Tại Hội nghị, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) ông Nguyễn Hoài Nam đã có tham luận và kiến nghị các vấn đề để tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt mốc hai con số.
Năm 2024, nhiều khó khăn và thách thức từ tác động của lạm phát, chi phí sản xuất gia tăng, nguồn nguyên liệu cho XK khan hiếm, cạnh tranh quốc tế, biến đổi khí hậu - ngành thủy sản Việt Nam với nhiều nỗ lực đã đạt được kết quả xuất khẩu khích lệ.
Mặc dù kết quả XK thủy sản năm 2024 là ấn tượng, ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh toàn cầu thay đổi nhanh chóng và bất định.
Một trong những vấn đề nổi bật mà thiết nghĩ chúng ta cần xem xét. Đó là 5-6 năm qua, KQ XK thủy sản VN cũng chỉ cầm chừng 8-10 tỷ USD/năm – ngoại trừ 2022, trong khi chiến lược phát triển ngành đến 2030 (ban hành theo QĐ 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021) với KQ mục tiêu mong muốn là 14-16 tỷ USD/2030. Tức là phải giữ được tốc độ tăng trưởng 2 con số (10-15%/năm).
Nhìn từ góc độ tăng trưởng của ngành Rau quả, đặc biệt là trái Sầu riêng. Cảm giác là XK thủy sản cần có động lực tăng trưởng mới trong bối cảnh thế giới quá nhiều bất định, thay đổi nhanh trong kỷ nguyên số. Dự báo tăng trưởng tiêu thụ thủy sản toàn cầu chỉ đạt mức 5-6%/năm trong khi ngành thủy sản Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 2 con số trong thời gian tới. Để đạt được mục tiêu này, ngành không chỉ cố gắng giữ vững thị phần, tăng hàm lượng chế biến GTGT mà ngành cần nghiên cứu để có một mô hình tăng trưởng mới phù hợp.
Đại diện VASEP, ông Nam đưa ra một số trao đổi, đề xuất:
a. Làm sao để Ngư dân, bên cạnh việc tuân thủ các quy định pháp luật bao gồm cả IUU, có động lực để tăng cường khai thác biển, tái đầu tư để vươn khơi xa; ngư dân được khai thác & tiêu thụ nguyên liệu bình thường. Giải pháp/đề án có thể nghĩ tới là: (i) Chợ đấu giá (để bán được giá tốt nhất cho ngư dân) và tập trung được dữ liệu TXNG; (ii) soát xét, sử đổi phù hợp các quy định liên quan đến vùng khai thác (bờ, lộng, khơi); (iii) soát xét, sửa đổi phù hợp các quy định liên quan đến kích thước khai thác tối thiểu của một số loài – đặc biệt là cá ngừ vằn, ngừ vây vàng & các loài di cư; (iv) Xem xét khơi thông XK được con ruốc (không cần S/C, C/C) sang thị trường EU vì khai thác ruốc chỉ dùng thuyền thúng và gần bờ, tạo thuận lợi cho đời sống ngư dân; (v) Có chiến lược xây dựng mô hình các Tập đoàn/DN lớn về khai thác biển để hợp tác khai thác với các quốc gia có biển – không chỉ mở rộng phạm vi hoạt động mà còn tạo động lực mới cho ngư dân khai thác biển, cho nguồn nguyên liệu dồi dào bền vững hơn.
b. Làm sao để nông dân (người NTTS) có động lực mới để đầu tư và tăng cường các hoạt động NTTS – cả trên đất liền và trên biển. Giải pháp/đề án có thể nghĩ tới là: (i) Rà soát các quy định PL để người dân NTTS có thể thế chấp, có thể vay vốn ngân hàng một cách bình thường; (ii) Cấp giấy phép mặt nước cho người dân (như dạng “sổ đỏ”) để người dân có thể vay vốn từ các quỹ hoặc ngân hàng; (iii) Tập trung cho vấn đề “con giống”: kiểm tra chặt hơn việc lưu thông, tiêu thụ tôm giống kém chất lượng; còn với giống cá tra cần phải có quy hoạch cho phát triển giống & có cơ chế ưu tiên cho người làm giống, thu hút các bên tham gia; (iv) Các Tỉnh cần ưu tiên sử dụng các quỹ đất/mặt nước cho NTTS, bao gồm cả diện tích mới và diện tích hết hạn thuê, thay vì chỉ tập trung cho du lịch, phát triển đô thị.
c. Chính phủ, Bộ Tài chính, NHNN cần tiếp tục đẩy mạnh tín dụng XK, gói tín dụng dành cho lâm-thủy sản như đã triển khai hiệu quả 2 năm qua sau Hội nghị của TTgCP Phạm Minh Chính với VASEP & HH gỗ ngày 13/4/2023; đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp (hỗ trợ chia sẻ rủi ro với nhà nông, kinh nghiệm bão số 3 vừa qua cho thấy rõ nhu cầu này).
d. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới, chuyển đổi số và có quy chế ràng buộc các chủ thể tham gia ngành thuỷ sản phải quan tâm và có giải pháp kiểm soát, hạn chế và trung hoà phát thải để ngành phát triển ổn định và bền vững.
a. Chính phủ, Bộ Ngoại giao & Bộ Công Thương: tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương & XTTM có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho thủy sản Việt Nam – có thể kể ra: (i) Thị trường Nhật Bản nhập khẩu tôm VN đứng đầu 2024, nhưng có thể sẽ bị tôm Indonesia soán ngôi đầu do Indonesia bị áp thuế cao ở Mỹ và sẽ tìm cách chuyển đổi qua Nhật Bản; (ii) Thúc đẩy việc đàm phán với Hàn Quốc để bãi bỏ hạn ngạch đối với Tôm Việt Nam XK vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA nhằm điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm VN, (iii) vấn đề thẻ vàng của TT EU đối với hải sản khai thác từ Việt Nam, (iv) Thúc đẩy các hoạt động mở rộng thị phần tại khu vực các nước Trung đông và halal: VASEP & các DN tham gia triển lãm hoặc kết nối B2B tại Tiểu vương quốc Arap (Dubai), Arap Saudi; (v) Tổ chức ngày thủy sản Việt Nam (Vietnam Seafood day) trong khối ASEAN – đây là cách Thái Lan đã & đang làm tốt thời gian qua về ngày hàng Thái Lan tại nhiều nước ở khu vực ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hay như Hàn Quốc đã đẩy mạnh chương trình “K-Food” trên toàn thế giới, và Việt Nam với mạng lưới ngoại giao tốt có thể thí điểm tổ chức chương trình “V-Food”;
b. Chính phủ, Bộ Tài chính và NHNN: Tiếp tục đẩy mạnh việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các TTHC, như là: (i) cần đưa vào quy phạm pháp luật nội dung xác nhận SP thủy sản là SP có “hoạt động chế biến” để hưởng ưu đãi thuế TNDN như văn bản của lãnh đạo BTC đã xác nhận tại VB 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021; (ii) Bộ Tài chính xem xét thống nhất thực thi việc ưu đãi TNDN theo VB2550 đối với SP thủy sản và việc áp thuế GTGT thì theo đúng thông tư 219/2013/TT-BTC, chứ không thể mặc định rằng “SP được hưởng TNDN theo CV2550 thì thuế GTGT phải là 10%”; (iii) giải quyết vướng mắc về thủ tục hoàn thuế giá trị giá tăng (GTGT) đối với các dự án đầu tư mở rộng, dự án mới có phát sinh doanh thu; (iv) giải quyết vướng mắc trong thanh kiểm tra thuế cho giai đoạn 6-7 năm trước tại một số Tỉnh liên quan đến thủ tục kê khai thu mua nguyên liệu hải sản của Ngư dân; (v) NHNN tiếp tục chỉ đạo ưu đãi lãi vay USD dưới 4% cho các DN xuất khẩu.
c. Bộ NNPTNT: Tiếp tục việc cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa các TTHC, như là: (i) Đẩy mạnh việc ứng dụng chuyển đổi số để áp dụng triệt để trong các quy trình/thủ tục hành chính (để XK & NK lô hàng) với DN, tránh việc áp dụng song song “số” và “giấy”; (ii) Không yêu cầu DN cung cấp các giấy tờ/hồ sơ thuộc TTHC khác, với CQNN khác ngoại phạm vi quy định; (iii) Xem xét bãi bỏ việc kiểm tra ADN dê, cừu & ngựa trong sản phẩm bột cá; (iv) tiếp tục xem xét theo nguyên tắc quản lý rủi ro để có hướng dẫn cho việc kiểm tra chuyển đổi mục đích sử dụng nguyên liệu thủy sản (nhập SXXK, GCXK sang nội địa) (v) Tiếp tục rà soát cải thiện quy trình/thủ tục việc cấp giấy S/C, C/C để giải quyết các bất cập phát sinh trong thời gian qua; (vi) đơn giản hóa và tạo thuận lợi cho DN trong việc đăng ký lựa chọn phương án lấy mẫu thẩm tra (theo lô hàng SX hoặc lô hàng XK) bằng cách cho DN lựa chọn khi gửi kế hoạch SXXK (phụ thuộc quy mô nhà máy); (vi) Tiếp tục quan tâm & phối hợp Bộ Y tế để có quy định dư lượng kháng sinh bán cho thị trường nội địa ngang bằng chỉ tiêu quy định của thị trường EU.
(vasep.com.vn) Chiều 27/12, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản Hàn Quốc Dongwon Industries vừa cho ra mắt sản phẩm mới là Tuna Yukhoe.
(vasep.com.vn) Eurofish Group, một công ty đóng hộp cá ngừ và đánh bắt cá lớn ở Ecuador, đã mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Âu và thắt chặt quan hệ tại Tây Ban Nha và Ý. Công ty cũng đã thuê một giám đốc thương mại mới.
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu về nhập khẩu chả cá surimi, còn Trung Quốc chiếm 90% thị trường xuất khẩu bột cá của Việt Nam.
“Bức tranh” xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tươi sáng hơn nữa trong năm 2025 sau khi hoàn thành chỉ tiêu đạt 10 tỷ USD năm 2024. Quan trọng là các doanh nghiệp cần ứng xử tốt trước những thách thức, giải quyết các tồn đọng về con giống, làm chủ về nguyên liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh...
(vasep.com.vn) Công ty Ichimasa Kamaboko, một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất trong nước đối với sản phẩm thanh surimi lên 20%.
(vasep.com.vn) Genki Global Dining Concepts, một chuỗi nhà hàng sushi hàng đầu của Nhật Bản, đang chuẩn bị tái gia nhập thị trường Hoa Kỳ, nhắm tới Texas như một phần trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của mình.
(vasep.com.vn) Công ty Phát triển Thủy sản Oman thuộc sở hữu nhà nước đang triển khai một dự án nuôi cá ngừ trị giá 12,2 triệu USD tại Qurayyat, một thị trấn ven biển cách thủ đô Muscat 150 km về phía đông nam.
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn