Các chuyên gia từ châu Âu trong các hội thảo quốc tế tại Việt Nam đều cho rằng, có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng thủy sản Việt bị trả về ngày càng nhiều. Trong đó, vấn đề quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng châu Âu là sản phẩm cần truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đây chính là vấn đề mà Tập đoàn Việt - Úc đã dành rất nhiều thời gian, đầu tư nghiên cứu ngay từ ban đầu để đưa ra giải pháp. Từ việc chủ động nguồn trùn biển, thức ăn cho tôm bố mẹ, Đây là yếu tố đầu vào hết sức quan trọng mà Tập đoàn Việt - Úc đã đầu tư nghiên cứu để tự sản xuất được trùn biển tại chỗ, giúp kiểm soát được dịch bệnh, an tâm và chủ động hơn trong việc điều chỉnh nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho con tôm bố mẹ.
Nguồn đầu vào được kiểm soát tốt, chặt chẽ, giúp Việt - Úc có thể tự tin hơn trong việc phát triển nguồn tôm bố mẹ chủ động tại Việt Nam. Đây chính là thành tựu mà trong rất nhiều năm Việt - Úc đã làm được. Với việc ứng dụng các phương pháp hiện đại di truyền số lượng, di truyền phân tử…, hiện tại, Tập đoàn đã chọn tạo được giống tôm thẻ chân trắng bố mẹ thế hệ G10 với tốc độ tăng trưởng bình quân tốt hơn thế hệ G0 60%.
Đây là yếu tố hết sức quan trọng để có thể sản xuất nguồn tôm giống chất lượng có nguồn gốc rõ ràng, không chỉ có sức đề kháng cao, mà còn thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương. Với những nỗ lực này, nguồn giống Việt - Úc đã dần khẳng định được vị thế của mình thông qua sự tin tưởng của bà con nuôi khắp cả nước với thị phần chiếm hơn 30%, là đơn vị dẫn đầu thị trường với con giống chất lượng trong nhiều năm liền.
Không chỉ có sức đề kháng tốt, giúp nâng cao tỷ lệ sống, hạn chế dịch bệnh, con giống Việt - Úc còn có thể được nuôi mật độ cao tốt hơn (300-500 con/m2) với các mô hình nuôi công nghệ cao mà gần đây Việt - Úc đã hỗ trợ rất nhiều hộ dân vùng ĐBSCL triển khai và mang lại kết quả thành công ngoài mong đợi. Mô hình nuôi công nghệ cao, siêu tiết kiệm chi phí nuôi mà còn đáp ứng được về chất lượng, kích cỡ lớn.
Tôm thu hoạch từ Công ty Sao Đại Dương có kích cỡ 22 con/kg (con giống Việt - Úc)
Đại diện từ khách nuôi tôm Việt - Úc chia sẻ: “Các nhà máy chế biến và thị trường nhập khẩu hiện đang đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn, buộc chúng tôi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ khâu đầu vào là giống phải đảm bảo các yếu tố như: truy xuất nguồn gốc, đảm bảo chất lượng về tỷ lệ sống, kháng bệnh, tăng trưởng và kích cỡ lớn. Các hộ dân ở đây cũng đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng khi sử dụng con giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng như con giống Việt - Úc thay vì những lợi ích trước mắt”.
Với chương trình chọn giống tôm bố mẹ mà Tập đoàn đã hợp tác cùng Viện CSIRO triển khai, nhằm mục tiêu lựa chọn ra con giống có tính trạng vượt trội nhất, khả năng chống chịu, tỷ lệ sống cao. Chính vì vậy, ưu điểm nổi bật nhất của tôm giống Việt - Úc đó chính là khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, đặc biệt với tình hình khí hậu, thời tiết tại nước ta đang có nhiều biến động phức tạp, thì rất cần con giống có khả năng chống chịu tốt. Đây được xem là 1 giải pháp để nuôi tôm vào mùa mưa hay mùa lạnh, con giống Việt - Úc chính là sự lựa chọn số 1 của người nuôi vào những thời điểm trên.
Kết quả nuôi tôm trên ao lót bạt (1000m2/2 ao) thu về 7,1 tấn tôm với kích cỡ lớn 25 con/kg (tôm giống Việt - Úc) của khách hàng Nguyễn Quốc Trinh tại Trà Vinh
Nhiều hộ nuôi tôm giống Việt - Úc đã phản hồi tốt về kế quả nuôi về kích cỡ tôm, chất lượng đạt chuẩn xuất khẩu. Đây là tín hiệu đáng mừng để góp phần đẩy mạnh mục tiêu xuất khẩu đến cuối năm cho cả ngành.
Hiện nay, Việt - Úc là cánh chim đầu đàn trong việc ứng dụng các công nghệ trong nuôi trồng, theo chỉ đạo từ Bộ NN&PTNT để lan tỏa thành công đến các hộ nuôi nhiều hơn. Các mô hình nuôi Việt - Úc triển khai đến người nuôi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, đáp ứng được chất lượng tôm nuôi thông qua quy trình nuôi chuẩn không dư lượng kháng sinh, kích cỡ tôm lớn 30-40 con/kg (trong vòng 90 ngày). Đây chính là giải pháp then chốt để nâng cao giá trị khi đưa vào các nhà máy chế biến xuất khẩu, đạt tiêu chuẩn và mong đợi từ các thị trường khó tính trên thế giới, khẳng định thương hiệu tôm Việt.
(vasep.com.vn) Ngày 8/1/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2025.
(vasep.com.vn) Sản lượng sò điệp đánh bắt ở khu vực Okhotsk thuộc Hokkaido, Nhật Bản, dự báo sẽ giảm xuống dưới 300.000 tấn trong năm 2025, lần đầu tiên trong bảy năm qua, phản ánh những thách thức lớn đối với một trong những nguồn cung cấp hải sản chủ yếu của Nhật Bản.
(vasep.com.vn) Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.
TPO - Giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khắp các cảng cá ở miền Trung vui như mở hội, hàng trăm tàu thuyền từ ngư trường nối đuôi nhau quay về bờ. Những chuyến tàu chở nặng tôm cá… trong phiên biển cuối năm giúp ngư dân đón một cái Tết ấm no.
(vasep.com.vn) Liên tục trong 3 tháng cuối năm 2024, XK chả cá và surimi của Việt Nam tăng trưởng liên tục. Tính cả năm 2024, XK nhóm sản phẩm này của Việt Nam đạt 298 triệu USD, giảm 2% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành nuôi tôm tại Brazil hiện đang tập trung phục vụ nhu cầu nội địa, các nhà lãnh đạo ngành tin rằng quốc gia này có thể trở thành một đối thủ toàn cầu trong những năm tới nếu đầu tư vào việc vượt qua các trở ngại quan trọng.
(vasep.com.vn) Sản lượng sò điệp tại Vịnh Funka, khu vực nuôi trồng sò điệp lớn thứ hai ở Hokkaido, Nhật Bản, dự kiến sẽ giảm 7-9% trong mùa vụ năm 2025, xuống còn 52.100-53.100 tấn. Vịnh Funka đứng sau Biển Okhotsk, khu vực có sản lượng sò điệp dự kiến đạt mức thấp nhất trong bảy năm, với 267.000 tấn.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá tra nuôi công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long năm 2024 đạt 95.100 tấn, giảm 4% so với năm 2023. Mặc dù sản lượng cá tra giảm, xu hướng tích cực từ những tháng cuối năm mang lại hy vọng cải thiện hiệu quả kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc gia tăng diện tích nuôi cá tra công nghiệp và duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản tổng thể cho thấy tỉnh đã nỗ lực giữ vững hoạt động sản xuất.
(vasep.com.vn) Giá đấu giá cá tuyết bỏ đầu và bỏ ruột tại Iceland đã có sự điều chỉnh trong tuần gần đây nhất, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Theo Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), giá xuất khẩu phi lê cá thu và cá trích của Na Uy đã giảm trong tuần thứ 2/2025, trong khi giá cá trích nguyên con về cơ bản không thay đổi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn