Khó chồng khó, phí chồng phí
Hơn 1 tháng, các địa phương đồng loạt thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ Chỉ thị 16, các doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường - 2 địa điểm” để vừa phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp vừa tránh đứt gãy sản xuất.
Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện đã phát sinh nhiều khó khăn, bất cập tác động lớn tới việc bảo đảm an toàn phòng chống dịch cũng như nỗ lực duy trì sản xuất, xuất khẩu. Hiện nay, chỉ có khoảng rất ít các doanh nghiệp cá ngừ đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ” và số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50%. Công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây.
Ngoài ra, một loạt các biện pháp kiểm soát nhằm phòng chống dịch bệnh Covid-19 được các tỉnh thực hiện trong thời gian qua đã tạo ra nhiều bất cập, khiến cho việc vận chuyển lưu thông, vận chuyển cá ngừ nguyên liệu bị chậm trễ ảnh hưởng tới các hoạt động của các nhà máy chế biến.
Không những thế, theo các doanh nghiệp, tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển quốc tế và Việt Nam cũng đang khiến cho việc nhập khẩu nguyên liệu trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Cụ thể, đình trệ tại cảng quốc tế Diêm Điền và một loạt cảng container quan trọng khác của Trung Quốc từ trung tuần trung tuần tháng 6 trở lại đây đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó có cá ngừ. Và ngay tại Việt Nam, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của các cảng, như cảng Cát Lái. Tất cả các vấn đề này, mô hình chung đang làm hạn chế nguồn cung cá ngừ nguyên liệu cho các doanh nghiệp.
Hiện nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp cá ngừ phải trì hoãn hoặc bị huỷ trong khi các chi phí đảm bảo “3 tại chỗ” như chi phí xét nghiệm hàng tuần, chi phí trang bị các điều kiện cho công nhân, chi phí trả thêm lương công nhân, chi phí điện sản xuất và duy trì kho đông lạnh trữ hàng, chi phí cước tàu biển tất cả đều tăng vọt, khiến doanh nghiệp không đủ sức chịu đựng với thời gian dài…
Nguồn cung nguyên liệu giảm
Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, trong nửa đầu năm 2021 giá trị NK cá ngừ của Việt Nam đạt gần 175 triệu USD, giảm 8,4% so với kỳ năm 2020. Việt Nam NK cá ngừ từ 45 nước/vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, top 10 nguồn cung lớn nhất chiếm 82% tổng giá trị NK cá ngừ của Việt Nam. Mà theo báo cáo Uỷ ban Nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC), sản lượng đánh bắt cá ngừ của các nước như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia … đang có xu hướng sụt giảm do tác động của đại dịch và sự suy giảm nguồn lợi cá ngừ tại các đại dương. Điều này dự kiến sẽ khiến cho nguồn cung cá ngừ trên thế giới trong thời gian tới giảm.
Trong bối cảnh đó, nhiều doanh nghiệp đã tìm cách tăng cường thu mua nguồn cá ngừ nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, nguồn cung cá ngừ trong nước cũng không khả quan hơn. Việc các tỉnh thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đã khiến cho hoạt động giao thương hải sản trong nước gặp khó khăn, giá thu mua hải sản tại các tỉnh giảm, thấp hơn rất nhiều so với mọi năm do nhu cầu tiêu thụ thấp. Không những thế, tình trạng thiếu lao động biển, rồi chi phí nhiên liệu tăng cao khiến hoạt động sản xuất của ngư dân gặp rất nhiều khó khăn, nhiều người bị thua lỗ. Hiện đang vào mùa cá nam nhưng tại các tỉnh đánh bắt trọng điểm như Bình Định, Khánh Hoà, Phú Yên hay Phan Thiết…, rất nhiều tàu cá đang nằm bờ. Điều này đã khiến cho nguồn cung cá ngừ nguyên liệu trong nước giảm.
Tính đến giữa tháng 7/2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 386 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên, do tác động của các biện pháp phòng chống dịch bệnh được áp dụng, hoạt động xuất khẩu cá ngừ dự kiến sẽ sụt giảm. Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá ngừ vẫn đang cố gắng để có thể duy trì hoạt động sản xuất nhờ vào nguồn nguyên liệu tồn kho. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài, thì hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp sẽ khó có thể duy trì.
(vasep.com.vn) Vào những tháng mùa hè, nhu cầu về nhuyễn thể hai mảnh vỏ tăng mạnh ở châu Âu. Người tiêu dùng tìm kiếm nguồn hải sản bền vững và coi đó là ứng cử viên hàng đầu. Năm 2024 không phải ngoại lệ.
(vasep.com.vn) Giá tôm chân trắng nuôi tại trang trại của Trung Quốc vẫn ở mức thấp mặc dù Tết Nguyên đán đang đến gần, thông thường đây là thời điểm nhu cầu đạt đỉnh và giá cả tăng mạnh, trong khi giá từ các nguồn khác giảm hoặc ổn định.
(vasep.com.vn) Kể từ 1/1/2025, tiểu bang Louisiana của Hoa Kỳ đã ban hành luật mới nhằm bảo vệ tốt hơn cả ngành công nghiệp hải sản của tiểu bang và người tiêu dùng.
Philippines vừa công bố nghiên cứu nuôi thành công ấu trùng tôm mũ ni (slipper lobster) thành tôm giống, mở ra triển vọng nuôi thương phẩm loại hải sản giá trị này.
Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, Việt Nam có nhiều ưu điểm vượt trội về năng lực sản xuất các sản phẩm thủy sản so với các quốc gia cạnh tranh khác.
(vasep.com.vn) Ấn Độ đã và đang ủng hộ các quy tắc chặt chẽ hơn của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để điều chỉnh trợ cấp cho hoạt động đánh bắt ngoài khơi, nhấn mạnh nhu cầu chống lạm thác và bảo vệ đa dạng sinh học biển. Là một quốc gia đánh bắt cá lớn, Ấn Độ đã lên tiếng lo ngại...
(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp dường như đang chịu áp lực gia tăng trong tuần 3 năm 2025, với mức giá cao kỷ lục, đặc biệt là đối với loại U10. Doanh số bán hàng dường như đã chậm lại đáng kể vì giá tăng thêm. Sự gián đoạn thời tiết và nhu cầu theo mùa chậm lại đang làm phức tạp thêm những thách thức, với một số người mua chuyển sang sò điệp Nhật Bản như một lựa chọn tiết kiệm chi phí/có sẵn hơn.
(vasep.com.vn) Thị trường sò điệp Nhật Bản đang chứng kiến sự gia tăng giá mạnh mẽ từ mùa hè năm 2024, một phần do nhu cầu xuất khẩu tăng cao từ các thị trường toàn cầu, đặc biệt là từ Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Giá sò điệp, đặc biệt là sò điệp Yesso, dự báo sẽ tiếp tục tăng do sản lượng sò điệp tại Hoa Kỳ được dự đoán sẽ giảm trong thời gian tới.
(vasep.com.vn) Thay vì tập trung vào các chứng nhận rời rạc, họ xây dựng toàn bộ quy trình sản xuất xoay quanh các giải pháp có tác động tích cực, tạo ra một câu chuyện sản phẩm toàn diện và đáng tin cậy dành cho người tiêu dùng.
(vasep.com.vn) Nguồn cung cá thịt trắng tự nhiên đang giảm trên các thị trường EU, đặc biệt là cá tuyết Đại Tây Dương, dự kiến sẽ tiếp tục đẩy giá tăng cao và làm giảm tiêu dùng vào năm tới, buộc các nhà chế biến phải tìm giải pháp.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn