Dịch COVID-19 tác động lớn đến chuỗi khai thác thủy sản
Theo ông Nguyễn Quang Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch COVID-19 trong thời gian qua đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác thủy sản. Trong đó, tác động của việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã làm nhiều tàu cá phải ngừng sản xuất, nằm bờ. Theo thống kê của các tỉnh, số lượng tàu cá ngừng không đi khai thác chỉ tính cho 3 tháng 7,8,9/2021 là 43.200 tàu/tháng, tương đương 4,6% cường lực khai thác, (tháng 7 khoảng 9.800 tàu; tháng 8 khoảng 19.700 tàu, tháng 9 khoảng 13.700 tàu). Việc các tàu ngừng sản xuất làm giảm sản lượng khai thác trong 3 tháng khoảng 186.000 tấn. Các tỉnh, thành phố có số lượng tàu nằm bờ nhiều do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 gồm: Đà Nẵng 1.680/1.830 chiếc (chiếm 91,8%); Bà Rịa Vũng Tàu 3.252/5.025 chiếc (chiếm 64,72%); Khánh Hòa 3.269/5.580 chiếc (chiếm 58,58%); Trà Vinh 540 chiếc/1.196 chiếc (chiếm 45,15%).
Dịch bệnh còn tác động sâu đến chuỗi tiêu thụ thuỷ sản, doanh nghiệp không tiêu thụ được làm cho giá bán sản phẩm giảm 15-20 % so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, về lao động khai thác hải sản trực tiếp trên tàu, thời gian qua, có xu hướng giảm dần. Tính đến tháng 9/2021, cả nước có khoảng 1 triệu lao động trực tiếp trên các tàu cá. Cùng với tác động của dịch COVID-19, số lượng lao động trực tiếp trên tàu cá càng khan hiếm, gây khó khăn cho hoạt động khai thác hải sản ở nhiều địa phương. Trong khi đó, số lượng lao động làm việc trên tàu cá được tiêm mũi 1 vắc xin phòng chống COVID-19 còn thấp, ước đạt khoảng 25%.
Cùng với những tác động trên, dịch COVID-19 còn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động khai thác hải sản của ngư dân, dẫn đến ít tàu đi khai thác. Lượng tàu cá vào các cảng cá thuộc các tỉnh miền Nam giảm nhiều so với trước do không tiếp nhận các tàu cá miền Trung di chuyển ngư trường cập cảng. Số lượng tàu cá đi khai thác giảm nên các dịch vụ sử dụng tại cảng cá (dầu, vật liệu, dịch vụ tại cảng …) cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến nguồn thu của cảng cá. Theo tổng hợp ước tính của một số tổ chức quản lý cảng cá, lượng tàu và lượng hàng qua cảng trong thời gian giãn cách vừa qua giảm, chỉ bằng 44% so với cùng kỳ.
Trong thời gian phòng chống dịch bệnh, nhiều cảng cá phải đóng cửa hoặc ít có tàu cá ra, vào đã làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của cán bộ, nhân viên và lao động tại các cảng cá.
Chưa dừng lại ở đó, dịch COVID-19 còn tác động đến công tác dịch vụ hầu cần nghề cá, thiếu các nguyên vật liệu phục vụ tàu khai thác thủy sản. Nhiều tàu ở một số tỉnh như: Quảng Ngãi, Bà Rịa–Vũng Tàu, Tiền Giang, Đà Nẵng, Bình Thuận… bị ứ đọng sản phẩm do cảng ngừng hoạt động.
Đại diện một chủ tàu tại Bình Định chia sẻ, trong 9 tháng năm 2021, tình hình dịch bệnh phức tạp đã ảnh hưởng đến việc khai thác của bà con, một số cảng đang phải tạm cách ly. Đồng thời, sản phẩm khai thác, thu mua hải sản chậm, giá cả bấp bênh không ổn định, có lúc giảm xuống. Ngoài ra, đó là việc phát sinh thêm chi phí do phải phòng chống dịch, ngư dân gặp rất nhiều khó khăn.
Thích ứng an toàn trong tình hình mới mới
Trước tình hình các hoạt động khai thác thủy sản đang còn gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng thư ký Hiệp hội VASEP cho rằng, riêng chuỗi khai thác hải sản, vắc-xin vẫn là điều kiện quan trọng để mở cửa theo Nghị quyết 128 của Chính phủ. Trong đó, với điều kiện là tiêm đủ hai mũi, do đó, mong muốn lãnh đạo Bộ NN&PTNT có ý kiến với các địa phương để tăng cường tỷ lệ phủ vắc- xin. Đây cũng là cơ sở để mở cửa thị trường và tham gia của lực lượng lao động.
Một chủ tàu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhấn mạnh, việc thiếu lao động đang là vấn đề được các chủ tàu rất quan tâm. Do vậy, cần tạo điều kiện cho các lao động có thể tiếp cận với chủ tàu. Bên cạnh đó, thời gian qua, đối với các chủ tàu, gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt khi tàu nằm bờ, hoạt động thấp, do đó, kiến nghị Bộ NN&PTNT tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có giải pháp, cơ chế hỗ trợ cho chủ tàu vay ngân hàng với lãi suất 0% trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, đối với các lao động lành nghề, cần có giải pháp để giúp giữ lại các lực lượng này, bởi đây là lực lượng khan hiếm và có vai trò quan trọng cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp. Ngoài ra, chủ tàu tại Bình Định cũng cho rằng, cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho ngư dân tiêm vắc-xin để đảm bảo khai thác trên vùng biển xa, đồng thời, tạo điều kiện giúp ngư dân hoàn thành nhiệm vụ trong quý IV và có các giải pháp căn cơ bền vững trong thời gian tiếp theo.
Vấn đề vắc xin cũng được đại diện một doanh nghiệp ở Phú Yên đề cập đến. Theo đó, trong nhiều năm kinh doanh thì năm nay, cộng đồng doanh nghiệp thủy sản đã trải qua giai đoạn khó khăn, lo lắng. Do đó, nên sớm tiêm vắc - xin cho đội ngũ ngư dân đánh bắt xa bờ tại cảng cá và các điểm thu mua,…Đây cũng là các khâu trong chuỗi, chỉ cần có 1 ca F0 sẽ đứt gãy cả dây chuyền. Do vậy, cần quan tâm đến các đối tượng này để giúp cho việc đánh bắt được ổn định hơn.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội, trong đó có ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực khai thác thủy sản nói riêng. Tuy nhiên, với rất nhiều khó khăn và thách thức đặt ra, điều quan trọng nhất hiện nay đó là cần cố gắng vượt qua thách thức.
Thứ trưởng cho rằng, với đội tàu 94.572 chiếc đã làm nên kết quả 9 tháng năm 2021 với sản lượng khai thác xấp xỉ 3 triệu tấn. Hiện nay, tình thế thời cơ ở phía trước đang mở ra, trong đó, thị trường đang được dự báo với giá tốt.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, về nguyên liệu khai thác không thiếu, vấn đề nằm ở khâu tổ chức chế biến. Trong đó, cần phải khắc phục về vấn đề lao động, về vốn, phòng chống dịch, vận chuyển,…Từ đó, cần bắt nhịp ngay để triển khai khắc phục nếu không sẽ bỏ lỡ các cơ hội.
Theo đó, những tháng cuối năm 2021, ngành khai thác thủy sản đặt ra mục tiêu thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động và ngư dân, đưa chuỗi hoạt động khai thác thủy sản ở các địa phương trở lại trạng thái bình thường mới. Trong đó, phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 với sản lượng khai thác biển đạt khoảng 3,657 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD.
Bên cạnh đó, triển khai kịp thời các chính sách trong lĩnh vực khai thác thủy sản và chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất sau dịch bệnh COVID-19. Áp dụng linh hoạt các giải pháp phòng chống dịch bệnh để đảm bảo chuỗi cung ứng khai thác thủy sản an toàn, hiệu quả, đặc biệt đảm bảo an toàn dịch bệnh tối đa để các cảng cá và các cơ sở sơ chế, chế biến xuất khẩu thủy sản hoạt động bình thường.
Trên cơ sở đó, Tổng cục Thủy sản cho biết, thời gian tới, về tổ chức sản xuất trên biển, sẽ tích cực tuyên truyền và hướng dẫn người dân tổ chức khai thác theo tổ, đội, nhóm để đảm bảo an toàn, hỗ trợ lẫn nhau trong tình huống khẩn cấp và dịch vụ hậu cần. Thực hiện các chính sách khuyến khích hoạt động khai thác ở các vùng biển xa, chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất sau dịch bệnh COVID-19. Hướng dẫn thuyền trưởng và thuyền viên trên tàu cá thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn dịch bệnh COVID-19 trong quá trình sản xuất trên biển, khi ra, vào cảng.
Đối với hoạt động tại cảng cá, xây dựng các phương án thích ứng bình thường mới, đảm bảo an toàn dịch bệnh tại các cảng và theo hướng dẫn của ngành y tế để duy trì tình trạng hoạt động bình thường của cảng. Sắp xếp lại hệ thống cung ứng dịch vụ, vật tư; tổ chức linh hoạt công tác neo đậu tàu, bốc dỡ sản phẩm đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, không làm ứ đọng hàng hóa tại cảng. Bố trí nơi tập kết hàng hóa, sản phẩm khoa học, thuận tiện cho việc bốc dỡ, vận chuyển, lưu thông đảm bảo an toàn dịch bệnh. Đảm bảo công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng lên bến và truy xuất nguồn gốc chính xác và đúng quy định.
Với việc tổ chức sản xuất kinh doanh tại các cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến, bố trí lao động, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ, sơ chế, chế biến khoa học, tránh lây nhiễm chéo dịch bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế. Đồng thời, xây dựng các phương án để duy trì sản xuất linh hoạt theo tình hình diễn biến của dịch bệnh trên địa bàn theo hướng dẫn của ngành y tế.
Để tạo thuận lợi cho hoạt động khai thác thủy sản trong thời gian tới, Tổng cục Thủy sản kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất sau dịch; có chính sách giãn nợ, giảm lãi suất các khoản vay tín dụng đối với các tàu cá, cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, cơ sở chế biến thủy sản ngừng hoạt động do dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, với UBND các cấp, ưu tiên tiêm vắc- xin phòng chống dịch bệnh COVID-19 cho cán bộ, nhân viên, người lao động, ngư dân làm việc trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản để đảm bảo duy trì hoạt động khai thác trên các vùng biển. Có chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất sau dịch COVID-19, hỗ trợ khắc phục khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong chuỗi cung ứng khai thác thủy sản bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19,.../.
(vasep.com.vn) Tối 24/12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024, với chủ đề “Vươn tầm Việt Nam”, vinh danh 200 doanh nghiệp xuất sắc. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự.
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.
(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn