Ngành cá thịt trắng thế giới chắc chắn sẽ bị tác động bởi cuộc xung đột này. Nga là nước có thế mạnh về thuỷ sản khai thác và là nguồn cung cấp cá thịt trắng đứng đầu thế giới. Các loài cá XK chủ lực của Nga gồm cá minh thái và cá tuyết cod. Cá của Nga được tiêu thụ nhiều ở EU, Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc. Ngoài ra, phần lớn cá Nga còn được chuyển sang Trung Quốc để gia công chế biến XK đi các thị trường trên.
Trước hành động của Nga với Ukraine, nhiều nước trên thế giới trong đó có Mỹ, các nước EU, Anh…đều có những động thái chống lại Nga. Những phản ứng này đang và sẽ tác động mạnh đến cung – cầu, giao thương thuỷ sản thế giới.
Việc giao dịch của các nhà xuất nhập khẩu thuỷ sản với Nga bị gián đoạn sau khi EU công bố tên của các ngân hàng sẽ bị loại khỏi hệ thống nhắn tin của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (viết tắt là SWIFT). SWIFT được sử dụng cho khoảng 70% các khoản chuyển tiền trong nước Nga. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể giao dịch với các công ty thuỷ sản Nga tại các ngân hàng tư nhân hoặc những ngân hàng nhỏ. Ngoài ra giao dịch ngân hàng của Nga với Trung Quốc không bị ảnh hưởng vì Trung Quốc có hệ thống riêng.
Tây Ban Nha đã đề xuất các biện pháp trừng phạt đối với Nga là: cấm xuất nhập khẩu và cấm tàu thuyền của họ cập cảng Tây Ban Nha và các cảng của các thành viên EU khác. Ngoài ra, Người Nga cũng bị cấm tham gia Triển lãm hải sản ở Barcelona vào tháng 4/2022.
Hôm 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo sẽ kí sắc lệnh cấm nhập khẩu thuỷ sản của Nga và xóa bỏ đãi ngộ Tối huệ quốc (MFN) đối với Nga. Mặc dù việc bãi bỏ quy chế Tối huệ quốc đối với Nga dường như không nghiêm trọng bằng lệnh cấm nhập khẩu thủy sản, việc này có thể có những tác động dài hạn.
Chính phủ Anh mới đây đã ban hành lệnh cấm giao thương với Nga, đồng thời áp mức thuế nhập khẩu mới lên hàng trăm mặt hàng chủ chốt của Nga, tăng 35% so với mức thuế cũ. Các loại cá thịt trắng của Nga cũng là một trong những sản phẩm chịu thuế tăng.
Ngoài lo ngại về các lệnh trừng phạt từ các nước, mối quan tâm lớn nhất là các nhà bán lẻ theo dõi dư luận và quay lưng lại với các sản phẩm từ Nga.
Một số chuỗi nhà hàng thủy sản lớn của Mỹ đã ngừng mua thủy sản từ Nga sau cuộc xung đột ở Ukraine.
Các siêu thị bán lẻ lớn của Vương quốc Anh cũng đang loại bỏ một số sản phẩm cá của Nga khỏi kệ bán hàng. Một số dòng cá nguyên con đang bị loại bỏ bao gồm cá minh thái đông lạnh, cá hồi hồng đông lạnh và sản phẩm thăn cá tuyết tươi.
Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp đến Nga – một nguồn cung thuỷ sản lớn thì cuộc xung đột này còn gây ra nhiều bất ổn đối với chuỗi cung ứng thuỷ sản thế giới. Giá nhiên liệu tăng vọt chỉ sau 1 đêm và tăng liên tục đến nay, kéo theo các chi phí đầu vào cho sản xuất XK thuỷ sản tăng mạnh nhất là thuỷ sản khai thác. Thị trường thức ăn nuôi trồng thuỷ sản cũng đứng trước nguy cơ bị thiếu hụt, giá tăng vì Nga cũng là nhà cung cấp ngũ cốc lớn trên thế giới.
Với thuỷ sản Việt Nam: Chiến sự Nga – Ukraine mang lại thách thức nhiều hơn cơ hội
Nga chỉ chiếm 2% xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam với những mặt hàng chủ lực là tôm chân trắng, cá tra, surimi, cá ngừ, cá chỉ vàng, cá cơm…
Năm 2021 XK thủy sản Việt Nam sang Nga đạt 164 triệu USD, tăng 21% so với năm 2020. Việt Nam cũng chiếm khoảng 2% thị phần thủy sản tại Nga.
Dư địa với thị trường Nga còn nhiều và cơ hội gia tăng XK sang thị trường này sẽ khả thi nếu không xảy ra chiến sự khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu sang Nga đứng ngồi không yên. Đã có nhiều lô hàng sang Nga buộc phải quay đầu. Giao thương bị đình trệ hoặc phải tạm dừng vì rủi ro ngân hàng thanh toán. Việc tìm kiếm các ngân hàng thay thế không đơn giản và không thể giải quyết trong ngày một ngày hai.
Cước phí vận tải vốn đã cao ngất ngưởng vì Covid nay thêm áp lực chiến sự Ukraine lại càng lên cao hơn. Các doanh nghiệp xuất khẩu chật vật vì không đặt được containers xuất hàng, và dù có đặt được cũng vẫn luôn lo sợ bị huỷ booking.
Gánh nặng chi phí và nguyên liệu sắp tới còn lớn hơn nữa khi các tỉnh ven biển đang trong tình trạng hàng loạt tàu cá nằm bờ vì giá xăng dầu quá cao. Tại các địa phương nuôi thuỷ sản, bà con nông ngư dân cũng đang gồng mình gánh áp lực chi phí vận tải tăng đổ lên giá thức ăn, giá con giống…
Xuất khẩu thuỷ sản của cả nước tính đến hết tháng 2 vẫn tăng trưởng mạnh với trên 1,5 tỷ USD, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, XK sang Nga đạt 25,4 triệu USD, tăng 17%.
Riêng trong tháng 2, XK thuỷ sản tăng trưởng mạnh 62% đạt 635 triệu USD. Trong khi XK sang các thị trường đều tăng mạnh 2 đến 3 con số thì doanh số sang Nga bị giảm gần 3% dù xung đột xảy ra vào những ngày cuối tháng. Điều đó cho thấy tác động tức thì đối với XK thuỷ sản sang Nga.
Tuy nhiên, trước những lệnh trừng phạt với thuỷ sản Nga, các doanh nghiệp Việt Nam cũng le lói một chút cơ hội giành thị phần của Nga tại các nước NK cá thịt trắng như Mỹ, EU…dù cá tra không hoàn toàn thay thế cho cá minh thái, cá tuyết.
Trước tình hình này, dự báo XK sang Nga sẽ tiếp tục sụt giảm trong tháng 3 và những tháng tới nếu xung đột Nga – Ukraine không được giải quyết. Do vậy, XK thuỷ sản nói chung khó có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng như 2 tháng đầu năm.
Quý vị và các bạn hãy đăng ký Báo cáo chuyên đề “Xung đột Nga – Ukraine: Đánh giá tác động đối với thương mại thuỷ sản Việt Nam” để biết thêm chi tiết về thương mại thuỷ sản Việt Nam với Nga và Ukraina và các ảnh hưởng đối với thương mại thuỷ sản Việt Nam.
(vasep.com.vn) Chiều 27/12, Bộ NNPTNT tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản Hàn Quốc Dongwon Industries vừa cho ra mắt sản phẩm mới là Tuna Yukhoe.
(vasep.com.vn) Eurofish Group, một công ty đóng hộp cá ngừ và đánh bắt cá lớn ở Ecuador, đã mở rộng sự hiện diện của mình tại châu Âu và thắt chặt quan hệ tại Tây Ban Nha và Ý. Công ty cũng đã thuê một giám đốc thương mại mới.
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Hàn Quốc dẫn đầu về nhập khẩu chả cá surimi, còn Trung Quốc chiếm 90% thị trường xuất khẩu bột cá của Việt Nam.
“Bức tranh” xuất khẩu thủy sản được kỳ vọng sẽ tiếp tục tươi sáng hơn nữa trong năm 2025 sau khi hoàn thành chỉ tiêu đạt 10 tỷ USD năm 2024. Quan trọng là các doanh nghiệp cần ứng xử tốt trước những thách thức, giải quyết các tồn đọng về con giống, làm chủ về nguyên liệu, nâng cao chất lượng, giảm giá thành để tăng sức cạnh tranh...
(vasep.com.vn) Công ty Ichimasa Kamaboko, một nhà sản xuất hàng đầu các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang chuẩn bị tăng công suất sản xuất trong nước đối với sản phẩm thanh surimi lên 20%.
(vasep.com.vn) Genki Global Dining Concepts, một chuỗi nhà hàng sushi hàng đầu của Nhật Bản, đang chuẩn bị tái gia nhập thị trường Hoa Kỳ, nhắm tới Texas như một phần trong chiến lược tăng trưởng toàn cầu của mình.
(vasep.com.vn) Công ty Phát triển Thủy sản Oman thuộc sở hữu nhà nước đang triển khai một dự án nuôi cá ngừ trị giá 12,2 triệu USD tại Qurayyat, một thị trấn ven biển cách thủ đô Muscat 150 km về phía đông nam.
Ngày 28/11/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trần Thành Nam đã ký ban hành Thông tư 17/2024/TT-BNNPTNT về việc sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông, lâm, thủy sản đủ điều kiện bảo đảm ATTP thuộc phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT.
(vasep.com.vn) Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Hoa Kỳ (NOAA), ngư dân đã cập cảng được hơn 13,6 triệu pao sò điệp trong 8 tháng đầu của vụ khai thác 2024-2025, tính đến ngày 11/12. Con số này chỉ bằng 56,39% trong tổng số 24,2 triệu pao số lượng dự kiến cập bến hằng năm (APL).
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn