Tham dự hội nghị, về phía Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có: Thứ trưởng Phùng Đức Tiến; ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản.
Về phía UBND tỉnh Đồng Tháp có: ông Nguyễn Phước Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo một số sở, ngành...
Quang cảnh hội nghị
Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Phước Thiện, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, ngành hàng cá tra được xem là ngành hàng xuất khẩu thủy sản chủ lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) luôn được quan tâm đầu tư và phát triển. Thời gian qua, người dân ĐBSCL đã phát triển nghề nuôi cá tra lên một tầm vóc mới với việc hình thành những trang trại, nhiều vùng nuôi chuyên nghiệp được ứng dụng khoa học, kỹ thuật.
Theo báo cáo từ Cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2024, sản lượng cá tra cả nước ước đạt 1,67 triệu tấn, bằng 99% so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 15/10/2024, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.
Đáng chú ý, cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá bố mẹ; 76 cơ sở sản xuất giống và 1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra bột lên cá giống; có 61/76 cơ sở sản xuất giống và 97/1.842 cơ sở ương dưỡng giống được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất. Trong năm 2024, ngành chức năng đã kiểm tra, duy trì điều kiện sản xuất cho 38/61 cơ sở sản xuất giống và 81/97 cơ sở ương dưỡng giống.
Bên cạnh đó, cả nước có 46 nhà máy có vốn đầu tư trong nước và 40 nhà máy có vốn đầu tư nước ngoài tham gia sản xuất thức ăn hỗn hợp cho cá tra, có trụ sở, địa điểm sản xuất trên địa bàn các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp... mỗi năm sản xuất khoảng 2,2 triệu tấn thức ăn hỗn hợp cho cá tra…
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, đề ra giải pháp phát triển ngành hàng cá tra. Trong đó, đề xuất giải pháp phát triển sản xuất giống cá tra bền vững hơn như: ứng dụng công nghệ trong việc nâng cao năng suất và chất lượng cá tra giống, áp dụng chuyển đổi số trong chuỗi sản xuất cá tra, đầu tư hạ tầng chuyên nghiệp...
Tại Đồng Tháp, trong năm 2024, giá trị sản xuất ngành hàng cá tra của tỉnh ước đạt 8.802 tỷ đồng, tăng 2,86% so năm 2023, chiếm trên 17% tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm - thuỷ sản tỉnh. Diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm đạt 2.630ha (tăng 10ha so với năm 2023) với sản lượng ước đạt 540.000 tấn (tăng 15.000 tấn so với năm 2023). Tình hình tiêu thụ cá tra tương đối ổn định, giá bán cá tra thương phẩm (loại 0,7 - 0,8 kg/con) dao động từ 26.400- 27.600 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất giảm (do giá thức ăn giảm) nên người nuôi có lợi nhuận. Trên địa bàn tỉnh hiện có 902 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, trong đó có 52 cơ sở sản xuất giống và 850 cơ sở ương dưỡng; ước cả năm 2024, sản xuất được 17 tỷ cá tra bột và 1,3 tỷ cá tra giống…
Số thống kê từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho thấy, đến giữa tháng 9/2024, gói tín dụng lâm, thủy sản đã giải ngân cho vay đạt 36.000 tỷ đồng, vượt 6.000 tỷ đồng so với hạn mức 30.000 tỷ đồng được bổ sung hồi tháng 2/2024 và hiện tại quy mô gói tín dụng đã lên 60.000 tỷ đồng. Ngành hàng cá tra nói riêng và thủy sản nói chung đã được ngành Ngân hàng tập trung vốn tín dụng cho vay ngư dân và các doanh nghiệp thu mua chế biến xuất khẩu đạt dư nợ tín dụng chiếm hơn 45%/tổng dư nợ gói tín dụng lâm, thủy sản.
Tuy nhiên, ngành hàng cá tra cũng đứng trước những thách thức lớn. Bên cạnh hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu làm thay đổi lũ về trên sông Mekong, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản, trong đó có nuôi cá tra, ngành hàng cá tra còn đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt khi một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đang đẩy mạnh việc nuôi và chế biến thủy sản tương tự...
Đặc biệt là những đòi hỏi liên quan đến cam kết giảm lượng phát thải theo tinh thần Việt Nam cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh COP 26, đòi hỏi ngành hàng cá tra nỗ lực hơn nữa.
Từ những thách thức đó, tại hội nghị, các đại biểu đề xuất, kiến nghị giải pháp cải thiện 6 lĩnh vực quan trọng của ngành hàng cá tra:
Thứ nhất, là UBND cấp tỉnh quản lý chặt chẽ tình trạng sử dụng thuốc, hóa chất không rõ nguồn gốc, thuốc sử dụng cho người, gia súc, gia cầm để không bị vướng hàng rào kỹ thuật của quốc gia nhập khẩu.
Thứ hai, các viện, trường đại học nghiên cứu nâng cao chất lượng con giống để nâng chất lượng sản phẩm đầu ra.
Thứ ba, Hiệp hội cá tra chủ động nghiên cứu thị trường tiêu thụ, thói quen ăn uống của người tiêu dùng để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu định hướng sản phẩm sát thực tế hơn.
Thứ tư, bản thân các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu chủ động cải tiến sản phẩm theo hướng chất lượng, đa dạng, nhất là sản phẩm chế biến sẵn, sản phẩm giá trị gia tăng... giúp nâng cao giá trị và mở rộng nhu cầu đa dạng của thị trường.
Thứ năm, các doanh nghiệp chế biến thức ăn thủy sản, cần quan tâm hơn việc sản xuất thức ăn hỗn hợp theo chuẩn Halal, hỗ trợ cho hoạt động mở rộng thị trường của doanh nghiệp;
Thứ sáu, là các cơ sở ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm, bên cạnh tuân thủ nghiêm các quy định của ngành, cần quan tâm hơn nữa việc nuôi theo chứng nhận Halal…
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các bộ, ngành Trung ương và tỉnh, thành phố quan tâm phát triển nguồn con giống tốt cho ngành hàng cá tra Việt Nam. Để nâng cao giá trị cho ngành hàng cá tra phải chú trọng nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học của các viện, trường; kiên quyết đưa công nghệ cao vào sản xuất giống; quản lý chặt chẽ hơn nguồn giống, tiêu chí, tiêu chuẩn con giống.
Cùng với đó, doanh nghiệp tiên phong trong sản xuất giống, áp dụng công nghệ mới sản xuất giống; tận dụng phế phụ phẩm trong sản xuất cá tra để làm nguyên liệu thức ăn dinh dưỡng cho ngành nông nghiệp tạo thành nền kinh tế tuần hoàn; chế biến sâu để nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng cá tra. Điều này giúp thực hiện đúng định hướng sản xuất giảm phát thải…
Nguồn: Thị trường Tài chính Tiền tệ
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.
(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2024, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm các sản phẩm mực. XK sang các thị trường chính cũng đều tăng so với cùng kỳ.
Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.
(vasep.com.vn) Cua tuyết sống ngày càng được quan tâm tại các thị trường châu Á, và việc tiếp cận thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà xuất khẩu Na Uy.
(vasep.com.vn) Nghiên cứu nhằm hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản áp dụng các phương thức bền vững hơn và giảm sự phụ thuộc vào thức ăn có nguồn gốc từ biển
TPO - Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Lực lượng Biên phòng Australia đã thiết lập một hoạt động mới nhằm vào các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc, nơi ngày càng có nhiều tàu đánh bắt cá bất hợp pháp của Indonesia bị phát hiện trong những tháng gần đây.
Ngày 16-12, UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết vừa phối hợp với chùa Tâm Thành (xã Phú Cường, huyện Tam Nông) thả trên 220kg cá chép đang mang trứng xuống sông Tiền. Vị trí thuộc phường An Thạnh, TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), đây là khu vực lưu giữ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn