Doanh nghiệp ứng phó việc EU lần đầu quy định dư lượng asen vô cơ trong thủy sản

Chính sách 09:40 26/03/2025 Bảo Ngọc
Quy định mới dự kiến sẽ áp dụng trong tháng 7/2025, đòi hỏi doanh nghiệp, ngành hàng và cơ quan quản lý chủ động nghiên cứu và góp ý.

Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, Văn phòng SPS Việt Nam nhận được thông báo số G/SPS/N/EU/825 từ Ban thư ký Ủy ban SPS, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Cơ quan An toàn thực phẩm Liên minh châu Âu (EU) dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy định (EU) số 2023/915 thiết lập mức dư lượng tối đa (MRLs) asen vô cơ trong cá và các loại thủy sản khác.

5de366d4-1879-4be5-b4d3-8b585bdb762e.jpg

EU bổ sung mức dư lượng tối đa (MRLs) asen vô cơ trong cá và các loại thủy sản khác từ 0,05 – 1,5 ppm.

Cụ thể, EU bổ sung mức dư lượng tối đa (MRLs) asen vô cơ trong cá và các loại thủy sản khác từ 0,05 – 1,5 ppm.

EU cho phép tiếp tục lưu hành đối với một số loại sản phẩm trên thị trường cho đến ngày hết hạn sử dụng. Thời gian có hiệu lực vào ngày thứ hai mươi sau ngày công bố trên Công báo của Liên minh châu Âu: Ngày dự kiến ban hành là tháng 7/2025 và ngày dự kiến quy định có hiệu lực là tháng 7/2025.

Trước thông báo này, EU không thiết lập mức giới hạn cụ thể cho hàm lượng asen vô cơ trong cá và các sản phẩm thủy sản. Thay vào đó, thị trường này tập trung vào việc kiểm soát các kim loại nặng khác như Cadimi hay thủy ngân. Những nội dung chính được EU thi hành tại Quy định (EU) 1881/2006 và các sửa đổi liên quan.

Việc dự thảo sửa đổi bổ sung quy định EU thiết lập MRLs của asen vô cơ liên quan đến nhiều sản phẩm cá và các loại thủy sản khác của Việt Nam đã và đang xuất khẩu sang thị trường EU.

Trên thực tế, hầu hết cá và thủy sản chứa asen ở dạng asen hữu cơ, ít độc. Tuy nhiên, một số loài cá và thủy sản có thể chứa một lượng nhỏ asen vô cơ. Nguyên nhân là do: asen có sẵn ở vùng nước ngầm, rồi đi vào hệ sinh thái thủy sinh; cá hấp thụ asen qua thức ăn, nước và trầm tích dưới đáy sông, hồ, biển.

Ngoài ra, cá và thủy sản có thể nhiễm asen do ô nhiễm môi trường, bắt nguồn từ các ngành khai khoáng, luyện kim, sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, dệt may… xả thải asen vào nguồn nước; hoặc phân bón, thuốc BVTV chứa asen chảy xuống sông, hồ; hoặc do nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý.

“Việc EU kiểm soát asen vô cơ trong cá và một số loại thủy sản nhập khẩu đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động kiểm soát tốt sản phẩm, theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam.

Lãnh đạo Văn phòng SPS Việt Nam cũng cho biết thêm, EU quy định rất chi tiết về dư lượng asen vô cơ trong dự thảo. Chẳng hạn, mức dư lượng tối đa được áp dụng cho trọng lượng ướt của sản phẩm. Trong trường hợp, cá được xuất khẩu nguyên con, mức dư lượng tối đa sẽ tính cho toàn bộ con cá.

Ngoài cá, EU cũng áp dụng quy định về MRLs cho asen vô cơ đối với một số loài động vật giáp xác như cua, hoặc động vật thân mềm 2 mảnh vỏ như sò điệp.

“Chúng tôi đề nghị các cơ quan liên quan nghiên cứu, góp ý và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan biết vấn đề này”, ông Nam chia sẻ và nhấn mạnh, mọi thông tin góp ý về dự thảo cần gửi về Văn phòng SPS Việt Nam trước ngày 28/4 để tổng hợp gửi EU.

xuat-khau-thuy-sang-sang-eu-3.jpg

EU quy định rất chi tiết về dư lượng asen vô cơ trong dự thảo, mức dư lượng tối đa được áp dụng cho trọng lượng ướt của sản phẩm.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), Việt Nam là thị trường cung cấp thủy sản ngoài khối lớn thứ 5 cho EU giai đoạn 2017 – 2022, nguồn cung lớn thứ 2 từ châu Á, sau Trung Quốc và chiếm thị phần 3,7% trong tổng nhập khẩu thủy sản của EU. Những năm gần đây, xuất khẩu thuỷ sản vào EU có sự tăng trưởng nhờ sự phục hồi của thị trường này. Bên cạnh đó, cơ cấu xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới EU trong thời gian tới dự kiến sẽ có nhiều chuyển biến khi các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tích cực đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm thủy sản được hưởng ưu đãi từ Hiệp định EVFTA trong khi phía đối tác cũng ưu tiên lựa chọn sản phẩm thủy sản từ Việt Nam do có mức giá cạnh tranh hơn và nguồn nguyên liệu ổn định. Theo Hiệp hội VASEP, Hiệp định EVFTA dự kiến giúp xuất khẩu thủy sản tăng trưởng khoảng 2% giai đoạn 2020 - 2030.

Bên cạnh EU, Văn phòng SPS Việt Nam cũng nhận được thông báo từ Ban thư ký Ủy ban SPS, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) về việc Vương quốc Anh đề xuất sửa đổi giới hạn mức dư lượng tối đa (MRLs) đối với hoạt chất haloxyfop-P đối với các nhóm thực phẩm.

Cụ thể, Vương quốc Anh điều chỉnh MRLs tăng với nhóm quả có múi (bưởi, cam, chanh, quýt), táo, mơ, đào, mận, nho, hồng xiêm, chuối, đậu (có vỏ), đậu Hà Lan (có vỏ), đậu nành…; đồng thời điều chỉnh MRLs giảm đối với: cà rốt, rễ mùi tây, hẹ, hạt hướng dương, sản phẩm có nguồn gốc động vật…

Chẳng hạn, cà rốt, hẹ, rễ mùi tây đang ở MRLs là 0,09 mg/kg, dự kiến sẽ giảm xuống còn 0,01 mg/kg.

Các sản phẩm không liệt kê trong dự thảo sẽ được áp dụng giá trị mặc định mức 0,01 ppm (0,01 mg/kg).

Vương quốc Anh dự kiến ban hành quy định ngày 20/6/2025 và ngày dự kiến quy định có hiệu lực 19/12/2025.

Văn phòng SPS Việt Nam đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, góp ý và thông báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan.

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

du luong asen vo co trong thuy san

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bộ Nhận diện Thương hiệu Mới của Vietfish 2025 - Tiên phong cho Tương lai Đổi mới

 |  16:22 31/03/2025

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và đổi mới không ngừng, việc tái khẳng định giá trị thương hiệu trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietfish 2025 ra mắt với chủ đề “KẾT NỐI CHÂU Á VỚI THẾ GIỚI”, hứa hẹn mang đến một diện mạo hoàn toàn mới, thể hiện sự tự tin và khát vọng vươn tới đỉnh cao của đổi mới sáng tạo.

Bắc Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi cá rô phi

 |  09:06 31/03/2025

Xã Quảng Phú (Lương Tài) thuộc tỉnh Bắc Ninh có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản với khoảng 50 ha diện tích mặt nước. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống nhưng gặp khó khăn do giá bán thấp, thị trường tiêu thụ hạn chế. Từ năm 2023, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, nhiều hộ dân chuyển sang nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết, phục vụ chế biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thị trường bột cá Peru ổn định trong bối cảnh lo ngại nguồn cung giảm

 |  09:03 31/03/2025

(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã ổn định ở mức khoảng 1.700 USD/tấn đối với loại bột cá siêu hảo hạng sau một tuần giao dịch thận trọng, vì những người tham gia ngành đang theo dõi tình hình đại dương có thể ảnh hưởng đến sinh khối cá cơm của nước này.

MSC sửa đổi quy trình phản đối chứng nhận nghề cá

 |  08:56 31/03/2025

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển đã sửa đổi quy trình phản đối của mình, thu hẹp tiêu chí đủ điều kiện và nhờ một bên thứ ba độc lập điều tra các phản đối.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu tiền tỷ nhờ nuôi cá rô phi

 |  08:53 31/03/2025

Nhờ đặc tính dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư thấp, mô hình nuôi cá rô phi Philippines tại Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Một số vấn đề quan trọng của ngành thủy sản được Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo trong Chỉ thị mới về thúc đẩy phát triển DN nhỏ và vừa

 |  08:48 31/03/2025

(vasep.com.vn) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Khảo sát của Eurobarometer: Xu hướng mới trong tiêu thụ thủy sản tại châu Âu

 |  08:45 28/03/2025

(vasep.com.vn) Mặc dù các sản phẩm thủy sản vẫn là mặt hàng chủ lực trong chế độ ăn uống của người châu Âu, nhưng cuộc khảo sát cho thấy tần suất tiêu thụ chung đã giảm kể từ cuộc khảo sát năm 2021. Chỉ một phần ba số người được hỏi tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi ít nhất một lần một tuần, đánh dấu mức giảm 4% so với cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ người được hỏi không bao giờ tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi tại nhà đã tăng lên 15%, tăng 4% so với năm 2021.

Kamaboko (Nhật Bản) đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán surimi ra nước ngoài

 |  08:43 28/03/2025

(vasep.com.vn) Yamasa Kamaboko, một nhà sản xuất lớn các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng về cua mô phỏng ở Hoa Kỳ, với mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài lên 3 tỷ yên (20 triệu USD) Homare Nada, Giám đốc điều hành của công ty cho biết.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025

 |  08:32 28/03/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 2/2025 XK cá tra Việt Nam sang các thị trường lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch XK đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với tháng 2/2024. Lũy kế XK cá tra trong 2 tháng đầu năm nay đạt 284 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP