Giải cứu con tôm

TS. Hồ Quốc Lực 08:12 05/06/2023 Kim Thu
Hai tháng nay, giá tôm nhảy mạnh theo chiều đi xuống, liên tục và đáng kể. Đến nay mức giảm khoảng 40% cho tất cả cỡ tôm. Đây là chuyện không nhỏ bởi gắn liền sinh kế hàng triệu người ở các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu Long.

Thời sự khá nóng bỏng, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin tìm giải pháp giải cứu con tôm. Không ít người có tâm đã cùng nhau thảo luận xoay quanh chuyên đề nóng bỏng này, thậm chí nhân cơ hội này bàn chuyện dài lâu hơn như là bàn Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành tôm Việt. Nội dung bài viết dưới đây là tổng hợp những thông tin đã đưa, nhưng qua đó nhằm góp phần lý giải vấn đề nêu ra ở đầu bài, theo góc nhìn của người viết.

Chuyện giải cứu giá tôm là chuyện phải làm, làm càng nhanh càng tốt. Trước tiên, phải tìm hiểu nguyên nhân một cách cặn kẽ, coi yếu tố nào có ảnh hưởng lớn, cần quan tâm hơn và tiếp đó xem xét cách thức xử lý. Cái khó là ở từng góc nhìn sẽ đưa ra các yếu tố tác động giá tôm khác nhau. Tuy nhiên, tất cả đều thống nhất ở yếu tố khách quan. Đó là lạm phát, suy thoái toàn cầu khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu; đó là mức cung ứng tôm giá rẻ từ Ecuador, Ấn Độ ngày càng nhiều tạo áp lực quá lớn để giá cả không thể phục hồi. Đồng thời các kho hàng của các hệ thống phân phối lớn các thị trường tiêu thụ lớn còn khá đầy…

Về chủ quan là trách nhiệm các mắt xích hình thành chuỗi giá trị con tôm, có phần đang đùn đẩy trách nhiệm. Nhà chế biến nói do tỉ lệ nuôi thành công thấp khiến giá thành tôm nuôi cao đội giá thế giới nên khó tiêu thụ. Mắt xích khác cho rằng nhà chế biến ép giá mua người nuôi. Người nuôi nói nhà cung ứng tôm giống không sạch bệnh khiến tôm nuôi bị thiệt hại. Càng đọc nhiều bài viết về con tôm lúc này chỉ khiến càng thêm hoa mắt, không biết đâu mà lần, một mớ bòng bong.

Tìm hiểu sâu hơn yếu tố khách quan; các nước Ecuador, Ấn Độ đều đưa ra tỉ lệ nuôi thành công cao gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi so tỉ lệ nuôi thành công của chúng ta. Nuôi thành công phụ thuộc vào yếu tố chất lượng con tôm giống và môi trường nuôi, chủ yếu là nước nuôi. Họ có giá mua tôm thương phẩm từ các nhà chế biến, giá mua đó thấp hơn giá các nhà chế biến ta mua từ tôm của bà con nông dân trong nước từ 10.000 đến 30.000 đồng/kg. Họ chế biến và bán thế nào?

Thật ra giá bán của họ rất thấp, bởi trình độ chế biến không bằng ta. Giá chúng ta bán cao nhất so các đối thủ nhưng do là tôm chế biến sâu nên mới có giá cao. Từ năng lực chế biến của các nhà chế biến ta là cao nên các nhà máy chế biến mới kham nổi việc mua tôm thương phẩm cao hơn so các nước khác. Tuy nhiên, hiện nay giá tôm thương phẩm các nước khác đang giảm do tình hình khách quan nêu trên, giá tiêu thụ quá thấp; buộc lòng các nhà chế biến tôm của ta phải mua giảm giá để còn sức cạnh tranh và nhất là còn để tồn tại.

Tìm hiểu sâu hơn yếu tố chủ quan; chúng ta có con giống bố mẹ tốt, nhưng các cơ sở sản xuất tôm post kém chất lượng vẫn còn đầy rẫy, khiến người nuôi không phân biệt nổi sự bát nháo này. Ngoài ra còn có sự chủ quan từ nhà cung ứng tôm giống, nhất là vài vụ nuôi vừa qua, một tỉ lệ tôm post nhiễm EHP từ cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, thiết nghĩ vì sự sống còn, các cơ sở này đã nhanh chóng khắc phục.

Tiếp nữa là thực trạng hoàn cảnh nuôi của ta; căn bản là nhỏ lẻ, manh mún và tự phát. Đều này dẫn đến không đủ nước sạch nuôi; dẫn đến nhiễm chéo vì không đủ hệ thống kênh cấp và thoát riêng; dẫn đến ô nhiễm môi trường cục bộ vì không đủ đất cho hệ thống xử lý nước thải, do đất từng hộ nhỏ. Hai yếu tố này, con giống kém chất lượng và thiếu nước sạch nuôi tôm là căn bản tạo nên tình cảnh hệ số thu hồi đầu con thấp, năng suất thấp, dĩ nhiên giá thành phải tăng lên. Song song đó, giá thành tăng lên còn do người nuôi thiếu vốn phải nhận sự đầu tư từ thương lái, phí tổn đầu vào tăng lên vài chục phần trăm là lẽ thường.

Tìm được nguyên nhân rồi, dù chưa chắc chính xác hoàn toàn; vậy giải pháp, sách lược xử lý, ứng phó ra sao? Thật ra, khi giá tôm xuống quá thấp dẫn đến người nuôi treo ao thì đâu có ai vui, trừ các đối thủ của ta. Người nuôi treo ao, sinh kế sẽ ra sao? Đầu vào cho hình thành con tôm post, thức ăn đã chuẩn bị rồi, nay xử lý ra sao khi hầu hết các yếu tố này sử dụng có thời hạn. Nhà chế biến ra sao khi không có nguyên liệu, tiền đâu lo cho người lao động, trả nợ vay ngân hàng… Từ đó, chuyện tìm giải pháp, sách lược ứng phó được sự tự giác tham gia của các mắt xích chuỗi giá trị con tôm, nhất là mắt xích con giống và chế biến tiêu thụ. Một số giải pháp, được quan tâm và có giải pháp đang triển khai là:

+ Nhà cung ứng giống phải làm sạch lực lượng mình, thông qua thực thi bộ tiêu chí được thống nhất. Từ đó, sẽ công khai những cơ sở uy tín có sản phẩm chất lượng để người nuôi biết mà chọn lựa.

+ Nhà chế biến phải hỗ trợ thông tin tình hình thị trường, giá cả thế giới để các mắt xích còn lại tham khảo, ứng xử. Nhà chế biến hết sức nỗ lực tiết kiệm giảm giá thành, cố gắng tạo ra sản phẩm mới thu hút người tiêu dùng, cố gắng mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm có thêm thặng dư mua giá tôm thương phẩm tốt hơn. Đồng thời cũng sẽ giảm thiểu mua tôm nguyên liệu block từ nước ngoài, tập trung ủng hộ tôm thương phẩm trong nước.

VASEP và Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận đang phối hợp hình thành liên minh tập trung hai nội dung nêu trên. Cuộc họp đầu tiên giữa hai bên đã diễn ra ngày 24/5/2023 vừa qua.

+ Người nuôi (và nhà đầu tư người nuôi) phải chú trọng đầu vào có lựa chọn, chất lượng khá hơn. Nếu giá cả có cao hơn, thì thu hẹp quy mô nuôi theo khả năng. Nuôi ít mà chắc, từng bước mở rộng sau khi có tích luỹ. Song song cập nhật các quy trình nuôi có kết quả tốt để có thể ứng dụng theo hoàn cảnh.

+ Nhà cung ứng thức ăn, chế phẩm nuôi… phải thắt chặt chi phí nhằm cung ứng người nuôi sản phẩm với giá mềm nhất. Đểm này, tôi thấy đã và đang có sự chuyển động khá tốt.

+ Đồng bộ với các giải pháp trên là sự nỗ lực hơn của vai trò quản lý nhà nước. Việc quản lý kiểm soát, lưu thông, tiêu thụ tôm post phải chặt chẽ, quyết liệt hơn bao giờ hết. Thậm chí cũng nên xem xét giá cả cung ứng của các yếu tố đầu vào nuôi tôm, quan trọng nhất là giá thức ăn. Dài hạn hơn là việc quy hoạch và đầu tư hạ tầng các vùng nuôi trọng điểm. Ít tiền thì lo thuỷ lợi trước tiên. Hai chuyện này chắc chắn giúp nâng cao hệ số nuôi thành công và giải quyết nút thắt cổ chai điểm gay go nhất.

+ Tiếp theo là lo vốn cho người nuôi. Thắt nút cổ chai này cũng là điểm nghẽn đáng kể. Ngân hàng thương mại khó có thể phá quy định, bởi người nuôi không còn gì để thế chấp làm sao cho vay, trong khi nhu cầu vốn nuôi tôm là con số không nhỏ. Nội dung này, đang được giải quyết khá tốt qua sự linh hoạt trong chính hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ năm 2018 đã  hình thành một chuỗi mới là sự liên kết giữa các yếu tố đầu vào, ngân hàng, đại lý mua tôm và người nuôi. Ban đầu chuỗi này do C.P VN đi tiên phong. Kết quả nhiều năm qua khá khả quan. Chuyện hay đáng học và nhân bản. Các nhà cung ứng khác đã hình thành chuỗi liên kết tương tự và có mô hình nuôi riêng cho mình, và tất cả đã góp phần vực dậy một bộ phận không nhỏ người nuôi, góp phần không nhỏ duy trì sản lượng tôm nuôi và có phát triển nhẹ các năm qua. Do vậy, người nuôi nên chú trọng hợp tác với các chuỗi này.

Tóm lại, chúng ta tập trung quan tâm đối thủ, quan tâm tình hình thị trường thế giới và đủ thông tin tới tất cả các bên tham gia chuỗi giá trị con tôm. Các mắt xích phải biết sàng lọc lực lượng của mình, lấy chất lượng làm chủ đạo, nhất là con giống và tất cả phải đoàn kết, chung tay vì sự tồn tại lâu dài của cả ngành để có cách ứng xử phù hợp. Và hơn tất cả, Chính phủ và Bộ ngành liên quan cần có sự quan tâm thoả đáng hơn tới con tôm thông qua các định chế quản lý, có cập nhật chặt chẽ hơn. Trước mắt tập trung vào quản lý con giống và nâng mức đầu tư thuỷ lợi các vùng nuôi tôm trọng điểm. Còn về lâu dài, dù Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển thuỷ sản nói chung, con tôm nói riêng tới năm 2030, tầm nhìn 2045, nội dung rất súc tích nhưng hiện thực hoá thì quá chậm chạp, cần có sự quan tâm thoả đáng, đúng mức hơn.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Giải cứu con tôm tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP
giai cuu con tom; tom

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay

 |  10:17 06/05/2024

(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình XK cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý 3 năm nay kéo theo xu hướng giá XK sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

EU chi 3,7 tỷ USD cho Quỹ bảo vệ đại dương

 |  10:05 06/05/2024

(vasep.com.vn) Tại “Hội nghị Đại dương của chúng ta 2024” diễn ra tại Hy lạp, đại diện EU tuyên bố sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm 2024.

Anh kiểm tra biên giới các sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU

 |  09:37 06/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 30/ 4, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nhập từ EU vào nước này - hơn 4 năm sau khi nước này rời khỏi khối thông qua Brexit.

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC