu, Minh Phú chọn cách đầu tư cho người nông dân liên kết để nuôi tôm với giá thành rẻ hơn. Đổi lại, doanh nghiệp có thể mua tôm giá rẻ và tập trung vào thế mạnh của mình là chế biến.
“Quản lý nuôi tôm không hề đơn giản. Người dân nuôi tôm tốt hơn Minh Phú nhiều. Thay vào đó, chúng tôi giúp họ nuôi tôm thành công với chi phí thấp và Minh Phú có thể mua tôm với giá rẻ. Minh Phú chế biến, xuất khẩu là tốt nhất. Vậy tại sao không tập trung vào thế mạnh của mình mà lại đi làm những việc không phải sở trường?”, ông Quang đặt vấn đề.
Vị này cho biết trong nuôi tôm, một trong những bài toán mà Minh Phú chưa thể giải quyết triệt để đó là quản lý nhân sự.
“Khi Minh Phú nuôi tôm, người nuôi tôm không coi đấy là tài sản của họ nên mưa gió họ cũng không thèm ra ao, đêm thì họ ngủ. Khi tôm xảy ra sự cố thì Minh Phú chịu.
Còn khi họ tự bỏ vốn ra nuôi thì họ coi con tôm như con, như cả gia tài của họ. Do đó, tỷ lệ thành công cao hơn. Việc của Minh Phú là đầu tư hỗ trợ các hộ nuôi liên kết để có chi phí thấp hơn, từ đó công ty mua tôm với giá rẻ”, ông Quang nói.
Mới đây, Minh Phú đã tài trợ cho tỉnh Ninh Thuận quy hoạch sản xuất tôm giống chất lượng cao, tài trợ cho các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc liêu về quy hoạch cả chuỗi giá trị tôm.
Còn với Sao Ta, công ty tập trung trong việc nâng tỷ lệ sống trên tôm bằng công nghệ Probiotic (quy trình nuôi tôm bằng vi sinh). Việc giúp tôm vượt qua các thời kỳ dịch bệnh được cho là một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp.
Chính dịch bệnh giai đoạn 2010 - 2015 khiến Vĩnh Thuận phải bán vùng nuôi đạt chứng chỉ nuôi quốc tế ASC và BAP sớm nhất Sóc Trăng cho Sao Ta để trả nợ.
Chủ tịch Sao Ta tỏ ra tự tin về quy trình nuôi Probiotic của mình trong bối cảnh dịch bệnh trên tôm đang quay trở lại. “Ngay năm 2022 này khá nhiều trang trại nuôi ở nhiều tỉnh đang vất vả vì dịch bệnh trên tôm nuôi, thậm chí có trang trại phải đóng cửa.
Khu nuôi Sao Ta tôm cũng bị dịch bệnh. Tuy nhiên, do công tác an toàn sinh học ở đây được thực thi khá triệt để nên dịch bệnh tác hại trong phạm vi kiểm soát được. Sao Ta tự tin quy trình nuôi của mình có nhiều ưu điểm và nhất là kiểm soát rủi ro khá tốt nên không ngại khó khăn. Càng khó khăn thì nuôi tôm càng có tỉ suất lợi nhuận tốt hơn!”, ông Lực cho biết.
Mặc dù vậy, quy trình này cũng đối mặt với rủi ro bị sao chép và ông Lực thừa nhận điều này.
“Quy trình nuôi tôm có thể bị sao chép cơ bản nếu có nền tảng tương đồng và người đi sao chép phải biết xử lý linh hoạt vì bài toán nuôi tôm có nhiều biến số”, ông Lực nói với cổ đông trong cuộc họp diễn ra hồi tháng 4.
Thế nhưng hiện tại, rủi ro lớn nhất mà cả hai doanh nghiệp đang phải đối mặt đó là tình trạng thiếu nguyên liệu. Một số chuyên gia trong ngành cho rằng nguồn tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh vì dân chùn tay thả nuôi vụ hai do dịch bệnh còn tiềm ẩn. Bên cạnh đó, lạm phát có thể khiến sức cầu không như ý và giá cả tiêu thụ khó cải thiện.
Bảo Ngọc (Theo Cafef)
(vasep.com.vn) Hiệp hội Cá ngừ Bền vững Nam Phi (SASTUNA) đã nhận được chứng nhận của Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho ngành đánh bắt cá ngừ vằn sử dụng phương pháp câu vàng tại tỉnh Western Cape, Nam Phi.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản tiếp tục đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi nhu cầu gia tăng từ Mỹ và Đông Nam Á trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu thấp.
Về giống cá tra, báo cáo của các địa phương, hiện có hơn 240.000 con cá bố mẹ sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 180.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm và 60.000 con là cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016 – 2020 (40.000 con đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu).
(vasep.com.vn) Trung Quốc được cho là đang cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản vào nửa đầu năm 2025, sau khi các cuộc kiểm tra xác nhận sự an toàn của nước đã qua xử lý được thải ra từ Nhà máy Điện Hạt nhân Fukushima Daiichi.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã giảm trong tuần đầu tiên của năm 2025, do tồn kho cao tại các cảng Trung Quốc và sự suy giảm trong nhu cầu thức ăn nuôi trồng thủy sản theo mùa tiếp tục tạo áp lực lên thị trường, theo các nguồn tin trong ngành.
(vasep.com.vn) Báo cáo Kinh tế thường niên năm 2024 của Ủy ban châu Âu (EC) cho thấy lợi nhuận của đội tàu khai thác thủy sản EU đã được cải thiện đáng kể, với lợi nhuận gộp dự kiến đạt khoảng 1,67 tỷ EUR (tương đương 1,74 tỷ USD) trong năm 2024. Đây là mức tăng so với các con số ghi nhận trong năm 2022 và 2023.
(vasep.com.vn) Vào tháng 8 năm 2023, Trung Quốc đã đình chỉ nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản sau vụ xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển. Điều này đã gây ra những thay đổi đáng kể trong ngành xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản, đặc biệt là về cấu trúc thị trường và kim ngạch xuất khẩu.
Hiện toàn tỉnh có có 271 tàu có chiều dài từ 15m trở lên; 849 tàu có chiều dài dưới 15m và 123 tàu “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản). Từ tháng 10/2023 đến nay Trà Vinh có 146 tàu cá mất kết nối VMS trên 06 tiếng; 02 tàu cá mất kết nối VMS trên 10 ngày và 17 tàu mất kết nối trên 06 tháng.
(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản tự nhiên của Nga trong năm 2024 giảm so với cùng kỳ năm trước, trong khi giá thủy sản nội địa tăng mạnh.
Tổng Thư ký Trương Đình Hòe bắt đầu khởi nghiệp là Phó Giám đốc một nhà máy đông lạnh vào thập niên 80 tại tỉnh Ninh Thuận. Sau khi được đào tạo bài bản tại Đại học Thủy sản Nha Trang như những bạn bè cùng thời, thay vì theo đuổi nghiệp kinh doanh xuất khẩu thủy sản, Tổng thư ký Trương Đình Hòe đã lựa chọn gắn liền sự nghiệp của mình cho một tổ chức mới thành lập vào năm 1998, đó là VASEP.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn