Trong 7 năm qua kể từ khi ban hành, Nghị định 15/2018/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Nghị định 15) đã được Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một Mô hình cải cách hiệu quả trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), hội nhập theo nguyên tắc quản lý rủi ro mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang áp dụng, qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng triệu ngày công và hàng ngàn tỷ đồng/năm. Thực tiễn trong những năm triển khai Nghị định số 15 cho thấy ngành thực phẩm đã có sự tăng trưởng cao ngay cả trong đại dịch, đóng góp khoảng 15% vào GDP; 0.38 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP trong năm 2021; 1 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP năm 2022.
Hiệp hội VASEP có được Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP (sau đây gọi tắt là Dự thảo) được đăng tải trên website của Bộ Y tế và Cục ATTP để lấy ý kiến. Sau khi xem xét, Hiệp hội và các doanh nghiệp thủy sản có nhiều quan ngại về Dự thảo vì nhận thấy trong Dự thảo đang phát sinh thêm những yêu cầu mới, những điểm nghẽn mới, gây khó khăn cho hoạt động SX, KD của DN trong khi chưa đưa ra được những giải pháp hiệu quả hơn Nghị định 15 để đảm bảo ATTP cho người dân, cụ thể:
Dự thảo đang bổ sung nhiều yêu cầu và nhiều quy định vào cả 03 nhóm thủ tục hành chính về tự công bố; đăng ký bản công bố; đăng ký lại bản công bố; trong đó có nhiều quy định bất hợp lý, không phù hợp với thông lệ quốc tế, nguy cơ tạo ra nhiều điểm nghẽn mới cho sản xuất-kinh doanh, khiến rất nhiều sản phẩm thực phẩm, đặc biệt là hàng thủy sản, rất khó để đáp ứng hoặc không thể thực hiện được. Trong khi đó, nhiều yêu cầu bổ sung vào các thủ tục này của Dự thảo không liên quan gì đến ATTP.
Theo ước tính, với thủ tục tự công bố, thành phần hồ sơ và thời gian tăng lên gây chậm trễ kinh doanh tới ít nhất 3 tháng và mức thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng/năm. Với thủ tục đăng ký bản công bố, thành phần hồ sơ tăng lên có thể gây tốn phí hàng trăm tỷ đồng/năm, số ngày công thực thi tăng thêm chưa thể xác định.
Cộng đồng DN thủy sản, đặc biệt quan ngại với việc bổ sung các yêu cầu và nội dung kể trên vào thủ tục/mẫu của thủ tục tự công bố kể trên, cũng hoàn toàn không rõ mục đích việc bổ sung những yêu cầu thông tin trên (một số không liên quan ATTP, giống như quản lý thuốc, dược phẩm) để giải quyết thực trạng phát sinh gây mất ATTP nào.
Cộng đồng DN thủy sản kiến nghị giữ nguyên các yêu cầu thông tin liên quan thủ tục tự công bố giữ nguyên như đã được thiết kế hiệu quả, phù hợp tại Nghị định 15/2018.
Dự thảo đang chỉ tập trung vào quản lý chặt về hành chính đối với thực phẩm chế biến bao gói sẵn, trong khi còn chưa đưa ra được các giải pháp phù hợp về chống ngộ độc thực phẩm liên quan đến thức ăn đường phố, thực phẩm tươi sống, bếp ăn tập thể... như thời gian qua đã được nhận diện là những sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ cao gây mất ATTP và là nguyên nhân chủ yếu gây ra ngộ độc thực phẩm thời gian qua.
VASEP góp ý Ban soạn thảo cần soát xét để điều chỉnh, bổ sung cho đối tượng quản lý để phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro.
- Chưa đưa ra các quy định để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về ATTP.
- Các yêu cầu bổ sung chưa áp dụng triệt để nguyên tắc quản lý rủi ro và chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm.
- Chưa có giải pháp đánh giá nguy cơ theo chuỗi và chưa phân cấp, phân quyền triệt để.
- Chưa quy định cụ thể việc áp dụng triệt để các thủ tục (đăng ký, công bố...) trên môi trường điện tử và xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác quản lý ATTP thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Một số tồn tại và phát sinh trong các quy định về quản lý ATTP mà Nghị định 15 chưa đề cập tới vẫn chưa được đưa vào Dự thảo này như:
- Quy định thời gian cho phép cơ sở chưa đạt được khắc phục để được cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP chưa công bằng giữa các đối tượng.
- Chưa có quy định về ngưỡng MRPL (Giới hạn Hiệu năng Phân tích Tối thiểu), RPA (Ngưỡng Tham chiếu cho hoạt động) đối với các chất cấm, chất ngoài danh mục được phép sử dụng, dẫn đến việc một số sản phẩm không thể đưa được vào các kênh bán lẻ tại thị trường nội địa trong khi đủ điều kiện xuất khẩu ra các thị trường khó tính như EU, Hoa Kỳ với lý do có sự hiện diện của dư lượng một số kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng mặc dù mức dư lượng của các hoạt chất này trong sản phẩm rất thấp đáp ứng EU.
- Chưa có quy định về giấy tờ thay thế giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh trong hồ sơ xin cấp giấy Chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo ATTP đối với các đối tượng không có giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh do không phải là mô hình doanh nghiệp.
- Chưa có quy định chuyển mục đích sử dụng cho sản phẩm NK để chế biến XK, gia công XK, sử dụng/sản xuất nội bộ nhưng dư thừa.
Để tạo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao ATTP cho người dân, Hiệp hội VASEP kính đề nghị:
1. Bộ Y tế và Ban soạn thảo nghiên cứu các góp ý, xóa bỏ các dự thảo quy định bất hợp lý, bổ sung các biện pháp quản lý phù hợp để đảm bảo xây dựng Nghị định theo đúng các chỉ đạo của Tổng Bí Thư và của Chính phủ, cũng như các Giải pháp trong Báo cáo số 1895/BC-BYT để không tạo ra điểm nghẽn cho sản xuất, kinh doanh và đảm bảo được ATTP cho nhân dân cũng như nâng cao hiệu quả quản lý.
2. Chính phủ chủ trì một cuộc họp đối thoại giữa Ban soạn thảo và các Hiệp hội liên quan ngành thực phẩm để xem xét bản dự thảo cuối cùng trước khi trình Chính phủ.
3. Hiện nay, Chính phủ cũng đang tiến hành sửa Luật ATTP, dự định ban hành vào tháng 10/2025, sau đó sẽ có Nghị định hướng dẫn thi hành. Để tránh chồng chéo giữa các văn bản pháp luật, đảm bảo hiệu quả trong công tác cải cách thể chế, đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Luật ATTP trước, sau đó mới sửa đổi Nghị định hướng dẫn thi hành Luật.
(vasep.com.vn) Các viên chức thủy sản Hoa Kỳ sẽ sớm có thể xác minh hơn 100 loài hải sản, bao gồm cả cá ngừ, trong vòng vài giờ bằng cách sử dụng thiết bị phản ứng chuỗi polymerase (PCR) nhanh mới.
(vasep.com.vn) Báo cáo FAO cho thấy thị trường tôm toàn cầu năm 2024 mất cân bằng cung - cầu. Nhập khẩu của Trung Quốc giảm 6,54%, trong khi Ecuador – nước xuất khẩu tôm lớn nhất – gặp khó khăn do nhu cầu yếu và giá thấp. Mỹ cũng giảm nhập khẩu 3,17% do tiêu dùng chậm lại, tồn kho cao và thuế nhập khẩu tăng. Trong khi đó, EU giữ ổn định, Nhật Bản tăng nhập khẩu 8,33%. Xu hướng nuôi tôm châu Á thay đổi, nhiều nước chuyển sang tôm sú để tìm lợi nhuận cao hơn. FAO dự báo tăng trưởng ngành chậm lại vào 2025, với nhiều điều chỉnh cần thiết để thích ứng.
Nuôi cá rô phi đơn tính không quá phức tạp, thích hợp với ao nuôi có diện tích từ 500 - 1.000m², độ sâu 1 - 1,5m, nhiệt độ nước từ 25 - 30°C và độ pH từ 7 - 8. Ao cần có hệ thống cấp thoát nước thuận tiện, nguồn nước sạch và dễ quản lý.
(vasep.com.vn) Thị trường cá rô phi và cá tra đang căng thẳng trước thời điểm Mỹ áp thuế ngày 9/4. Cá rô phi Trung Quốc có thể chịu thuế tới 79%, cá tra Việt Nam 46% (chưa tính cả thuế CBPG). Nhiều nhà xuất khẩu đẩy mạnh giao hàng, trong khi số khác chờ đợi. Giá bán vẫn ổn định do tồn kho vừa phải và chưa rõ cách thực thi thuế. Cá tra đối mặt nguồn cung hạn chế đến tháng 6.
(vasep.com.vn) Ngày 3/4/2025, Hiệp hội VASEP phát hành công văn số 46/CV-VASEP về việc Hoa Kỳ thông báo mức thuế nhập khẩu đối ứng tới 46% đối với hàng hóa NK từ Việt Nam - tác động tiêu cực tới ngành thủy sản và đề xuất- kiến nghị của VASEP.
(vasep.com.vn) Thái Lan tiếp tục duy trì vị thế số 1 thế giới trong nhiều năm liền với mặt hàng cá ngừ với lượng xuất khẩu hàng năm dao động từ 470 – 610 nghìn tấn và có mặt hơn 140 thị trường trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Hải quan Thái Lan, kim ngạch XK cá ngừ của nước này năm 2024 đã đạt gần 2,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2023, đây là mức cao nhất trong 10 năm qua.
Chiều ngày 2/4, Đại sứ quán Anh thông tin, Vương quốc Anh chính thức được phép xuất khẩu thủy sản tươi sống sang Việt Nam, đánh dấu một bước đột phá quan trọng trong hợp tác thương mại giữa hai quốc gia.
(vasep.com.vn) Trong hai tháng đầu năm 2025, xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng, đạt 41 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2024 (18 triệu USD).
Ngành công nghiệp tôm hùm của Canada đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể do thuế quan tăng, dẫn đến mất thị phần tại Trung Quốc. Sự suy giảm này dự kiến sẽ được bù đắp bởi các quốc gia như Hoa Kỳ, Việt Nam, Úc và New Zealand.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn