Đến dự sự kiện, VASEP vinh dự đón tiếp Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT; Bà Nguyễn Minh Hằng - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; cùng các lãnh đạo đại diện Văn phòng Chính phủ, các Cục, Vụ thuộc Bộ NN&PTNT, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, VASEP vinh dự đón tiếp các đối tác đến dự và chúc mừng thành tích của ngành thủy sản: HH Lương thực Thực phẩm Tp. HCM (FFA), Hội DN Hàng Việt Nam Chất lượng cao (HVNCLC), Hiệp hội Rượu Bia Nước Giải khát Việt Nam, Hiệp hội Nhựa Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam, Hội đồng Xuất khẩu đậu nành (USSEC), Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO).
Tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, cho biết, năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu trọng tâm là đưa kim ngạch xuất khẩu thủy sản hồi phục trở lại mức 10 tỷ USD, trong bối cảnh lạm phát ở các nước lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới tiếp tục làm xáo trộn thương mại toàn cầu; trong đó có thị trường thủy sản. Hệ lụy đã làm chi phí vận tải tăng, giá sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản tăng cao gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản.
Tại sự kiện Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến biểu dương và đánh giá cao các hoạt động của VASEP trong việc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản, liên kết hoạt động của các doanh nghiệp, xây dựng mối liên kết với nông, ngư dân sản xuất nguyên liệu, đồng thời, tích cực chủ động trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức mở rộng thị trường, kết nối tiêu thụ, phản ánh kịp thời những vướng mắc, giải quyết những thách thức từ chính sách, thị trường, luôn được Bộ NN-PTNT đánh giá rất cao.
Phát biểu tại sự kiện, Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Nguyễn Minh Hằng chia sẻ Bộ Ngoại Giao cam kết luôn đồng hành cùng VASEP và các doanh nghiệp trên con đường phát triển ngành thuỷ sản, thông qua nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế, nhất là kết nối đối tác; mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sang các khu vực mới (Trung Đông, Mỹ Latinh…); hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc, rào cản thương mại cho doanh nghiệp (gỡ thẻ vàng IUU, kiện chống phá giá…), đẩy mạnh hợp tác hỗ trợ tài chính, kỹ thuật, tập trung vào các dự án có tính dẫn dắt, lan tỏa, tạo đột phá…
Đặc biệt, tại buổi lễ, ông Trần Đình Luân – Cục trưởng Cục Thủy sản đại diện Bộ NN&PTNT đã công bố Quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe để ghi nhận những thành tích xuất sắc trong công tác thúc đẩy xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024.
Tiếp đó, đại diện Sở Ngoại vụ Tp. Hồ Chí Minh công bố quyết định tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao cho Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe vì những thành tích xuất sắc trong triển khai công tác Ngoại giao kinh tế góp phần nâng cao vị thế ngành thủy sản Việt Nam trên trường Quốc tế. Đại diện Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã trao bằng khen cho ông Trương Đình Hòe.
Cùng chung vui với thành tích của ngành và lan tỏa tinh thần lạc quan không chùn bước trước khó khăn, tại buổi lễ, Hiệp hội đã tổ chức vinh danh 49 Doanh nghiệp thủy sản có thành tích xuất khẩu xuất sắc trong năm 2024.
Trải qua 2 năm nhiều biến động về cả thị trường xuất khẩu và sản xuất trong nước, ngành thủy sản vẫn kiên cường vượt qua thách thức, thích ứng linh hoạt và quyết tâm mạnh mẽ, nắm bắt cơ hội bứt phá xuất khẩu sang các thị trường. Nhờ đó, năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đạt được thành tích ấn tượng - 10 tỷ USD, gồm: tôm đạt 4 tỷ USD; cá tra 2 tỷ USD; cá ngừ 1 tỷ USD; cá khác 1,9 tỷ USD; mực, bạch tuộc 662 triệu USD; cua ghẹ và giáp xác khác 335 triệu USD; nhuyễn thể có vỏ 215 triệu USD; nhuyễn thể khác 14,5 triệu USD. Đây là một kết quả đáng tự hào trong thành tích chung của cả ngành nông nghiệp Việt Nam.
Các sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện diện tại hơn 170 quốc gia, chiếm lĩnh các thị trường khó tính nhờ vào chất lượng vượt trội.
Các sản phẩm trụ cột như tôm, cá tra, cá ngừ đều duy trì sự tăng trưởng ổn định và bứt phá vào cuối năm. Lạm phát vẫn chi phối nhu cầu tiêu thụ tôm ở các thị trường, cạnh tranh vẫn căng thẳng từ các nước khác như Ấn Độ, Ecuador, Indonesia. Trong khi đó, thị trường nhập khẩu lớn nhất là Mỹ, liên tục có những rào cản thuế quan như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp.
Trong bối cảnh đó, ngành tôm Việt vẫn vững vàng tiến tới cột mốc xuất khẩu gần 4 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2023. Nhờ sự kiên định, mở rộng nuôi tôm hướng tới mô hình đầu tư chi phí thấp, năng suất cao, dễ vận hành và giá thành thấp, đồng thời đa dạng phân khúc sản phẩm từ tôm tươi, sống, đông lạnh, chế biến, từ tôm thẻ, tôm sú, tôm hùm đến tôm biển.
Ngành cá tra cũng chịu những tác động từ cước vận tải biển, chi phí sản xuất gia tăng, giá nhập khẩu phục hồi chậm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cá tra đã nỗ lực cải tiến và nâng cao năng suất, chất lượng, tận dụng cơ hội nhu cầu tăng trở lại ở nhiều thị trường như Mỹ, Brazil, Colombia, Trung Đông và các nước CPTPP để bù đắp sự sụt giảm tại Trung Quốc. Nhờ đó, cá tra đã trở lại với mốc xuất khẩu 2 tỷ USD trong năm 2024, tăng 9% so với năm 2023.
Thiếu nguyên liệu và gặp nhiều bất cập liên quan đến các quy định EU, nhưng xuất khẩu cá ngừ năm 2024 vẫn ghi nhận con số 1 tỷ USD, cho thấy nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp cá ngừ, linh hoạt lựa chọn phân khúc sản phẩm phù hợp với bối cảnh nguyên liệu và thị trường.
Trong các nhóm sản phẩm hải sản, không thể không kể đến sự bất phá ấn tượng của mặt hàng cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ, với mức tăng trưởng lần lượt là 61% và 70%.
Ngành thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngành xuất khẩu của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch xuất khẩu từ 9 đến 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Nauy, về nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng thị trường, không ngừng cải thiện để sản xuất và phát triển xuất khẩu một cách bền vững. Các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam ngày càng củng cố uy tín và vị thế trên thị trường thế giới.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu tôm nước ấm đông lạnh của Trung Quốc trong tháng 11/2024 giảm 7% so với cùng kỳ năm 2023, với hai nhà cung cấp chính là Ecuador và Ấn Độ ghi nhận mức sụt giảm đáng kể về khối lượng.
Sau thời gian sụt giảm, trong tuần đầu tiên của năm 2025, giá cá tra nguyên liệu tại Đồng Tháp tăng trở lại.
Ngày 7/1/2025, tại tỉnh Đồng Tháp, nhà máy chế biến thủy sản Hoa Kỳ với tổng vốn đầu tư gần 700 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Đa quốc gia (IDI) làm chủ đầu tư đã được khởi công xây dựng. Đây là nhà máy số 3 của doanh nghiệp này.
Phiên đấu giá đầu năm mới tại chợ Toyosu (Tokyo) ngày 5/1, một con cá ngừ vây xanh được bán với giá 207 triệu yen (khoảng 1,32 triệu USD), mức giá cao gấp đôi năm trước và cao thứ hai trong lịch sử.
Cá rô phi là đối tượng thủy sản nuôi phổ biến thứ hai toàn cầu, do đó, các tổn thất do dịch bệnh virus có thể tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Để giảm thiểu những tác động này, cần triển khai các chiến lược ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả tại các trang trại.
(vasep.com.vn) Năm 2024 vừa qua, ngành tôm phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Tuy vậy, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu, là một trong những trụ cột kinh tế, đóng góp đáng kể vào sự phát triển quốc gia.
Trong lĩnh vực thủy sản, ngành hàng cá tra vẫn tiếp tục đóng vai trò then chốt của tỉnh Đồng Tháp. Con cá tra từ lâu đã được xác định là ngành hàng chủ lực của tỉnh, diện tích nuôi cá thương phẩm đạt 2.630ha, với sản lượng 540.000 tấn. Không chỉ gia tăng về diện tích nuôi qua từng năm, tỉnh cũng rất chú trọng ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao giá trị ngành hàng, xử lý bệnh gan thận mủ, bóng hơi, nhiễm khuẩn, và tận dụng phụ phẩm làm phân hữu cơ, góp phần giảm chi phí sản xuất. Đồng Tháp đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để đưa vào giống cá tra hậu bị cải thiện di truyền, tăng khả năng kháng bệnh và năng suất, dần thay thế đàn bố mẹ cũ.
Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của nước ta và những thay đổi trong chính sách của quốc gia này (nếu có) sẽ ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
(TBTCO) - Chương trình Doanh nghiệp ưu tiên trong lĩnh vực hải quan đã góp phần mở rộng các lợi ích của Hiệp định thương mại tự do (FTA) đối với doanh nghiệp, đặc biệt là khi các nước thành viên ký kết thỏa thuận công nhận lẫn nhau về doanh nghiệp ưu tiên (MRA).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn