Khai thác IUU làm suy yếu nỗ lực của các quốc gia và các tổ chức nghề cá khu vực trong hoạt động quản lý nghề cá có trách nhiệm, đồng thời ảnh hưởng đến việc các chính phủ hỗ trợ sinh kế bền vững của ngư dân và rộng hơn là vấn đề đảm bảo an ninh lương thực.
Bởi vì các hoạt động khai thác IUU rất phức tạp, nên nhiều chính phủ và tổ chức trên thế giới cùng phải tham gia để chống lại chúng, bao gồm các Quốc gia treo cờ, Quốc gia ven biển, Quốc gia có cảng, Quốc gia thị trường, các tổ chức quốc tế và liên chính phủ, ngành đánh bắt cá, chế biến, phân phối và bán lẻ, các tổ chức phi chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm và người tiêu dùng.
Hoa Kỳ là nước có lợi ích đáng kể trong nhiều nghề cá quốc tế và các hiệp định và tổ chức liên quan. Hoa Kỳ là nước dẫn đầu đầu toàn cầu về thủy sản bền vững và là một trong những nước lớn sớm tham gia vào các nỗ lực quốc tế chống khai thác IUU và gian lận thương mại, thông qua các chương trình hoạt động, các biện pháp và hệ thống pháp lý nhằm giảm thiểu hoạt động khai thác IUU, ngăn chặn các sản phẩm khai thác IUU cũng như các sản phẩm khai thác gây tổn hại đến môi trường biển và nguồn lợi thủy sản…
Trong những năm gần đây, cùng với EU, Hoa Kỳ đã có những chương trình và quy định cụ thể nhằm chống lại hoạt động chống khai thác IUU như Đạo luật thực thi chống khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định năm 2015, Đạo luật Bảo vệ động vật biển có vú, Chương trình an toàn cá heo, Chương trình kiểm soát nhập khẩu…theo đó có các quy định áp dụng đối với các nước có nghề cá thương mại và nghề cá xuất khẩu, các đối tượng áp dụng là sản phẩm nhập khẩu từ các nước xác định có thể có khai thác IUU hoặc khai thác ảnh hưởng đến bảo tồn động vật có vú.
Bên cạnh các quy định chống IUU và các khuyến nghị mà EU yêu cầu Việt Nam thực hiện sau khi đưa ra cảnh báo thẻ vàng IUU từ ngày 23/10/2017, thì những quy định của Hoa Kỳ cũng đang tác động không nhỏ đến việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này.
Hoa Kỳ luôn nằm trong top 3 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, tuy nhiên những quy định khắt khe của thị trường này khiến tỷ trọng của Hoa Kỳ từ 20% những năm trước giảm xuống còn 17% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 2 năm qua. Đối với thủy sản Việt Nam và thế giới, Hoa Kỳ luôn là thị trường quan trọng, vì vậy việc duy trì ổn định và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này không chỉ để gia tăng ngoại tệ cho đất nước mà còn khẳng định uy tín, vị thế của thủy sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
Với mục đích giúp cộng đồng ngành thủy sản Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản nắm bắt những thông tin, quy định quan trọng và mới nhất của thị trường Hoa Kỳ liên quan đến chống khai thác IUU, khai thác, nuôi trồng và xuất khẩu có trách nhiệm, đảm bảo các tiêu chuẩn về An toàn vệ sinh thực phẩm, Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam biên soạn và phát hành cuốn “Hướng dẫn Chống khai thác IUU và những khuyến nghị cần thiết khi xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ”.
Cuốn hướng dẫn đề cập về các khái niệm, quy định và chương trình chống khai thác IUU, bảo tồn nguồn lợi biển của Tổ chức Lương thực Liên Hợp quốc FAO, của Hoa Kỳ và Việt Nam, nhấn mạnh về các quy định và chương trình của Hoa Kỳ đang áp dụng với các nước xuất khẩu như chương trình chống khai thác IUU, chương trình SIMP, chương trình bảo tồn động vật biển có vú, đồng thời giới thiệu các quy định về ATTP mà các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản phải quan tâm và tuân thủ khi xuất khẩu sang thị trường này. Qua đó, chúng tôi hy vọng đây là cuốn cẩm nang hữu ích cho cộng đồng nông, ngư dân và doanh nghiệp nhận thức và cải thiện quy trình sản xuất, chế biến và xuất khẩu, hướng tới giữ vững thị trường, gia tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và đổi mới không ngừng, việc tái khẳng định giá trị thương hiệu trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietfish 2025 ra mắt với chủ đề “KẾT NỐI CHÂU Á VỚI THẾ GIỚI”, hứa hẹn mang đến một diện mạo hoàn toàn mới, thể hiện sự tự tin và khát vọng vươn tới đỉnh cao của đổi mới sáng tạo.
Xã Quảng Phú (Lương Tài) thuộc tỉnh Bắc Ninh có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản với khoảng 50 ha diện tích mặt nước. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống nhưng gặp khó khăn do giá bán thấp, thị trường tiêu thụ hạn chế. Từ năm 2023, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, nhiều hộ dân chuyển sang nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết, phục vụ chế biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã ổn định ở mức khoảng 1.700 USD/tấn đối với loại bột cá siêu hảo hạng sau một tuần giao dịch thận trọng, vì những người tham gia ngành đang theo dõi tình hình đại dương có thể ảnh hưởng đến sinh khối cá cơm của nước này.
(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển đã sửa đổi quy trình phản đối của mình, thu hẹp tiêu chí đủ điều kiện và nhờ một bên thứ ba độc lập điều tra các phản đối.
Nhờ đặc tính dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư thấp, mô hình nuôi cá rô phi Philippines tại Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
(vasep.com.vn) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
(vasep.com.vn) Mặc dù các sản phẩm thủy sản vẫn là mặt hàng chủ lực trong chế độ ăn uống của người châu Âu, nhưng cuộc khảo sát cho thấy tần suất tiêu thụ chung đã giảm kể từ cuộc khảo sát năm 2021. Chỉ một phần ba số người được hỏi tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi ít nhất một lần một tuần, đánh dấu mức giảm 4% so với cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ người được hỏi không bao giờ tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi tại nhà đã tăng lên 15%, tăng 4% so với năm 2021.
(vasep.com.vn) Yamasa Kamaboko, một nhà sản xuất lớn các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng về cua mô phỏng ở Hoa Kỳ, với mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài lên 3 tỷ yên (20 triệu USD) Homare Nada, Giám đốc điều hành của công ty cho biết.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 2/2025 XK cá tra Việt Nam sang các thị trường lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch XK đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với tháng 2/2024. Lũy kế XK cá tra trong 2 tháng đầu năm nay đạt 284 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn