Xuất khẩu tôm tìm cách thích ứng

Nguyên liệu 08:40 06/05/2021 Nguyễn Trang
Xuất khẩu tôm ở ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn do thị trường tiêu thụ bình lặng nên doanh nghiệp chế biến đang tìm mọi cách để thích ứng với hoàn cảnh hiện tại.

Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu ở ĐBSCL.

Mọi loại chi phí đều tăng vọt

Qua hơn 3 tháng đầu năm 2021, hậu quả đại dịch Covid-19 càng hiện rõ bởi đứt gãy chuỗi kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh đến chuỗi sản xuất ngành hàng thủy sản của Việt Nam. So với cùng kỳ, hoạt động chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL của các nhà máy chế biến thủy sản chịu tác động mạnh.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Cty CP Chế biến thực phẩm Sao Ta (Fimex-VN), cho rằng: Căn nguyên chi phí tàu biển quốc tế tăng vọt đã kéo theo nhiều mặt hàng nguyên liệu, bao bì nhập khẩu cho chế biến đều tăng giá.

Trong đó, cước vận chuyển 1 container từ 1.700 USD tăng lên 7.500 USD, thậm chí có lúc đi châu Âu giá lên đến 10.000 USD. Tính ra, mỗi container doanh nghiệp mất thêm 6.000 USD, trong khi mức lãi cao nhất chỉ khoảng 3.000 - 4.000 USD. Đó là chưa kể các chi phí đầu vào khác cũng tăng mạnh 20-40%.

Ông Lực phân tích: Rủi ro dịch Covid-19 vẫn còn, nhiều nước chưa chấp nhận hộ chiếu vacxin. Mặt khác, nếu doanh nghiệp xuất khẩu tôm đưa tất cả chi phí vào, giá bán sẽ bị đội lên quá cao, khách hàng sẽ không mua.

Ông Võ Văn Phục, Tổng giám đốc Công ty CP Thủy sản Sạch Việt Nam (Vina Cleanfood), so sánh: Năm ngoái thuận lợi, nhưng đầu năm nay khó khăn nhiều, nhất là nguyên liệu tôm không đủ do mới vào đầu vụ, trong khi giá bán không cao hơn năm ngoái. Các nhà máy có kế hoạch dự trữ nguyên liệu trong vụ chính, nhưng phải tốn nhiều chi phí về kho lạnh và lãi suất ngân hàng.

Cho đến nay, dịch Covid-19 tác động mạnh nhất vào giá vật tư khiến đầu vào tăng kinh khủng. Không riêng cước tàu, các loại bao bì nhựa, carton, dầu công nghiệp (dầu đậu nành) tăng mà ngay cả lương nhân công đều tăng do cạnh tranh thu hút nhân lực có tay nghề càng làm cho giá thành tăng thêm.

Hệ quả là cước phí vận chuyển tàu biển đi châu Âu tăng đã “ăn” sạch tiền lời của doanh nghiệp, thậm chí phải chịu lỗ. Thực tế, trong quý I/2021 có một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm chịu lỗ cho những đơn hàng đã ký.

Nghe ngóng thị trường chờ hồi phục

Vào vụ nuôi tôm đầu năm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL.

Hiện thời tiết ở ĐBSCL chuyển mùa, mưa sớm nên vùng nuôi tôm gặp thuận lợi, tôm phát triển tốt. Một số mô hình nuôi tôm áp dụng công nghệ mới rất hiệu quả. Các doanh nghiệp đầu tư trang trại nuôi tôm và nhiều hộ nuôi tôm dự báo vụ tôm năm nay sẽ tốt hơn, do quy trình nuôi tốt, ổn định.

Trong khi đó các nước có vùng nuôi và nguồn cung tôm lớn hiện còn bị ảnh hưởng dịch Covid-19 nặng nề. Tỷ lệ người được tiêm vacxin còn thấp nên nguy cơ đứt gãy chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó có chuỗi cung ứng tôm.

Theo dự đoán, năm nay sản lượng tôm một số nước như Ấn Độ, Thái Lan sẽ không nhiều. Hơn nữa tình trạng thiếu hụt lao động, do dịch chuyển bị giới hạn bởi phương tiện vận chuyển, thời gian cách ly… Từ đó dẫn tới người nuôi không an tâm, có thể lượng tôm sẽ không tăng. Sản lượng tôm Indonesia năm nay dự đoán khoảng 300.000 tấn.

Nhưng theo các doanh nghiệp trong ngành hàng tôm xuất khẩu, hiện chưa thể tính toán giá bán tôm như thế nào vì còn phải đợi xem diễn biến cung cầu thế giới, đặc biệt là diễn biến của tình hình dịch Covid-19. Đơn cử như thị trường Nhật Bản đến tháng 7/2021 hội thao Olympic nhưng hiện vẫn chưa cho phép nhập cảnh rộng rãi, nên khả năng khách du lịch mùa Olimpic cũng sẽ bị hạn chế. 

Bên cạnh đó, nguyên liệu tôm trong vùng vẫn như thông lệ hàng năm do mới bước vào đầu vụ, diện tích nuôi chưa nhiều. Việc triển khai đánh mã số vùng nuôi hiện đang gặp khó, chưa hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, vấn đề quan trọng mấu chốt đang ngoài tầm với của doanh nghiệp chờ can thiệp của Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải với các hãng tàu vận tải biển về cước vận chuyển. Chính vì trở ngại giá chi phí container nên doanh nghiệp phải cân đối trước khi ký hợp đồng, nhằm đảm bảo việc làm cho công nhân, song nếu giá thấp quá cũng không thể bán hàng được.

Theo chu kỳ tiêu thụ mặt hàng tôm, thông thường thị trường tốt dần về cuối năm. Đầu quý 3 các nước Bắc bán cầu vào mùa hè, khách du lịch đi chơi nhiều, sức tiêu thụ tăng… Tuy nhiên giá khó có thể tăng mạnh lên được do giá tôm hiện đã cao. Trong khi giá thành nuôi tôm năm nay tăng do chí phí đầu vào hầu hết đều tăng. Hiện nay giá tôm nguyên liệu vẫn neo mức cao hơn năm ngoái. Khi vào vụ cao điểm từ tháng 6 đến tháng 9 khả năng giá sẽ giảm và đến hết vụ sẽ tăng trở lại.

(Theo Nông nghiệp VN)

Bạn đang đọc bài viết Xuất khẩu tôm tìm cách thích ứng tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP
xuat khau tom tim cach thich ung xuat khau tom

TIN MỚI CẬP NHẬT

Việt Nam quyết tâm cao gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" IUU trong năm 2024

 |  08:42 01/07/2024

(vasep.com.vn) Ngày 24/6/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 275/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trung Quốc giảm tiêu dùng hải sản cao cấp

 |  08:40 01/07/2024

(vasep.com.vn) Những bất ổn về kinh tế và căng thẳng địa chính trị gần đây đã khiến người dân Trung Quốc phải thắt chặt chi tiêu, đặc biệt các mặt hàng xa xỉ, bao gồm hải sản cao cấp.

Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra công nghiệp tăng nhẹ nửa đầu năm

 |  08:36 01/07/2024

(vasep.com.vn) Trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi cá tra công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long là 370,8 ha, tăng 0,11% hay tăng 0,4 ha so với cùng kỳ. Tình hình XK cá tra vẫn chưa ổn định, ảnh hưởng tới hoạt động thu mua cá tra nguyên liệu của DN và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động nuôi cá tra của tỉnh.

HEADWAY JSC tăng trưởng phi mã sản lượng vận chuyển mực, bạch tuộc sang Mỹ

 |  10:10 29/06/2024

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

Giá bán lẻ cá tươi và thủy sản có vỏ tại Mỹ giảm trong tháng 5/2024

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo tháng 5 của 210 Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Florida, giá bán lẻ trung bình theo pound cho hải sản tại Mỹ giảm là nhờ sự dẫn đầu của cá thịt tươi và động vật có vỏ. So với ngành hàng thực phẩm và đồ uống nói chung, giá hải sản này có mức lạm phát thấp hơn đáng kể.

Peru: Sản lượng khai thác cá cơm tăng trong tháng 4/2024

 |  08:30 28/06/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, nền kinh tế Peru tăng trưởng 5,28%, chủ yếu nhờ lĩnh vực thủy sản bùng nổ với mức tăng trưởng 158%. Sau 14 tháng kết quả tiêu cực, lĩnh vực sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng.

Giá thủy sản sụt giảm tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn)  Yếu tố thị trường đang chi phối giá XK và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của các thị trường hồi phục chậm, trong khi cạnh tranh các nguồn cung lại tăng, nên giá XK đi hầu hết các thị trường đều giảm. Trong tháng gần đây nhất là tháng 5, tôm là mặt hàng bị tác động giảm giá rõ rệt nhất, nên XK đã giảm 2,3%, trong đó riêng tôm chân trắng giảm 7%, tôm sú giảm 6%. Các sản phẩm khác như chả cá, surimi cũng bị áp lực cạnh tranh về giá nên giảm sâu 25% trong tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 15%.

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC