Có ý kiến cho rằng, cá tra Việt Nam hiện chỉ là sản phẩm dành cho người nghèo, người thu nhập thấp. Theo bà thì có phải vậy?
- Đúng là tại các thị trường lớn hiện nay như Mỹ, Nhật, châu Âu… cá tra Việt Nam là sản phẩm dành cho phân khúc thị trường người lao động có thu nhập thấp, công nhân, người nghèo, người nhập cư… Điều này đã khiến cái nhìn của người tiêu dùng trên thị trường thế giới về cá tra không được tốt.
lành mạnh giữa các doanh nghiệp, với mục tiêu “bán hàng bằng mọi giá”, dẫn tới việc giá xuất khẩu giảm liên tục. Doanh nghiệp nhiều khi ngồi với nhau thì rất hòa thuận, nhưng sau đó trong mỗi đơn hàng đều cố gắng tìm cách “lại quả”, giảm giá để giành hợp đồng… Điều này khiến sự cạnh tranh trong ngành không lành mạnh, sản phẩm có giá thấp nên bị đánh đồng là dành cho người thu nhập thấp.
Có thời điểm fillet (fi-lê) cá tra Việt Nam có giá bán đến 3 USD/kg, là mức giá rất tốt cho doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Thế nhưng, hiện nay, giá cá tra Việt Nam đã giảm rất thấp, có thời điểm chỉ hơn 2 USD/kg. Mà giá thấp thì người tiêu dùng sẽ nghi ngờ về chất lượng, giá trị sản phẩm.
So với các sản phẩm cá thịt trắng khác, cá tra Việt Nam có những lợi thế cạnh tranh nào, thưa bà?
-Cá tra là cá thịt trắng có thể sản xuất quy mô lớn với kích cỡ đồng đều, dễ dàng đưa vào chế biến trong các dây chuyền công nghệ hiện đại. Theo tôi được biết, nhu cầu thị trường cho sản phẩm fillet cá tra hiện rất lớn. Các nhà sản xuất, chế biến thực phẩm ở các nước thiếu cá nguyên liệu thịt trắng. Trong khi đó, tại ĐBSCL, nguồn nguyên liệu cá tra cũng rất dồi dào, đáp ứng được những đơn hàng lớn. Một ưu điểm nữa của cá tra thịt trắng là loại cá này ít mùi tanh, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Vì giới trẻ châu Âu thì không thích những loại cá có mùi tanh.
Với thực trạng hiện nay, theo bà, có cách nào lấy lại danh dự cho cá tra Việt Nam?
- Phải thay đổi! Thay đổi từ tư duy, từ cái nhìn của nhà nước về thương mại, thị trường… Sản xuất ra một sản phẩm đã khó, bán được một sản phẩm càng khó hơn nên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, chuyện doanh nghiệp mạnh ai nấy sống như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cũng là điều dễ hiểu.
Theo tôi, việc xây dựng lại hình ảnh cá tra Việt Nam phải do Bộ NNPTNT giao cho Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), cụ thể là Câu lạc bộ Cá tra của Hiệp hội này, thực hiện. Nếu các đơn vị này không làm thì không ai làm thay được. Bộ Công Thương cũng phải chung tay hỗ trợ việc xây dựng lại hình ảnh cá tra.
Thực tế việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cho một sản phẩm không đơn giản. Không thể đổ trách nhiệm này cho nông dân vì họ không có động lực thị trường, họ không bán sản phẩm ra thế giới. Doanh nghiệp Việt Nam thì tiềm lực không lớn, nếu chỉ một vài doanh nghiệp đơn lẻ thực hiện việc truyền thông quảng cáo thì cũng sẽ “không tới đâu”. Do đó, phải có chiến lược và sự hợp sức của cả cộng đồng!
Cụ thể, việc xây dựng hình ảnh cá tra thực hiện như thế nào?
- Phải xây dựng một dòng sản phẩm chính fillet cá tra Việt Nam, dựa trên nền tảng một hệ tiêu chuẩn đồng nhất, xác định. Doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nào đạt các tiêu chuẩn chung trên thì được mang thương hiệu này. Tôi đề xuất chọn sản phẩm fillet vì đây là sản phẩm chiếm tới 90% sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Nhu cầu thị trường đối với fillet cá tra cho chế biến thực phẩm hiện cũng rất lớn. Tuy nhiên, nếu mình chỉ trông chờ các nhà sản xuất lại sản phẩm cá tra thì mình sẽ bị phụ thuộc và khó bán được giá cao do mình chỉ bán cá nguyên liệu. Ngược lại, nếu mình làm truyền thông tốt, đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng thì lúc này, giá có thể sẽ tốt hơn. Khi nhu cầu tăng lên thì giá bán sẽ được cải thiện.
Đương nhiên, khi làm được thương hiệu, thay vì là sản phẩm chỉ dành cho phân khúc khách hàng rất bình dân như hiện nay thì ta sẽ nâng “hạng” cho cá tra. Từ đó, giúp cá tra không còn mang nhiều “tai tiếng” như hiện nay nữa! Bên cạnh việc xây dựng một dòng sản phẩm chính, các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu sẽ cùng tham gia xây dựng Quỹ Phát triển thị trường cho cá tra. Nguồn quỹ này sẽ dùng để cùng nhau tiếp thị, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm...
Xin cảm ơn bà!
(vasep.com.vn) Nguồn cá xa bờ của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vào năm 2050.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Tiên tiến (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục xu hướng giảm trên hầu hết các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp giữa tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu trong nước yếu hơn.
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Dầu cá và Bột cá Quốc tế (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2024 đã tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do vụ thu hoạch cá cơm dồi dào của Peru, giúp tăng đáng kể nguồn cung tích lũy của quốc gia này.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn