Từ tháng 12/2021 tới nay, tình trạng ùn ứ, tồn đọng hàng hóa, phương tiện đã diễn ra tại nhiều cửa khẩu biên giới Việt-Trung, đặc biệt là các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trả lời phóng viên VOV thường trú tại Bắc Kinh, ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cho rằng, bên cạnh việc điều tiết ùn tắc hàng hóa ở cửa khẩu, nên khuyến khích xuất khẩu chính ngạch vận tải theo đường biển và đường sắt.
PV: Thưa ông, hiện đang xảy ra tình trạng ùn ứ hàng hoá ở biên giới Việt - Trung, vậy theo ông đâu là nguyên nhân chính của hiện tượng này?
Ông Nông Đức Lai: Thời gian qua, hiện tượng ách tắc hàng hóa xuất hiện ở khu vực cửa khẩu biên giới Việt Nam – Trung Quốc, đây không phải là một vấn đề mới mà đã tái diễn trong nhiều năm trở lại đây, tuy nhiên năm nay tình hình diễn ra nghiêm trọng hơn. Theo tôi, có hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, đây là giai đoạn cuối năm Dương lịch và giáp Tết Nguyên đán, lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước rất cao nhằm phục vụ nhu cầu chuẩn bị cho dịp lễ lớn nhất trong năm của cả hai bên. Giống như Việt Nam, người dân Trung Quốc đặc biệt coi trọng dịp lễ truyền thống này, nhu cầu về một số mặt hàng thực phẩm tăng cao trong dịp tết, ví dụ như các sản phẩm có sắc đỏ như quả dưa hấu, thanh long hay các sản phẩm thủy sản (tôm, cua sau khi chế biến) luôn rất lớn.
Ông Nông Đức Lai, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.
Thứ hai, trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn đang có những diễn biến hết sức phức tạp trong khu vực và trên thế giới, thời gian gần đây, Hải quan Trung Quốc nhiều lần phát hiện trên bao bì sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và xuất hiện ca nhiễm Covid-19 lây lan trong cộng đồng tại một số khu vực biên giới. Với việc kiên quyết duy trì chính sách “Zero-covid”, Trung Quốc liên tục tăng cường những biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt khiến hoạt động xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc với các quốc gia có chung đường biên giới nói chung và với Việt Nam nói riêng gặp khó khăn nhất định. Chính quyền Trung ương Trung Quốc trong những chính sách phòng chống dịch gần đây đã yêu cầu các địa phương cửa khẩu thực hiện các biện pháp quản lý biên giới, trong đó có quản lý hoạt động xuất nhập cảnh đối với con người và hàng hóa.
PV: Trước thực trạng như vậy, Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc đã có những nỗ lực gì để thúc đẩy giải quyết tình hình này?
Ông Nông Đức Lai: Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh phối hợp với Chi nhánh Thương vụ tại Nam Ninh và Côn Minh thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình tại phía cửa khẩu Trung Quốc, kịp thời nắm bắt các thông tin liên quan đến chính sách và hoạt động quản lý tại cảng/cửa khẩu của Trung Quốc đối với xuất nhập khẩu hàng hóa và có báo cáo sớm với những đề xuất cụ thể cho các cơ quan hữu quan Việt Nam nhằm kịp thời thông tin cho doanh nghiệp và đưa ra phương án hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc được thông suốt.
Ngoài ra, Thương vụ luôn giữ liên hệ mật thiết với cơ quan hải quan, các cơ quan quản lý thương mại trung ương phía Trung Quốc nhằm tích cực trao đổi thông tin, phản hồi ý kiến của Bộ ngành liên quan hai bên các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại nói chung và thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu biên giới Việt – Trung nói riêng.
PV: Theo ông, trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan hữu quan và doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì để hạn chế tối đa thiệt hại do ùn tắc hàng hoá tại biên giới với Trung Quốc?
Ông Nông Đức Lai: Theo tôi, cần phải có những biện pháp căn cơ và lâu dài. Tuy nhiên, trước mắt, cần điều tiết lượng hàng hóa ngay từ đầu nguồn (từ các địa phương). Một mặt, giảm bớt hàng hóa đưa lên khu vực cửa khẩu biên giới trong lúc này để giải phóng trước hàng hóa đang tồn đọng và vừa tránh tăng thêm ùn tắc hoặc điều tiết những loại hàng hóa có thể thông quan tại cửa khẩu một số địa phương ngoài Lạng Sơn, Quảng Ninh. Mặt khác, khuyến khích hàng hóa xuất khẩu có thể xuất khẩu chính ngạch chuyển sang vận tải theo đường biển. Ngoài ra, theo tôi, chúng ta cũng nên xem xét hình thức vận chuyển qua đường sắt, để tránh tập trung về các cửa khẩu đường bộ.
PV: Vâng, xin cảm ơn ông./.
Mời Quý độc giả tham gia khảo sát về đánh giá chất lượng cổng thông tin điện tử www.vasep.com.vn
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.
Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn