Sau 3 năm triển khai chương trình doanh nghiệp hải sản cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã chỉ ra được những kết quả cơ bản và những khó khăn tồn tại.
*VOH: Thưa bà, bà chia sẻ những kết quả nổi bật mà VASEP đã đạt được trong việc triển khai chương trình Cam kết chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) trong thời gian qua?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Qua 3 năm khắc phục thẻ vàng thì việc toàn quốc trong đó có Hiệp hội Vasep đã làm được là cam kết chống khai thác IUU trong toàn bộ doanh nghiệp hải sản.
Thứ 2 là đã góp ý tính pháp lý của nhà nước
Thứ ba là có những cái vấn đề liên đới về truyền thông, ví dụ Hiệp hội đã liên kết với doanh nghiệp, các cảng cá để làm tờ rơi, giúp ngư dân hiểu biết hơn về IUU.
Thứ tư là những vấn đề liên quan đến các cơ quan liên quan, liên đới chia sẻ thông tin để cho bên ngoài thấy rằng là Chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, ngư dân đã có nỗ lực quyết liệt để giải quyết IUU, giúp Việt Nam ra khỏi thẻ vàng.
*VOH: Trong quá trình nỗ lực thực hiện những kết quả trên, mình gặp khó khăn và thuận lợi gì?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Đó là nghề cá của Việt Nam, nghề cá của nhân dân cho nên để nghề cá phát triển bền vững, có trách nhiệm và công nghệ, công nghiệp thì phải có thời gian.
Quá trình 3 năm nói lên được 1 điều là mọi người đã thấy rõ việc quan trọng, nếu Việt Nam bị chuyển từ thẻ vàng qua thẻ đỏ thì thứ nhất chúng ta sẽ ảnh hưởng danh hiệu của Việt Nam. Thứ 2 là ảnh hưởng đến tất cả nghề cá. Khi bị thẻ đỏ thì hầu như EVFTA không có giá trị gì nhiều khi được lợi thế từ thuế quan.
Quá trình sắp tới thì bắt buộc không có cách nào khác phải làm sao để gỡ thẻ vàng, trở lại thẻ xanh và có khả năng phát triển ngành hải sản.
Việt Nam là một đất nước nghề cá, bờ biển dài trên 3000 cây số thì trọng tâm chủ yếu của Việt Nam là hải sản. Châu Âu cũng là một thị trường trọng tâm mà Việt Nam không thể bỏ qua được.
Nếu được gỡ thẻ vàng, ngoài chuyện được xuất vào châu Âu thì tương lai Việt Nam phải tự làm được hệ thống rõ ràng, minh bạch, từ đánh bắt đến nuôi trồng và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Việc xuất khẩu không chỉ vào châu Âu mà phải cho toàn thế giới.
Ngoài việc thông tin với ngư dân, các chi cục, hệ thống doanh nghiệp phải tự trang bị 1 hệ thống tốt hơn trong quá trình truyền thông tin qua các cơ sở nước ngoài. Đó là những vấn đề chưa làm được và sẽ phải làm được trong thời gian ngắn nhất có thể.
*VOH: Thời gian tới, chúng ta sẽ tập trung ưu tiên gỡ những điểm thắt nào là chính?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Thứ nhất là gỡ thẻ vàng. Các thuyền tàu của Việt Nam không được vi phạm. Nếu còn bất kỳ 1 tàu nào vi phạm thì thẻ vàng không được gỡ. Việc trước tiên là bằng mọi cách, vừa giáo dục, răn đe, vừa thuyết phục, làm sao để ngư dân hoặc chủ tàu hiểu được rằng là chỉ cần vi phạm là thẻ vàng không được gỡ và rủi ro, nguy cơ bị thẻ đỏ.
*VOH: Theo báo cáo số liệu xuất khẩu 9 tháng năm 2020 đã giảm so với cùng kỳ, với nỗ lực hiện nay và trong thời gian tới, cùng với lợi thế từ EVFTA, thị trường xuất khẩu thủy sản vào các tháng cuối năm liệu có khởi sắc gì không?
Bà Nguyễn Thị Thu Sắc: Khi có EVFTA thì tôm xuất khẩu có thuế suất bằng 0%. Cá ngừ ở những hàng đồ hộp thì có được 11.500 tấn dựa trên quota.
Tuy nhiên các mặt hàng khác của hải sản thì theo lộ trình từ 3 năm đến 7 năm để về thuế bằng 0%. Nếu Việt Nam còn giữ thẻ vàng, nếu mà nguy cơ đến thẻ đỏ thì EVFTA đối với hải sản còn xuống thấp nữa. Đó là lý do, là động lực để doanh nghiệp, ngư dân, Chính phủ phải đưa tay vào, làm sao giải quyết được chuyện lấy lại thẻ xanh hoặc trong 1 thời gian ngắn duy trì được thẻ vàng.
Năm nay, qua tháng 8, đến tháng 9 thì bắt đầu xuất khẩu có tăng vì tôm tăng. Như vậy năm nay khả năng có thể được 8,4 tỷ hoặc 8,5 tỷ cỡ đó, hy vọng bằng năm ngoái.
*VOH: Cám ơn bà !
(vasep.com.vn) Vào năm 2023, cá rô phi chiếm 91% trong tổng số 151,8 triệu USD thủy sản mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ, khiến nó trở thành mặt hàng thủy sản giá trị nhất mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ. Mối đe dọa về thuế quan, như đã được cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất, có thể gây tác động lớn đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, với mức thuế từ 25-50% có thể làm tăng thêm từ 34,7 triệu USD đến 69,4 triệu USD chi phí hàng năm cho riêng mặt hàng cá rô phi.
(vasep.com.vn) Mặc dù giá cả hiện tại có vẻ ổn định, thị trường cá rô phi và cá tra vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn. Sự thay đổi trong nguồn cung, bất ổn về thuế quan và biến động nhu cầu đang tạo ra một bức tranh khó lường cho các bên liên quan. Với việc mua sắm hạn chế trong các tháng tới do kỳ nghỉ lễ và các thách thức hậu cần, nhiều bên vẫn ở trong trạng thái chờ đợi và quan sát, mong đợi những cập nhật mới nhất về chính sách thuế quan và tình hình cung cấp nguyên liệu thô.
(vasep.com.vn) Năm 2025, các quốc gia như Ecuador, Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ giảm sản lượng tôm thẻ chân trắng, trong khi sản lượng tôm sú được dự đoán sẽ tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
(vasep.com.vn) Nhật Bản dự kiến sẽ tăng gấp đôi sản lượng cá hồi nuôi và cá hồi vân, đạt hơn 50.000 tấn vào năm 2027, nhờ vào những tiến bộ trong công nghệ nuôi trồng thủy sản tuần hoàn trên cạn (RAS) và nhu cầu ngày càng cao đối với cá sashimi có nguồn gốc địa phương.
(vasep.com.vn) Diện tích thả nuôi cá tra năm 2024 đạt 5,7 nghìn ha, bằng với năm 2023; Sản lượng đạt 1,787 triệu tấn, tăng 4,3% so với năm 2023 (1,713 triệu tấn).
- Khóa học "Kiểm soát hiệu quả động vật gây hại trong nhà máy chế biến thủy sản và thực phẩm" nhằm đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt, đáp ứng các yêu cầu trong chương trình SSOP của hệ thống HACCP cũng như tiêu chuẩn BRC, IFS, FSSC, BAP.... - Khóa học "HACCP cơ bản trong doanh nghiệp chế biến thủy sản" cập nhật có hệ thống kiến thức về HACCP & vệ sinh ATTP cho các doanh nghiệp, đồng thời nâng cao kỹ năng xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống HACCP, công tác quản lý chất lượng trong nhà máy thủy sản.
(vasep.com.vn) Kura Sushi, một trong những chuỗi nhà hàng sushi lớn nhất Nhật Bản, đã lên kế hoạch mở 14 nhà hàng mới tại Hoa Kỳ vào năm 2025, tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ sau "khởi đầu tuyệt vời" trong quý đầu tiên của năm tài chính 2025, theo thông tin từ Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hajime Uba.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết (Chionoecetes opilio) tại Hoa Kỳ tiếp tục tăng trong năm 2025, do nguồn cung ngày càng khan hiếm. Gary Morrison, giám đốc tăng trưởng và chiến lược của cơ quan báo cáo giá UCN, cho biết giá cua tuyết đông lạnh từ Newfoundland và Labrador (NL) của Canada, kích thước phổ biến 5-8 ounce, đã tăng từ 8,75 USD lên 8,95 USD/pound trong tuần thứ 3 của tháng 1, tăng 8-9% so với đầu tháng 11 và 60-62% so với cùng kỳ năm 2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn