Ngành tôm Ấn Độ đã vượt qua cuộc khủng hoảng Covid-19 như thế nào?

Thị trường thế giới 17:00 16/10/2020 714
(vasep.com.vn) Sau khi Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa để kiểm soát dịch Covid-19 vào tháng 3/2020 khiến vụ tôm mùa hè gặp rất nhiều khó khăn. Các chuyên gia dự báo ngành tôm Ấn Độ có thể bị lỗ 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021. Tuy nhiên, các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ nước này và nguồn nhân công được cải thiện có thể giúp các DN tôm Ấn Độ duy trì hoạt động trong vụ tôm mùa đông.

Virút Corona đã ảnh hưởng xấu tới sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn thế giới và toàn chuỗi giá trị. Tôm nuôi Ấn Độ chịu ảnh hưởng bất lợi vì lệnh phong tỏa và dịch vụ thực phẩm đóng cửa. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản nước lợ Ấn Độ (CIBA), ngành tôm Ấn Độ có thể chịu lỗ 1,5 tỷ USD trong giai đoạn 2020-2021 do dịch bệnh Covid.

Khảo sát của CIBA chỉ ra rằng, các trại ương giống, trại nuôi, nhà chế biến, bán lẻ và nhà XK đã bị lỗ từ 30-40% doanh thu trong thời gian Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa.

Mặc dù đánh giá ban đầu khá nghiêm trọng, các nhà nghiên cứu của CIBA cho rằng các biện pháp bảo vệ nền kinh tế của chính phủ như kiểm soát giá và hỗ trợ DN duy trì công nhân trên bảng lương trong quá trình phong tỏa, đã giúp DN trụ vững được trong vụ tôm mùa đông.

Cuối tháng 9/2020, Ấn Độ có 6,22 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 97.000 người tử vong. Lệnh phong tỏa, bắt đầu từ 25/3/2020, gồm việc hạn chế đi lại và đóng cửa nhiều ngành kinh tế. Phần lớn lực lượng lao động của Ấn Độ phải ở nhà trong suốt thời gian phong tỏa. Mặc dù hiện Ấn Độ đã mở cửa trở lại nhưng những ảnh hưởng tiêu cực của lệnh phong tỏa đối với chuỗi giá trị thực phẩm vẫn chưa chấm dứt.

Ấn Độ là nước sản xuất tôm lớn thứ 3 thế giới với doanh thu ước đạt 5 tỷ USD mỗi năm. Nước này XK 90% sản lượng tôm trong nước với Mỹ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản là những thị trường tiêu thụ lớn nhất. Ngành tôm Ấn Độ tạo việc làm cho 1,2 triệu nhân công trong chuỗi giá trị từ nuôi, chế biến, bán lẻ và XK.

Theo người nuôi tôm Ấn Độ, lệnh phong tỏa được áp dụng từ đầu vụ nuôi tôm mùa hè (từ tháng 3 đến tháng 7). Giai đoạn này Ấn Độ thu hoạch khoảng 60% sản lượng tôm mỗi năm trong khi vụ đông (từ tháng 8 đến tháng 12) thu hoạch lượng tôm còn lại.

Việc di chuyển trong nội bang hoặc giữa các bang rất quan trọng đối với ngành tôm Ấn Độ. Hoạt động nuôi, chế biến, sản xuất thức ăn và nghiên cứu nằm ở các khu vực khác nhau. Lệnh phong tỏa đã dẫn tới việc thiếu nhân công và gây sốc thị trường.

Ảnh hưởng của Covid đối với hoạt động sản xuất giống

Ảnh hưởng lớn nhất đối với các trại ương giống đó là thiếu nhân công, đặc biệt là những công nhân kỹ thuật cao. Mặc dù nhiều ngành kinh tế của Ấn Độ bị thiếu lao động trong giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay nhưng ngành nuôi trồng thủy sản là ngành bị tổn thương nhiều nhất vì thiếu lao động. Hoạt động sản xuất của ngành tôm không thể linh hoạt và phụ thuộc thời gian nên việc đột ngột thiếu nhân công lành nghề khiến các trại ương giống không thể đáp ứng được hết các hợp đồng đã ký.

Ảnh hưởng thứ hai của lệnh phong tỏa là nhu cầu XK và tiêu dùng tôm giảm. Do chủ các trại giống không thể chắc chắn được đầu ra của tôm giống, việc giữ lại tôm hậu ấu trùng (postlarvae) chưa bán được sẽ gây thua lỗ. Theo khảo sát của CIBA, phần lớn các trại ương giống lúc đó đã bỏ nguồn tôm giống do bất ổn kinh tế.

Một khó khăn nữa cho các trại ương giống là sự phụ thuộc vào nguồn giống bố mẹ sạch bệnh (SPF). Giống như hầu hết các lô hàng quốc tế, NK tôm giống bố mẹ SPF bị tạm thời đình trệ trong thời gian phong tỏa. Các chủ trại ương giống cho rằng nguồn cung giống bố mẹ hiện tại không đủ để đáp ứng nhu cầu. Điều này ảnh hưởng tới khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị nuôi tôm và gây ảnh hưởng tới các khâu còn lại.

Ảnh hưởng của Covid đối với người nuôi tôm

Lệnh phong tỏa được áp dụng vào cuối tháng đầu tiên của vụ tôm hè. Theo khảo sát, 27% người nuôi, đã chuẩn bị ao để thả nuôi, không thể hoàn thành chu kỳ sản xuất ba giai đoạn. Người nuôi gặp khó khăn để có được các vật tư đầu vào như thức ăn nuôi tôm và giống và nhu cầu tôm thành phẩm cũng khó dự đoán.

25% trại nuôi trong giai đoạn một (dưới 30 ngày trong vụ nuôi) khi lệnh phong tỏa bắt đầu. 34% trong giai đoạn hai (tôm có 30-80 ngày tăng trưởng) và 14% trong giai đoạn ba (tôm đã có hơn 80 ngày trong môi trường ao nuôi). Các trại nuôi trong giai đoạn ba cho biết họ có thể thu lại được lợi nhuận nhỏ tuy nhiên các trại nuôi khác không may mắn như vậy. Một số công ty nuôi đã phải thu hoạch tôm nhỏ để bán với giá thấp để tránh lỗ nặng hơn trong thời gian kế tiếp.

Tuy nhiên, ngay cả khi “bán tháo” như vậy, các nhà sản xuất không thể có đủ xe tải cách nhiệt hoặc nhân công để thu hoạch và vận chuyển tôm. Thậm chí khi hợp đồng được ký, lệnh phong tỏa khiến các nhà sản xuất không thể tiếp cận với các nhà chế biến hay tiếp thị sản phẩm của họ. Nhiều người nuôi bị lỗ trong vụ tôm hè.

Các phòng thí nghiệm phân tích đóng cửa trong thời gian phong tỏa cũng là một thách thức cho người nuôi. Người nuôi cần các phòng lab này để theo dõi chất lượng nước và sức khỏe của tôm trong suốt vụ nuôi. Người nuôi sẽ không thể dễ dàng quản lý chất lượng nước hoặc phát hiện bệnh trên tôm trong vụ nuôi.

Giống các trại ương giống, người nuôi cũng gặp khó khăn trong việc thuê thêm và duy trì nhân công trong thời gian phong tỏa.

Ảnh hưởng tới chế biến và bán hàng

Các nhà chế biến tôm gặp khó khăn về nguồn lao động. Lao động nhập cư – chiếm phần lớn trong số lao động tay nghề cao tại các nhà máy chế biến – quay về quê trong thời gian phong tỏa. Điều này không thể làm chậm thời gian chế biến mà còn làm giảm chất lượng tôm sau khi được chế biến. Yêu cầu về giãn cách xã hội và đảm bảo thiết bị bảo vệ cá nhân cho người lao động cũng là một thách thức với các nhà chế biến tôm.

Nhiều nhà chế biến cho biết, các đơn hàng tôm không đủ lớn để vận hành thiết bị chế biến. Thực tế người nuôi thu hoạch ồ ạt tôm chưa đủ kích cỡ chế biến, cũng làm tăng khó khăn cho các nhà chế biến.

Các nhà chế biến cho biết, đơn hàng XK giảm mạnh gây áp lực lên các kho lạnh tại Ấn Độ. Tồn kho chưa bán tăng ở các cảng chính vì các thị trường NK tôm Ấn Độ đóng cửa các dịch vụ thực phẩm. 

Mặc dù chính quyền bang Andhra Pradesh đã ấn định giá thu mua tối thiểu cho các kích cỡ khác nhau của tôm đã thu hoạch để ổn định thị trường. Những người tham gia khảo sát cho rằng chính sách này không đủ chặt chẽ. Các nhà chế biến thường từ chối trả giá cố định và nói với người nuôi rằng tôm chưa đủ chất lượng.

Các nhà nghiên cứu của CIBA ước tính sự gián đoạn liên quan đến Covid-19 có thể khiến giảm 30-40% trong mỗi khâu của toàn chuỗi giá trị nuôi tôm. Năm 2020, ngành tôm Ấn Độ có thể lỗ 1,5 tỷ USD. Khâu XK tôm có thể chịu ảnh hưởng giảm lớn nhất, gây áp lực lên giá tôm.

Chính phủ Ấn Độ đã cố gắng giảm thiểu tác động xấu của dịch bệnh Covid. Ngay sau khi lệnh phong tỏa bắt đầu, chế biến và nuôi thủy sản trong đó có tôm đã được coi là “hoạt động sản xuất quan trọng”, cho phép một số DN duy trì hoạt động, ngay cả khi công suất của họ sụt giảm. Tuy nhiên, Chính phủ nên cân nhắc các biện pháp khác cho ngành nuôi tôm.

Mặc dù nỗ lực ban đầu nhằm thiết lập giá tối thiểu cho tôm nuôi chưa thành công nhiều, nỗ lực này có thể giúp bảo vệ người nuôi và cải thiện dự báo cho các nhà chế biến.

TIN MỚI CẬP NHẬT

Thông điệp mạnh mẽ về quyết tâm và khát vọng đưa ngành thủy sản Việt Nam vươn tầm thế giới

 |  10:50 24/12/2024

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.

Brazil: Giá cá rô phi giảm do nhu cầu yếu

 |  08:58 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.

Ngư dân Nga đánh bắt hơn 4,6 triệu tấn thủy sản

 |  08:55 24/12/2024

(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Bộ sẽ tiếp tục rà soát cơ chế chính sách, kiên quyết gỡ bỏ những quy định không còn phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho DN

 |  23:35 23/12/2024

(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.

VASEP Highlight - T12/2024: Xuất khẩu thủy sản năm 2024 cán đích 10 tỷ USD

 |  22:28 23/12/2024

Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.

EU và Anh đạt thỏa thuận về khai thác thủy sản năm 2025

 |  09:08 23/12/2024

(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu tôm của Mỹ giảm nhẹ trong 10 tháng đầu năm nay

 |  09:07 23/12/2024

(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 11 tháng đầu năm 2024

 |  09:06 23/12/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.

Na Uy: Giá tại tàu cua hoàng đế tiếp tục tăng trong tuần giữa tháng 12

 |  09:04 23/12/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.

Nhập khẩu cá thu đông lạnh của Hàn Quốc giảm

 |  09:12 20/12/2024

(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC