Thủy sản là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực sang thị trường EFTA.
Ngoài 17 FTA nêu trên, Việt Nam đang đàm phán 2 FTA, gồm FTA với Khối EFTA (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) và FTA ASEAN - Canada (ACaFTA).
Đối với FTA Việt Nam - EFTA, cho đến nay, hai bên đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp trực tuyến trao đổi ở cả cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật.
Các nội dung đã đạt được thống nhất bao gồm: Thuận lợi hóa thương mại, Cạnh tranh, Thương mại và Phát triển bền vững, Phòng vệ thương mại, các điều khoản cuối cùng.
"Hiện tại, ba vấn đề vướng mắc chủ yếu còn tồn đọng trong đàm phán FTA Việt Nam - EFTA là tiếp cận thị trường đối với thương mại hàng hóa, Sở hữu trí tuệ và Mua sắm của Chính phủ. Ngoài ra, có 1 vấn đề mới phát sinh là bạn yêu cầu đàm phán lại Chương Thương mại và Phát triển bền vững", Bộ Công thương cho biết.
Trên cơ sở kết quả phiên họp cấp cao giữa EFTA và Việt Nam vào tháng 5/2023 tại Giơnevơ, Thụy Sỹ, hai Bên đã tổ chức họp trao đổi cấp kỹ thuật về các nội dung Thương mại hàng hóa, Sở hữu trí tuệ, và Thương mại và Phát triển bền vững vào cuối tháng 9/2023.
Tiếp theo đó, vào ngày 26/10/2023, ông Dominicque Paravicy, Quốc vụ khanh, người đứng đầu cơ quan hợp tác phát triển kinh tế, Tổng cục Kinh tế Liên bang - Bộ Kinh tế Giáo dục và Nghiên cứu của Thụy Sĩ (EAER) có buổi làm việc tại Bộ Công thương để thúc đẩy đàm phán FTA Việt Nam - EFTA trong thời gian tới.
Việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán FTA với khối EFTA, tiến tới ký kết được hiệp định này sẽ thúc đẩy mở rộng hợp tác về thương mại. Nhờ các cam kết về cắt giảm thuế quan, hàng hóa Việt sẽ có cơ hội cạnh tranh tốt hơn với các quốc gia cùng xuất khẩu vào khối EFTA.
Trong các nước châu Á xuất khẩu vào khối EFTA, Trung Quốc và Thái Lan là hai đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Việt Nam tại thị trường này. Cuối năm 2022, khối EFTA và Thái Lan đã tái khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do.
Hiện, trao đổi thương mại 2 chiều Việt Nam và khối EFTA còn khiêm tốn. Theo số liệu của Tổng cục hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và khối EFTA năm 2023 đạt khoảng 1,49 tỷ USD, tăng 2,1% so với năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt khoảng 416,3 triệu USD, tăng 8,1%; nhập khẩu đạt khoảng 1,07 tỷ USD, giảm 0,1%.
Việt Nam nhập siêu từ các nước này với giá trị khoảng 644 triệu USD trong năm ngoái. Thụy Sĩ và Na Uy là hai đối tác thương mại chính của Việt Nam trong khối EFTA với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chiếm tới 97% thương mại của Việt Nam với khu vực.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường các nước EFTA có: hàng thuỷ sản, giày dép, máy vi tính, sản phẩm điện tử, linh kiện và hàng dệt may.
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ khối thị trường này có: hàng thủy sản, sữa, sản phẩm từ sữa, chế phẩm thực phẩm, hóa chất và sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu nguyên liệu, vải các loại, đá quý và kim loại quý, máy vi tính và linh kiện...
Nguồn: Báo Đầu tư
(vasep.com.vn) Trong thời gian 01 tháng gần đây, một số doanh nghiệp XK thủy sản phản ánh với văn phòng Hiệp hội VASEP về tình trạng nhiều lô hàng thủy sản XK qua một số nước Trung Đông bị Cục lãnh sự trả lại hồ sơ vì vướng mắc liên quan đến thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự, dẫn đến ách tắc XK sang những thị trường này.
Doanh nghiệp thực phẩm than vãn quy trình sản xuất bị đảo lộn, chi phí tăng mà hiệu quả chẳng ai biết khi áp dụng quy định bổ sung muối i ốt vào sản phẩm.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và khối EFTA (FTA Việt Nam - EFTA) hiện đã trải qua 16 phiên đàm phán chính thức và nhiều phiên họp trực tuyến trao đổi ở cả cấp Trưởng đoàn và cấp kỹ thuật.
(vasep.com.vn) Sau hai năm hạn hán kỷ lục do ảnh hưởng của hệ thống thời tiết El Nino gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động vận chuyển tàu thuyền, kênh đào Panama đang có sự phục hồi về thương mại. Kênh đào Panama không chỉ rút ngắn thời gian và chi phí cho các tàu đi từ Việt Nam đến Bờ Đông Mỹ mà còn tạo ra các kết nối linh hoạt hơn với Bắc Mỹ và Châu Âu.
Từ năm 2023 đến nay, tỉnh Bình Định triển khai thí điểm nhật ký khai thác thủy sản điện tử trên một số tàu cá đánh bắt xa bờ. Nhật ký này đã giúp nâng cao hiệu quả quản lý, theo dõi và giám sát sản lượng khai thác và đảm bảo truy xuất nguồn gốc thủy sản.
Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.
Việc tỷ phú Donald Trump dọa áp thuế nhập khẩu với mọi sản phẩm vào Mỹ khiến doanh nghiệp tại đây phải đẩy nhanh tốc độ nhập hàng.
(vasep.com.vn) Thị trường cá đáy của Hoa Kỳ vẫn chịu áp lực tăng đáng kể do tình trạng thiếu hụt nguồn cung đang diễn ra, nhu cầu tăng đều đặn và gián đoạn hậu cần. Các loài chính, đặc biệt là cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen, đang thúc đẩy động lực thị trường khi nhiều người mua đảm bảo hàng tồn kho trước khi giá dự kiến tăng vào đầu năm sau.
(vasep.com.vn) Một công ty XK cá rô phi Trung Quốc cho biết ngành XK cá rô phi đã có mặt trên thị trường Mỹ trong nhiều năm, và dù tình hình có thay đổi thế nào, họ cũng phải tìm cách tồn tại trong thị trường này.
(vasep.com.vn) Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA), có trụ sở tại Portsmouth, New Hampshire, đã công bố vào 4/11 về việc phát hành Tiêu chuẩn Chế biến Thủy sản (SPS) phiên bản 6.0, một tiêu chuẩn chứng nhận mới dành cho các nhà chế biến thủy sản trên toàn thế giới.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn