Thủ tục “Công bố phù hợp quy định ATTP” liệu có phải là “vấn đề cần thiết”?

Tiêu điểm 11:55 07/07/2017
(vasep.com.vn) “Công bố phù hợp quy định ATTP” quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ – CP là một quy định không có trong Luật An toàn thực phẩm, nhưng lại là quy định đang được áp dụng rộng rãi, phổ biến hơn nhiều so với quy định “công bố hợp quy” – một quy định chính thức của Luật ATTP. Hơn thế, thủ tục “Công bố phù hợp quy định ATTP” đang được đánh giá là một thủ tục hành chính phức tạp, tốn rất nhiều thời gian, chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp, các chuyên gia đã nhiều lần đề nghị bãi bỏ quy đinh này.

Tuy nhiên, theo thông tin từ đại diện Cục ATTP (Bộ Y tế) tại Hội thảo ngày 20/12/2017 tại Tp. Hồ Chí Minh về cải cách quy định về quản lý Chất lượng sản phẩm, hàng hoá và An toàn thực phẩm theo tinh thần Nghị quyết 19, thì, áp dụng khoản 3 điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, vấn đề này sẽ được đưa vào Tờ trình Chính phủ đề nghị xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho duy trì quy định này. Theo Luật Ban hành văn bản QPPL thì những “vấn đề cần thiết” nhưng thuộc thẩm quyền Quốc hội, UBTVQH thì Chính Phủ phải xin ý kiến UBTVQH trước khi ban hành. Nhưng đây có thực sự là “vấn đề cần thiết” hay không là vấn đề cần được trao đổi.

Tình trạng mất ATTP và yêu cầu bảo vệ người tiêu dùng là vấn đề nóng hiện nay, cần có nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng này, trong đó có giải pháp tăng cường sự quản lý của nhà nước. Nhưng tăng cường quản lý nhà nước không có nghĩa là duy trì quy định “Công bố phù hợp quy định ATTP”, bởi qua hơn 5 năm thực hiện quy định này cho thấy, đây tuyệt nhiên không phải là giải pháp có tác dụng tăng cường quản lý nhà nước.

Về thực trạng:

Theo Báo cáo số 37/BC – CP ngày 3/2/2017 (trang 13) của Chính phủ báo cáo Đoàn Giám sát của Quốc hội về ATTP, tỷ lệ các lô hàng NK có nguồn gốc thực vật, động vật và thực phẩm thuộc diện Bộ Y tế (BYT) quản lý có chỉ tiêu không đạt mức quy định lần lượt chỉ là 0,83%, 0,79% và 0,18%. Nhưng trong số này, không phải tất cả đều không đạt, mà chỉ một phần rất nhỏ các trường hợp không đạt, phải tiêu huỷ, tái xuất, còn phần lớn hơn, sau khi “tái chế”, vẫn được tiêu thụ bình thường hoặc “chuyển đổi mục đích sử dụng” (không rõ BYT có tổ chức giám sát việc sử dụng thực tế không, hay chỉ ra quyết định mà không theo dõi, và nếu như vậy thì quyết định này không có giá trị bảo vệ người tiêu dùng).

 Đánh giá về “các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm”, tại trang 35 của Báo cáo số 37/BC-CP kể trên, không ghi nhận bất cứ yếu tố nào liên quan đến thực phẩm NK chính ngạch và thực phẩm chế biến công nghiệp. Ngược lại, báo cáo nêu rõ “tình hình ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và các bệnh truyền qua thực phẩm ở các khu công nghiệp, các bếp ăn tập thể”.

Mặc dù vậy, về biện pháp quản lý, BYT dường như chỉ tập trung vào khu vực thực phẩm NK chính ngạch và thực phẩm chế biến công nghiệp – những khu vực có nguy cơ thấp (bằng chứng là các quy định rất khắt khe, thủ tục rất phức tạp, tốn kém), nhưng lại quản lý chưa đúng mức với thực phẩm đường phố, bếp ăn tập thể, bếp ăn khu công nghiệp – những khu vực có nguy cơ mất ATTP rất cao (bằng chứng là quy định sơ sài, kiểm soát lỏng lẻo, để xảy ra rất nhiều vụ NĐTP ngộ độc thực phẩm ở khu vực này).

Về vấn đề bảo vệ người tiêu dùng: Với cách thức quản lý nêu trên, không những người tiêu dùng không được bảo vệ, mà còn bị thiệt hại do giá hàng NK, giá thành sản xuất phải gánh chịu thêm những khoản chi phí đáng kể từ thủ tục quản lý rườm rà, phức tạp, kiểm tra tràn lan, quá mức cần thiết nhưng không hiệu quả.

Sự bất hợp lý trong cách quản lý nêu trên khiến các doanh nghiệp và dư luận phân vân liệu đích thực thì BYT đang thực sự lo lắng cho sự an toàn của người tiêu dùng hay quan tâm đến vấn đề nào khác?

Về sự cần thiết duy trì quy định Công bố phù hợp quy định ATTP:

Chính quy định Công bố phù hợp quy định ATTP tại NĐ 38 đã là cái cớ để BYT không tích cực xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật làm cơ sở cho việc quản lý (tại thời điểm xây dựng Báo cáo 37/BC – CP mới có 105 QCVN trong số hàng nghìn mặt hàng đang phải làm thủ tục công bố hợp quy/công bố phù hợp ATTP, trong đó của BYT chỉ có 54 QCVN, còn lại là của Bộ NNPTNT) dẫn tới tình trạng quản lý tuỳ tiện và không minh bạch. 

Do không có chuẩn (QCVN) nên thế nào là “phù hợp quy định ATTP” hoàn toàn tùy thuộc sự giải thích của Cục An Toàn Thực Phẩm (“ VFA ”) trực thuộc BYT.Thậm chí, như phản ánh của doanh nghiệp, tuỳ thuộc vào sự giải thích của mỗi chuyên viên VFA, doanh nghiệp không biết làm thế nào để tuân thủ, dẫn đến thời gian hoàn thành việc công bố kéo dài hàng tháng, thậm chí nhiều tháng với chi phí nhiều và không thể tính trước được (theo phản ánh của doanh nghiệp, luôn phải có khoản “ nằm ngoài chi phí giấy tờ chính thức”). 

Thực tế cho thấy, việc Công bố phù hợp quy định ATTP (và cả công bố hợp quy) không hề tăng cường hiệu quả quản lý (Phụ lục văn bản số 37/BC – CP đánh giá “công bố hợp quy và công bố phù hợp với quy định an toàn thực phẩm không phù hợp với thông lệ quốc tế, ít hiệu quả trong triển khai trong thực tiễn”), chỉ mang tính hình thức, không thực chất (Phụ lục văn bản số 37/BC – CP đánh giá “ngành Y tế đang chủ yếu dựa vào hồ sơ đăng ký để cấp giấy xác nhận công bố”), nhưng lại gây rất nhiều khó khăn, phát sinh nhiều chi phí cho doanh nghiệp). 

Kiến nghị: 

Quy định Công bố phù hợp quy định ATTP tại NĐ 38 là quy định ngoài Luật ATTP. Thực tiễn cho thấy việc Công bố phù hợp quy định ATTP không có tác dụng tăng cường hiệu quả quản lý. Vì vậy, đề nghị bãi bỏ quy định này và thay thế bằng hình thức khác phù hợp pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu ATTP và chỉ tiêu dinh dưỡng cần có mức giới hạn để đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng, nhưng do sự trì trệ của BYT và các Bộ liên quan khác nên chưa có QCVN, cần có giải pháp trước mắt. Để xử lý bất cập này, đề nghị Chính Phủ, một mặt, yêu cầu các Bộ liên quan phải tích cực xây dựng các QCVN; mặt khác, giao BYT và các Bộ có chức năng quản lý ATTP quy định chỉ tiêu ATTP và chỉ tiêu dinh dưỡng cần có mức giới hạn đó. Các doanh nghiệp sản xuất, NK thực phẩm căn cứ các quy định đó để thực hiện, công bố rõ trên nhãn sản phẩm để người tiêu dùng biết và để cơ quan quản lý kiểm tra. Doanh nghiệp hoàn toàn không phải làm thủ tục công bố tại VFA./.

(Phạm Thanh Bình - Chuyên gia dự án USAID-GIG)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga muốn thúc đẩy xuất khẩu thủy sản sang châu Á

 |  09:28 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nga muốn mở rộng địa bàn xuất khẩu và tích cực bán hải sản sang các nước ở Đông Âu, Châu Phi, Đông Nam Á và Nam Mỹ.  Hiệp hội ngư dân Nga (VARPE) yêu cầu Rosselkhoznadzor đẩy nhanh công việc phát triển xuất khẩu thủy hải sản của Nga sang các thị trường Ấn Độ, Chile, Peru, Malaysia, Argentina, Việt Nam, Brazil, Indonesia, Ả Rập Saudi và Oman.

Hàn Quốc giảm nhập khẩu cá minh thái trong tháng 4/2024

 |  08:44 17/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu tính đến tháng 4/2024, tổng lượng nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Hàn Quốc đạt 318.1955 tấn, giảm 13,9% so với cùng kỳ năm ngoái (370.237 tấn). Giá trị nhập khẩu tính đến tháng 4 năm 2024 là 1.318,04 triệu USD, bằng giá trị nhập khẩu cùng kỳ năm 2023. So với con số 1.731,08 triệu USD, giá trị nhập khẩu đã giảm 23,9%.

Đạm từ nấm giúp tôm nuôi tăng trưởng nhanh hơn

 |  08:40 17/05/2024

(vasep.com.vn) Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty khởi nghiệp công nghệ sinh học Enifer của Phần Lan, phối hợp với AquaBioTech Group, tiết lộ rằng tôm được nuôi bằng protein từ nấm có tốc độ tăng trưởng nhanh và sức khỏe được cải thiện.

Nhu cầu cá tra của Brazil tăng vọt

 |  08:37 17/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil tăng 27% về khối lượng và 13% về giá trị lên 46.441 tấn trị giá 288,5 triệu USD trong quý I/2024. Cá tra là loài NK nhiều thứ 2 của Brazil với khối lượng và giá trị tăng vọt trong QI/2024, theo đó tổng lượng nhập khẩu đạt 14.935 tấn, trị giá 41,2 triệu USD, tăng lần lượt 83% và 61% so với Q/2023.

Ecuador xâm nhập vào thị trường châu Á sau khi FTA với Trung Quốc có hiệu lực

 |  08:44 16/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 1/5, Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) giữa Ecuador và Trung Quốc đã có hiệu lực.

Brazil: Xuất khẩu phi lê cá rô phi tăng mạnh

 |  08:41 16/05/2024

(vasep.com.vn) Trong quý I/2024, xuất khẩu thủy sản của Brazil đạt 2.085 tấn, trị giá 8,73 triệu USD, tăng 20% về khối lượng và 48% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, giá của mặt hàng fillet cá rô phi Brazil tăng đáng kể trong những tháng gần đây đã đẩy doanh thu xuất khẩu thủy sản nước này tăng mạnh trong quý I/2024.

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

 |  08:30 16/05/2024

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Mỹ: Nhập khẩu cua tuyết giảm quý I/2024

 |  08:44 15/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA), quý I/2024, Mỹ nhập khẩu 3.857 tấn trị giá 54,8 triệu USD, giảm 32% khối lượng và 41% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC