Người nuôi tôm tại Trung Quốc đang lo sợ khi Virus Decapod hay Div1 xuất hiện và phá hủy các trại nuôi tôm phía Nam tỉnh Quảng Đông, làm giảm sản lượng tôm và đe dọa đời sống của hàng nghìn hộ nông dân.
Người nuôi tôm địa phương cho biết, virus này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2014. Đầu năm ngoái, Div1 xuất hiện trở lại với mức độ nghiêm trọng hơn. Và tiếp tục xuất hiện trở lại vào tháng 2 năm nay, ảnh hưởng tới ¼ diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh.
Chưa có cơ sở khoa học khẳng định Div1 có thể gây hại đến con người, nhưng thực tế cho thấy virus này hoàn toàn có khả năng phá hủy ngành công nghiệp nuôi tôm của tỉnh Quảng Đông khi làm cho tôm chết hàng loạt trên diện rộng.
“Tỷ lệ chết và tốc độ lây lan của virus này thật đáng sợ. Chỉ sau 2 đến 3 ngày phát hiện tôm nhiễm bệnh, virus lây rất nhanh và làm chết toàn bộ tôm trong ao”, theo Wu Jinhong, một nông dân nuôi tôm tại huyện Da’ao, thành phố Jiangmen.
Dấu hiệu đầu tiên của tôm nhiễm Div1 là bắt đầu chuyển sang màu đỏ, trước khi vỏ tôm mềm nhũn và chìm xuống đáy ao, theo ghi nhận của người dân địa phương. Virus không phân biệt đối tượng nuôi, tôm to hay nhỏ, tôm thẻ hay tôm càng xanh, Zhong Qiang, nông dân nuôi tôm tại thành phố Zhuhai cho hay. Khi một ao nhiễm virus này, thì các ao lân cận có nguy cơ lây nhiễm chỉ vài ngày sau đó.
Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học thủy sản Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện loại virus bí ẩn này trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương tại tỉnh Zhejiang vào tháng 12/2014. Nhưng khi đó, Div1 không thu hút sự chú ý của cộng đồng nuôi tôm, mặc dù đã có lo ngại rằng virus có nguy cơ lây lan và trở thành hiểm họa mới của ngành tôm. Tới năm 2018, virus bắt đầu xuất hiện ở các trại tôm và cơ sở nhân giống tại 11 tỉnh, thành, Qiu Liang, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu thủy sản Hoàng Hải cho biết.
Các nhà khoa học tại Học viện Khoa học thủy sản Trung Quốc lần đầu tiên phát hiện loại virus này trên tôm chân trắng Thái Bình Dương tại tỉnh Zhejiang vào tháng 12/2014. Nhưng khi đó, Div1 không thu hút sự chú ý của cộng đồng nuôi tôm, mặc dù đã có lo ngại rằng virus có nguy cơ lây lan trên khắp cả nước. Tới năm 2018, virus bắt đầu xuất hiện ở các trại tôm và cơ sở nhân giống tại 11 tỉnh, thành, Qiu Liang, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu thủy sản Hoàng Hải cho biết.
Theo Qiu Liang, đợt bùng phát nghiêm trọng nhất đã tàn phá các cơ sở nuôi thủy sản dọc vùng châu thổ Châu Giang vào năm ngoái. Tại huyện Da’ao, nơi có gần 20.000 người - gần một nửa dân số trong vùng sinh sống bằng nghề nuôi tôm, 2/3 diện tích ao nuôi đã bị nhiễm virus Div1 vào mùa xuân năm ngoái và sau đó nông dân phải rút cạn ao.
Dịch bệnh giảm nhẹ vào mùa hè và mùa thu khi nhiệt độ tăng cao hơn, nhưng thường quay trở lại vào tháng 2 hàng năm. Nông dân cho biết, nhiệt độ trên 30 độ C sẽ giảm lây lan virus.
Do không có cách hiệu quả nào để ngăn chặn virus lây lan, nên ngày càng có nhiều người nuôi tôm tại tỉnh Quảng Đông ngăn người ngoài, thậm chí cả bạn bè hoặc người thân tới gần ao nuôi tôm.
Theo ông Qiu, các chuyên gia vẫn cho rằng tôm lây nhiễm Div1 qua nước và môi trường địa phương, nhưng cũng có nhiều khả năng tôm có thể lây lan giữa các trại nuôi qua con người. Hiện, các nhà khoa học, và chuyên gia trong ngành vẫn chưa có nhiều thông tin về loại virus này.
Vẫn chưa có thống kê chính xác con số thiệt hại do virus Div1 gây ra cho đến nay, tuy nhiên thông thường, nếu dịch bệnh đã xuất hiện thì sản lượng của trại nuôi sẽ giảm ít nhất 1/4.
Mức sống tăng ở Trung Quốc kéo theo nhu cầu tôm các loại tăng những năm gần đây tuy nhiên sản lượng tôm trong nước lại bị ảnh hưởng bởi Div1.
Dịch bệnh này khiến sản lượng tôm chân trắng Thái Bình Dương hàng năm của Trung Quốc giảm xuống 1,2 triệu tấn năm 2018 từ 1,5 triệu tấn năm 2013.
(vasep.com.vn) Giá dầu cá đã giảm đáng kể vào đầu năm 2025, khi các nhà sản xuất Peru bán dầu cá sang Trung Quốc với giá khoảng 2.600 USD/tấn, giảm mạnh so với mức cao nhất 3.190 USD/tấn vào tháng 12/2024.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo nuôi trồng thủy sản mới nhất của Rabobank, những người sản xuất tôm có thể kỳ vọng giá sẽ cải thiện trong nửa đầu năm.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo mới của ENACT Africa, một sáng kiến do EU hậu thuẫn nhằm giải quyết tội phạm xuyên quốc gia, nghề cá của Somalia, bao gồm cả cá ngừ vây vàng, đang chịu áp lực nghiêm trọng từ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).
Kim ngạch xuất khẩu của thủy sản Việt Nam vào thị trường Singapore trong năm 2024 tăng 4,99%, giá trị xuất khẩu đạt gần 113,37 triệu SGD, chiếm thị phần 9,68%
Đây là mục tiêu mà ngành thủy sản tiếp tục đặt ra trong năm 2025 - năm cuối tăng tốc thực hiện kế hoạch phát triển ngành thủy sản 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Xuất khẩu thủy sản năm 2024 vượt mốc 10 tỷ USD, kỳ vọng sẽ tiếp tục nối dài đà tăng trưởng trong năm 2025.
(vasep.com.vn) Dù đối mặt với nhiều thách thức trong nửa cuối năm nhưng khép lại năm 2024, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam vẫn tăng 17% so với năm 2023, đạt 299 triệu USD. Để có thể tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng trong năm 2025, ngành sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp rất cần sự phối hợp đồng bộ của các bên liên quan.
Trong tháng cuối cùng của năm 2024, thị trường nội địa đã soán ngôi Mỹ để vươn lên vị trí số 1 về đóng góp doanh thu cho Vĩnh Hoàn.
Sau gần một ngày ra khơi, 8 tàu cá của ngư dân phường Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh đánh bắt được 100 tấn cá cơm, bán thu hơn một tỷ đồng.
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn