Các thương vụ mua lại trong thập kỷ qua đã củng cố lĩnh vực thức ăn nuôi tôm, hình thành Skretting, Cargill, CP Foods, Thai Union, Grobest, Quảng Đông Haid, BioMar, ADM, New Hope Liuhe và De Heus - những công ty thức ăn nuôi tôm lớn nhất toàn cầu.
Theo nhà phân tích Willem van der Pijl, các công ty này mở rộng lợi thế của mình bằng cách tập trung vào đổi mới và công nghệ, vận hành các cơ sở nghiên cứu và phát triển, xây dựng trang trại kiểu mẫu của riêng mình, đồng thời phát triển phần mềm quản lý trang trại độc quyền và hệ thống cho ăn thông minh.
CP Foods có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan được cho là nhà sản xuất thức ăn tôm lớn nhất thế giới xét về năng lực, mặc dù các hoạt động sản xuất của công ty chủ yếu nằm ở Nam và Đông Nam Á. CP Foods là nhà sản xuất thức ăn nuôi tôm hàng đầu tại Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Philippines và Việt Nam.
Quảng Đông Haid, nhà sản xuất thức ăn thủy sản hàng đầu tại Trung Quốc, sở hữu hơn 600 công ty con trên khắp Trung Quốc và nước ngoài, với doanh số bán thức ăn cho tôm được cho là đã vượt xa đối thủ CP Foods. Bên cạnh vị trí thống lĩnh thị trường nội địa rộng lớn, công ty còn hoạt động tại Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia.
Skretting có trụ sở tại Na Uy, được Nutreco mua lại vào năm 1994, hiện là nhà sản xuất thức ăn cho cá hồi lớn nhất thế giới và tôm lớn thứ 3. Công ty điều hành 7 cơ sở sản xuất thức ăn cho tôm ở 4 quốc gia, các cơ sở R&D ở Ecuador và Trung Quốc. Công ty cũng đang đầu tư vào các cơ sở mới ở Việt Nam và Ecuador.
Cargill có trụ sở tại Wayzata, Mỹ đang phát triển nhanh chóng hoạt động kinh doanh thức ăn thủy sản của mình. Cargill đã mở rộng để vận hành 20 nhà máy thức ăn chăn nuôi, 14 trong số đó chuyên sản xuất thức ăn cho các loài nước ấm bao gồm cả tôm. Tuy nhiên, giống như Skretting, thị phần của nó ở châu Á vẫn còn nhỏ.
BioMar có trụ sở tại Aarhus, Đan Mạch trở thành “ông lớn” thức ăn tôm toàn cầu nhờ một số vụ mua lại gần đây. Công ty đã trở thành 5 công ty hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn tôm của Ecuador sau khi mua 70% cổ phần của Alimenta vào năm 2017, tiến xa hơn vào Việt Nam thông qua việc mua phần lớn cổ phần trong đơn vị kinh doanh thức ăn của Việt Úc vào năm 2021.
Mặc dù ở quy mô nhỏ hơn, De Heus có trụ sở tại Ede, Hà Lan cũng đã bắt đầu mạo hiểm kinh doanh thức ăn cho tôm. Công ty là nhà sản xuất thức ăn cho cá nước ngọt lớn nhất tại Việt Nam và có khả năng sản xuất 4 triệu tấn (MT) thức ăn chăn nuôi mỗi năm phục vụ tiêu dùng trong nước, bao gồm cả thức ăn cho tôm. Vào năm 2020, De Heus đã mua lại tài sản của Neovia tại Indonesia và đang đặt mục tiêu tăng thị phần thức ăn cho tôm ở đó trong những năm tới. Ecuador, quốc gia có nhu cầu thức ăn tôm ước tính khoảng 2 triệu tấn vào năm 2022, là thị trường mục tiêu chính.
Thùy Linh (Theo seafoodsource)
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự và phát biểu tại Lễ mừng xuất khẩu ngành thủy sản Việt Nam đạt 10 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm nghiên cứu nâng cao về kinh tế ứng dụng của Brazil (Cepea), giá cá rô phi tại Brazil tiếp tục xu hướng giảm trong tháng 11 trên tất cả các khu vực.
(vasep.com.vn) Theo hệ thống giám sát ngành của Cơ quan Thủy sản Liên bang, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng sản lượng đánh bắt thủy sản của Nga đạt 4,658.9 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng chỉ đạo một số nội dung trọng tâm để ngành thủy sản vượt qua thách thức và phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2025.
Ngành thủy sản– một ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam, chiếm 16% tổng kim ngạch XK của ngành nông nghiệp. Với kim ngạch XK từ 9 – 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam tự hào đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn