CEPA là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Việt Nam ký với một nước Ả-rập, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ được nâng cấp và ngày càng đi vào thực chất giữa Việt Nam với UAE nói riêng cũng như các nước Ả-rập nói chung. Hiệp định CEPA được ký kết trong bối cảnh quan hệ thương mại song phương giữa Việt Nam và UAE đang phát triển mạnh mẽ. Việc ký kết Hiệp định sau khoảng thời gian kỷ lục một năm đàm phán với 5 phiên đàm phán chính thức, trong đó có 3 phiên trực tiếp ở cấp Bộ trưởng, là minh chứng rõ rệt cho cam kết đưa hợp tác thương mại – đầu tư giữa hai bên lên một tầm cao mới.
Hiệp định gồm 18 Chương, 15 Phụ lục và 2 thư song phương với các nội dung gồm thương mại hàng hóa, dịch vụ - đầu tư, quy tắc xuất xứ, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh kiểm dịch động thực vật (SPS), hải quan, phòng vệ thương mại, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, pháp lý – thể chế. Trong đó, đáng chú ý là hai bên đã thống nhất đưa ra cam kết mạnh mẽ về tự do hóa thương mại với việc UAE cam kết xóa bỏ thuế quan theo lộ trình đối với 99% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE, trong khi Việt Nam cũng cam kết xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cho 98,5% kim ngạch xuất khẩu của UAE sang Việt Nam. Hiệp định cũng bao gồm nhiều quy định tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, phù hợp với các xu hướng chuyển đổi số và phát triển xanh hiện nay.
Hiện nay, UAE là một trong những đối tác thương mại - đầu tư quan trọng hàng đầu của Việt Nam tại khu vực Trung Đông, là cửa ngõ quan trọng để Việt Nam tiếp cận các thị trường trong khu vực này cũng như các thị trường khác ở Tây Á và Châu Phi. Ngoài ra, cơ cấu nền kinh tế và thương mại của hai nước mang tính bổ sung cho nhau. Do vậy, CEPA là tiền đề thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang UAE và tiếp đó là các nước trong khu vực Trung Đông, Tây Á và châu Phi; đồng thời có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến, nguồn vốn và dịch vụ chất lượng của UAE, góp phần giảm chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt Nam. Ngược lại, hàng hóa và dịch vụ của UAE sẽ có cơ hội tiếp cận th
(vasep.com.vn) Mặc dù các sản phẩm thủy sản vẫn là mặt hàng chủ lực trong chế độ ăn uống của người châu Âu, nhưng cuộc khảo sát cho thấy tần suất tiêu thụ chung đã giảm kể từ cuộc khảo sát năm 2021. Chỉ một phần ba số người được hỏi tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi ít nhất một lần một tuần, đánh dấu mức giảm 4% so với cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ người được hỏi không bao giờ tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi tại nhà đã tăng lên 15%, tăng 4% so với năm 2021.
(vasep.com.vn) Yamasa Kamaboko, một nhà sản xuất lớn các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng về cua mô phỏng ở Hoa Kỳ, với mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài lên 3 tỷ yên (20 triệu USD) Homare Nada, Giám đốc điều hành của công ty cho biết.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 2/2025 XK cá tra Việt Nam sang các thị trường lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch XK đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với tháng 2/2024. Lũy kế XK cá tra trong 2 tháng đầu năm nay đạt 284 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Na Uy đã xuất khẩu hơn 72.000 tấn hải sản sang Việt Nam, đạt giá trị 252 triệu USD, tăng 20% về giá trị và 16% về sản lượng so với năm trước đó.
(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Minato Shimbun, sau khi Trung Quốc áp thuế bổ sung 25% đối với hải sản Canada, xuất khẩu tôm đỏ và tôm hùm Canada sang Nhật sẽ gia tăng.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu hải sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 2, nâng tổng kim ngạch XK trong 2 tháng đầu năm lên 666 triệu USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2023. XK sang các thị trường chính vẫn ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Quy định mới dự kiến sẽ áp dụng trong tháng 7/2025, đòi hỏi doanh nghiệp, ngành hàng và cơ quan quản lý chủ động nghiên cứu và góp ý.
Sáng 25/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với một số tỉnh ven biển có đội tàu đánh cá lớn để góp ý cho dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định trong lĩnh vực thuỷ sản.
(vasep.com.vn) Giá tôm tại trang trại có nhiều biến động trái chiều trên khắp các vùng sản xuất chính trong tuần 12 (17-23/3/2025), với mức giảm nhẹ ở Trung Quốc sau khi phục hồi mạnh mẽ, mức tăng khiêm tốn ở Ấn Độ và sự ổn định liên tục ở Ecuador.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn