Theo đó, để thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” hướng tới xây dựng ngành thủy sản bền vững, hiệu quả Phó Thủ tướng kết luận cần thực hiện đồng bộ các giải pháp dựa trên: (i) Pháp luật đồng bộ, minh bạch, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền, nghiêm minh, thống nhất quản lý; (ii) Cơ sở dữ liệu liên thông, kết nối, công nghệ quản lý hiện đại và kiểm tra giám sát của các cơ quan quản lý để chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động kiểm soát, bảo vệ khai thác nguồn lợi thủy sản bền vững. Vì vậy, yêu cầu các ban, bộ, ngành, địa phương cần xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cả nhân; phân công rõ nhiệm vụ, thời gian hoàn thành cụ thể; khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay; trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách, trọng tâm sau:
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tập trung đánh giá, rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thủy sản (Luật Thủy sản 2017, Nghị định số 37/2024/NĐ-CP, Nghị định số 38/2024/NĐ-CP,...) hoàn thiện hành lang pháp lý cho quản lý các hoạt động về khai thác, đánh bắt thủy sản theo ngư trường, theo mùa sinh sản và kích cỡ thủy sản khai thác; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức; có biện pháp quản lý liên địa phương để khắc phục tình trạng quản lý cắt khúc theo lãnh thổ; bổ sung chế tài xử lý nghiêm minh vi phạm của chủ tàu, thuyền trưởng; xác định rõ trách nhiệm của từng cơ quan quản lý trong kiểm tra, phát hiện, lập biên bản, xử phạt hành vi vi phạm ngắt kết nối, gửi thiết bị VMS; có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với hành vi vi phạm đánh bắt vùng biển nước khác; bổ sung đầy đủ các quy định trong quản lý, khai thác, sử dụng, cập nhật dữ liệu trong quản lý hoạt động đánh bắt, xử lý vi phạm.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp công nghệ thông tin, viễn thông tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá, các phần mềm quản lý về nghề cá, tàu cá dùng chung, thống nhất trên toàn quốc; giám sát hành trình tàu cá, lập nhật ký điện tử, ngư trường đánh bắt, khai báo nguồn gốc thủy sản, quản lý đầy đủ các đối tượng liên quan như ngư dân, thuyền trưởng, tàu cá, tàu hậu cần nghề cá, đơn vị thu mua, cơ sở doanh nghiệp chế biến...
- Phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm định đảm bảo chất lượng các thiết bị VMS, tín hiệu kết nối; vận hành, khai thác, sử dụng hiệu quả cơ sở dữ liệu để xử lý hành vi tự ý ngắt kết nối VMS, đảm bảo xử lý đúng người, đúng hành vi.
- Tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra việc phát hiện, lập biên bản hành vi tự ý ngắt tín hiệu VMS nhưng không xử phạt vi phạm hành chính; xác định rõ các nguyên nhân, xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét các dự án đầu tư, nâng cấp hệ thống cảng cá theo quy hoạch; trước mắt tập trung các cảng cá trọng điểm, phục vụ công tác chống khai thác IUU, hoàn thành trong quý I năm 2025. Đồng thời, rà soát công bố các cảng cá tư nhân đủ điều kiện để được chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác. Triển khai đồng bộ, có kết quả Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm bảo tồn hệ sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản.
Định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), trong đó báo rõ: nhiệm vụ nào đã hoàn thành, nhiệm vụ chưa hoàn thành, chỉ rõ trách nhiệm của cơ quan, địa phương.
Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Tiếp tục ưu tiên, bố trí kinh phí, nguồn vốn theo quy định cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, đầu tư, nâng cấp hạ tầng thủy sản, phát triển bền vững ngành thủy sản.
Yêu cầu đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc hoàn thành các công việc sau:
Kiểm soát đúng quy định tàu ra vào cảng, xuất nhập bến, giám sát sản lượng thủy sản khai thác của địa phương; theo dõi, giám sát chặt chẽ các cảng cá tư nhân, bến cá đảm bảo thực hiện đầy đủ quy định chống khai thác IUU; thực hiện nghiêm túc, hiệu quả công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác, hệ thống truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác điện tử (eCDT); nghiêm cấm hành vi phiền hà, những nhiễu người dân, doanh nghiệp; cập nhật đầy đủ, nghiêm túc kết quả thực hiện trên phần mềm đã được thiết lập của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các địa phương chưa hoàn thành xử lý tàu cả "03 không" phải hoàn thành xử lý dứt điểm; báo cáo kết quả cuối cùng tổng số tàu cá tại địa phương trong tháng 02 năm 2025.
- Tập trung triển khai đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trên tàu cá, cập nhật đầy đủ dữ liệu tàu cá vào cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), hoàn thành trong tháng 3 năm 2025.
- Khẩn trương rà soát, xử lý các hành vi vi phạm ngắt kết nối, gửi vận chuyển thiết bị VMS từ năm 2024 đến nay cập nhật đầy đủ kết quả xử phạt trên cơ sở dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản; điều tra, xử lý các trường hợp vượt ranh giới cho phép trên biển, khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; tổ chức thanh tra công vụ, xử lý nghiêm cán bộ, công chức không thực hiện xác minh, xử lý các vụ việc vi phạm khai thác IUU được phát hiện theo thẩm quyển hoặc không chuyển hồ sơ cho cấp có thẩm quyền xử lý; hoàn thành báo cáo trong tháng 04 năm 2025.
- Rà soát, lập dự án đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nghề cá tại địa phương, trước mắt tập trung cho các cảng cá trọng điểm phục vụ chống khai thác IUU gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong tháng 2 năm 2025. Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí nguồn lực thực hiện Quy hoạch Bảo vệ và Khai thác nguồn lợi thủy sản và Quy hoạch hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát; kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của cả nước. Ưu tiên bố trí, điều động nhân lực, kinh phí, trang thiết bị cho các cơ quan, lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, đặc biệt là thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán.
Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo kết quả thực hiện định kỳ trước ngày 20 hàng tháng (hoặc đột xuất theo yêu cầu) về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa - Vũng Tàu... khẩn trương đề nghị các cơ quan tố tụng khởi tố, xét xử lưu động các vụ việc vi phạm khai thác IUU theo quy định; thông tin truyền thông rộng rãi để răn đe, phòng ngừa vi phạm.
(vasep.com.vn) Theo Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm của Ecuador vẫn ổn định vào năm 2024 ở mức 1,21 triệu tấn do tăng trưởng mạnh ở các thị trường mới nổi bù đắp cho nhu cầu yếu hơn từ Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát gần đây do Forsea Foods Ltd., công ty tiên phong trong lĩnh vực hải sản nuôi cấy, cho thấy người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng cởi mở với cá chình nuôi như một giải pháp thay thế bền vững và tiết kiệm chi phí cho nguồn cá chình tự nhiên đang ngày càng suy giảm. Cuộc khảo sát, được thực hiện vào tháng 1 năm 2025 với 2.000 người tham gia, làm nổi bật tiềm năng của cá chình nuôi cấy trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, đặc biệt tại Nhật Bản, nơi tiêu thụ gần một nửa nguồn cung cá chình nước ngọt toàn cầu.
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành cá ngừ Việt Nam đã cán đích ấn tượng với kim ngạch XK đạt 989 triệu USD, tăng 17% so với năm 2023. Trong số các thị trường XK cá ngừ, Mỹ đang là thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam với tỷ trọng chiếm hơn 39% tổng kim ngạch XK. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang rất là lo ngại về những chính sách thương mại, đặc biệt là các mức thuế quan mà chính quyền Trump có thể áp dụng với các quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới (ITC), năm 2024, Trung Quốc NK chỉ hơn 1,7 tỷ USD cá thịt trắng từ thế giới, giảm 3% so với năm 2023 và giảm ở ba quý đầu năm. Quý 4 mặc dù tăng trưởng 31% nhưng vẫn không bù đắp được sụt giảm của các quý trước.
Sau một năm ghi nhận lợi nhuận sau thuế cao kỷ lục, Sao Ta khởi động tháng đầu tiên của năm 2025 với mức tăng trưởng doanh số lên tới 35%.
Nhờ giá bán cá tra cải thiện và sản lượng tăng, lợi nhuận sau thuế quý IV/2024 của Vĩnh Hoàn đạt 440 tỷ đồng, gấp 4,8 lần so với cùng kỳ năm trước.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu sò điệp đông lạnh của Nhật Bản sang Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục là 19 tỷ yên (122 triệu USD) năm 2024, tăng 62% so với năm 2023, nhờ nhu cầu tăng vọt trong nửa cuối năm.
(vasep.com.vn) Trong bối cảnh thị trường thủy sản toàn cầu đang thay đổi mạnh mẽ, ngành công nghiệp thủy sản Mỹ cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, thuế quan và nhu cầu tiêu thụ. Mới đây, tại Hội nghị Thị trường hải sản toàn cầu tổ chức bởi Viện Thủy sản quốc gia tại Palm Desert, California, các chuyên gia trong ngành đã cùng nhau thảo luận về những thách thức và cơ hội hiện tại của thị trường thủy sản Mỹ.
(vasep.com.vn) Ngành thủy sản Peru đối mặt với một cú sốc nghiêm trọng vào tháng 10 năm 2024, khi sản lượng đánh bắt giảm mạnh 77,1%, chỉ còn 73.200 tấn, so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn