Cảnh báo từ EU đối với nông, thủy sản và thực phẩm Việt Nam: Cần hiểu đúng để ứng xử hợp lý

Xuất nhập khẩu 09:39 26/02/2025 Bảo Ngọc
Trước thông tin về việc EU tăng cảnh báo đối với nông, thủy sản và thực phẩm Việt Nam mà một số báo chí đã đăng tải, Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có những chia sẻ cụ thể và mong muốn các thông tin liên quan đến cảnh báo từ nước ngoài phải được cung cấp đầy đủ, rõ ràng và khách quan, tránh gây hiểu lầm và tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh lợi dụng.

Cần cung cấp thông tin rõ ràng để thông tin cảnh báo không bị diễn giải sai lệch

Ngành thủy sản Việt Nam đã có hơn 30 năm kinh nghiệm xuất khẩu, tiếp cận hơn 160 thị trường với doanh số 10 tỉ USD vào năm 2024, trong đó xuất khẩu sang EU đạt hơn 1 tỉ USD, trở thành thị trường lớn thứ 4 của ngành. Để duy trì và tăng trưởng xuất khẩu, ngành thủy sản luôn xác định bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm là yếu tố cốt lõi.

Khi nhận thông tin từ Văn phòng SPS Việt Nam về việc EU tăng cảnh báo đối với nông, thủy sản và thực phẩm Việt Nam, chúng tôi đã liên hệ với Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hợp nhất thành Bộ Nông nghiệp và Môi trường từ ngày 1-3-2025) nhưng không có thông báo chính thức từ cơ quan thẩm quyền EU gửi đến cơ quan chuyên môn về vấn đề này.

Chúng tôi cũng đã trực tiếp tra cứu Hệ thống Cảnh báo nhanh về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU (RASFF), một hệ thống công khai và nhận thấy không có cảnh báo nghiêm trọng nào dành cho thủy sản hay thực phẩm Việt Nam.

Cảnh báo từ EU đối với nông thủy sản và thực phẩm Việt Nam Cần hiểu đúng để ứng xử hợp lý
Ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng thư ký VASEP

Đánh giá số liệu cảnh báo và tỉ lệ của Việt Nam trong tổng thể: Năm 2024, RASFF đưa ra 5.364 cảnh báo, bao gồm nhiều mức độ rủi ro khác nhau. Trong số này, 141 thông báo được xếp vào nhóm "không có rủi ro". Về nguồn gốc sản phẩm bị cảnh báo, các nước có số lượng cao nhất là: Thổ Nhĩ Kỳ: 490 cảnh báo; Trung Quốc: 343 cảnh báo; Ấn Độ: 339 cảnh báo; Ba Lan: 286 cảnh báo và Hà Lan: 273 cảnh báo.

Việt Nam có 114 cảnh báo, chiếm 2,1% tổng số, một tỉ lệ không lớn so với tổng xuất khẩu sang EU. Đáng chú ý, nhóm mặt hàng bị cảnh báo nhiều nhất gồm: rau quả, hạt và sản phẩm từ hạt; gia cầm và sản phẩm từ gia cầm; ngũ cốc và sản phẩm bánh; thực phẩm bổ sung và thực phẩm tăng cường.

Thủy sản và các mặt hàng chủ lực của Việt Nam không nằm trong nhóm này, cho thấy mức độ tuân thủ quy định thị trường của Việt Nam vẫn ở mức tốt.

Cần cung cấp thông tin rõ ràng để thông tin cảnh báo không bị diễn giải sai lệch. Trong ngành thực phẩm, luôn tồn tại rủi ro về một số lô hàng không đáp ứng tiêu chuẩn. Quan trọng là nhìn vào tỉ lệ vi phạm trên tổng thể, vì xuất khẩu hàng triệu lô hàng chắc chắn có nguy cơ xảy ra một số lỗi nhất định.

Thực tế, cách đây 10 năm, đã có trường hợp tương tự xảy ra, dẫn đến việc khách hàng nước ngoài lợi dụng tình hình để ép giá doanh nghiệp Việt Nam dù chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm.

Là một ngành hàng xuất khẩu thực phẩm với doanh số 10 tỉ USD, chúng tôi mong muốn các thông tin liên quan đến cảnh báo từ nước ngoài phải được cung cấp đầy đủ, rõ ràng và khách quan, tránh gây hiểu lầm và tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh lợi dụng.

Không phải cảnh báo nào cũng nghiêm trọng. Một số lỗi có thể đơn giản như sai trọng lượng hoặc ghi nhãn không đúng. Vì vậy, khi đưa tin về các cảnh báo, cần làm rõ mặt hàng bị cảnh báo, nguyên nhân, cách khắc phục và có hướng xử lý cụ thể đối với nhà xuất khẩu vi phạm. Tránh đưa thông tin chung chung gây hiểu nhầm, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Theo Người lao động

TIN MỚI CẬP NHẬT

Bộ Nhận diện Thương hiệu Mới của Vietfish 2025 - Tiên phong cho Tương lai Đổi mới

 |  16:22 31/03/2025

Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh và đổi mới không ngừng, việc tái khẳng định giá trị thương hiệu trở thành yếu tố sống còn đối với mỗi doanh nghiệp. Bộ nhận diện thương hiệu mới của Vietfish 2025 ra mắt với chủ đề “KẾT NỐI CHÂU Á VỚI THẾ GIỚI”, hứa hẹn mang đến một diện mạo hoàn toàn mới, thể hiện sự tự tin và khát vọng vươn tới đỉnh cao của đổi mới sáng tạo.

Bắc Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi cá rô phi

 |  09:06 31/03/2025

Xã Quảng Phú (Lương Tài) thuộc tỉnh Bắc Ninh có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản với khoảng 50 ha diện tích mặt nước. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi các loại cá truyền thống nhưng gặp khó khăn do giá bán thấp, thị trường tiêu thụ hạn chế. Từ năm 2023, nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao tỉnh, nhiều hộ dân chuyển sang nuôi cá rô phi theo chuỗi liên kết, phục vụ chế biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thị trường bột cá Peru ổn định trong bối cảnh lo ngại nguồn cung giảm

 |  09:03 31/03/2025

(vasep.com.vn) Giá bột cá Peru đã ổn định ở mức khoảng 1.700 USD/tấn đối với loại bột cá siêu hảo hạng sau một tuần giao dịch thận trọng, vì những người tham gia ngành đang theo dõi tình hình đại dương có thể ảnh hưởng đến sinh khối cá cơm của nước này.

MSC sửa đổi quy trình phản đối chứng nhận nghề cá

 |  08:56 31/03/2025

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển đã sửa đổi quy trình phản đối của mình, thu hẹp tiêu chí đủ điều kiện và nhờ một bên thứ ba độc lập điều tra các phản đối.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thu tiền tỷ nhờ nuôi cá rô phi

 |  08:53 31/03/2025

Nhờ đặc tính dễ nuôi, lớn nhanh, chi phí đầu tư thấp, mô hình nuôi cá rô phi Philippines tại Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) đang mang lại doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Một số vấn đề quan trọng của ngành thủy sản được Thủ tướng quan tâm, chỉ đạo trong Chỉ thị mới về thúc đẩy phát triển DN nhỏ và vừa

 |  08:48 31/03/2025

(vasep.com.vn) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 25/3/2025 về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Khảo sát của Eurobarometer: Xu hướng mới trong tiêu thụ thủy sản tại châu Âu

 |  08:45 28/03/2025

(vasep.com.vn) Mặc dù các sản phẩm thủy sản vẫn là mặt hàng chủ lực trong chế độ ăn uống của người châu Âu, nhưng cuộc khảo sát cho thấy tần suất tiêu thụ chung đã giảm kể từ cuộc khảo sát năm 2021. Chỉ một phần ba số người được hỏi tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi ít nhất một lần một tuần, đánh dấu mức giảm 4% so với cuộc khảo sát trước đó. Tỷ lệ người được hỏi không bao giờ tiêu thụ các sản phẩm thủy sản và thủy sản nuôi tại nhà đã tăng lên 15%, tăng 4% so với năm 2021.

Kamaboko (Nhật Bản) đặt mục tiêu tăng gấp đôi doanh số bán surimi ra nước ngoài

 |  08:43 28/03/2025

(vasep.com.vn) Yamasa Kamaboko, một nhà sản xuất lớn các sản phẩm từ surimi của Nhật Bản, đang tìm cách khai thác nhu cầu ngày càng tăng về cua mô phỏng ở Hoa Kỳ, với mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu xuất khẩu ra nước ngoài lên 3 tỷ yên (20 triệu USD) Homare Nada, Giám đốc điều hành của công ty cho biết.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 2 tháng đầu năm 2025

 |  08:32 28/03/2025

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 2/2025 XK cá tra Việt Nam sang các thị trường lấy lại đà tăng trưởng. Kim ngạch XK đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với tháng 2/2024. Lũy kế XK cá tra trong 2 tháng đầu năm nay đạt 284 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP