Năm 2024, chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đã về đích ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu ước vượt 10 tỷ USD, tăng hơn 10% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: tôm 4 tỷ USD, tăng 16,7%; cá ngừ gần 1 tỷ USD, tăng 17%; cá tra 2 tỷ USD, tăng 9,6%...
Với kim ngạch xuất khẩu từ 9 - 11 tỷ USD mỗi năm, ngành thủy sản Việt Nam hiện đứng thứ 3 trên bản đồ thủy sản thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Na Uy.
Xuất khẩu thuỷ sản dưới thời TT Donald Trump
Trong một báo mới nhất của Công ty Chứng khoán Rồng Việt cho biết, theo kịch bản cơ sở, Mỹ áp 25% thuế lên toàn bộ mặt hàng Trung Quốc vào quý II/2025 và áp thuế/gia tăng biện pháp phòng vệ lên Việt Nam trong nửa đầu năm 2026. Đối với kịch bản này, giá cá rô phi không thay đổi do hiện nay cá rô phi đã bị áp thuế nhập khẩu 25%.
Vì vậy, chuyên gia kỳ vọng cá tra tăng 1% thị phần sản lượng nhờ chiếm thêm được 0,3% thị phần cá rô phi và 0,7% cá hồi. Đồng thời, cá tra không phải chia sẻ nhiều thị phần với cá minh thái nội địa Mỹ khi duy trì mức giá bán cạnh tranh.
Với mặt hàng tôm, Việt Nam đang có lợi thế về mức thuế chống bán phá giá (CBPG) và chống trợ cấp tại Mỹ khi mức thuế này áp lên các nước cạnh tranh hiện đang cao hơn Việt Nam. Tuy nhiên, việc bị áp thuế chống trợ cấp trong năm 2024 đã ảnh hưởng lên lợi nhuận các doanh nghiệp kinh doanh ngành tôm tại Mỹ khi không được hoàn thuế CBPG và phải trích thêm một khoản chống trợ cấp.
Giá cá tra FILLET hiện đang thấp hơn các loại cá khác tại Mỹ.
Trước đó, trong năm 2024, Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) quyết định áp thuế chống trợ cấp 2,84% lên Việt Nam. Việc bị áp thuế chống trợ cấp đã dẫn đến quyết định về thuế chống bán phá giá cho giai đoạn 2023 - 2024 (POR 20) được dời sang năm 2025. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam bán tôm sang Mỹ như Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) phải hạch toán thuế chống trợ cấp và không được hoàn thuế CBPG trong năm 2024.
Năm 2024 vừa qua, vụ kiện chống bán phá giá (AD) và chống trợ cấp (CVD) diễn biến bất ngờ khiến Thực phẩm Sao Ta chưa thể xử lý khoản tiền trích dự phòng thuế AD năm 2023 (38 tỷ đồng) và phải nộp, trích dự phòng thuế chống trợ cấp cho năm 2024 (khoảng 10 tỷ đồng). Hai khoản này làm giảm lợi nhuận tương ứng ngoài dự kiến. Nếu không có cảnh "biến động, bất định, phức tạp, mơ hồ" này, lợi nhuận Thực phẩm Sao Ta ổn thỏa hơn.
Qua những diễn biến trên, bước sang năm 2025, Chứng khoán Rồng Việt dự báo ngành thủy sản sẽ biến động khó lường trước mức thuế của Mỹ cho các nước. Tuy nhiên, biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng cải thiện nhờ giá đậu tương ước tính giảm 4% so với cùng kỳ, giá bán theo VND tăng nhẹ 3 - 5% so với cùng kỳ (do tỷ giá USD/VND ước tăng 3% so với năm trước) và nguồn cung tôm cá nguyên liệu cải thiện khi thời tiết thuận lợi, mưa không quá nhiều
Xuất khẩu thủy sản đặt mục tiêu 11 tỷ USD trong năm 2025
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) kỳ vọng kim ngạch thủy sản năm 2025 đạt 11 tỷ USD nhờ các chính sách thuế ưu đãi từ Mỹ, khi sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế cao hơn.
Đồng quan điểm, Chứng khoán Rồng Việt dự báo mức thuế nhập khẩu từ 60 -100% áp lên thủy sản Trung Quốc sẽ tạo lợi thế lớn cho Việt Nam.
Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông VASEP, năm 2025 sẽ là năm triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt là sang các thị trường mục tiêu và tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông.
Cụ thể, dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục ổn định và phục hồi mạnh mẽ trong năm 2025, mang lại cơ hội lớn cho ngành thủy sản Việt Nam. Trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đã đạt mức tăng trưởng 16%, đạt trên 1,8 tỷ USD. Tuy nhiên, thách thức lớn đến từ chính sách thuế quan của chính quyền mới và tình trạng tắc nghẽn tại các cảng biển.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là thị trường trọng điểm nhưng cũng đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ từ thị trường nội địa và các nước xuất khẩu như Mỹ. Tuy nhiên, Việt Nam có thể gia tăng thị phần tại Mỹ khi Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại và thuế quan.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến khẳng định, tăng trưởng của ngành thủy sản còn nhiều dư địa. Đối với những đối tượng đã có lợi thế như tôm, cá tra, nhuyễn thể..., cần nâng cao năng suất, giải quyết các vấn đề về kháng sinh, dịch bệnh, siết chặt chất lượng tôm giống, thức ăn, dinh dưỡng… để đảm bảo bền vững. Đẩy mạnh phát triển các đối tượng nuôi mới tiềm năng như rong biển, lươn, cá rô phi…
Liên quan đến công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý đội tàu, thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS), xử lý vi phạm hành chính, truy xuất nguồn gốc; trước trong và sau Tết phải tích cực kiểm tra tình hình tại các địa phương.
Theo đó, Chứng khoán Rồng Việt dự báo năm 2025: Giá bán tôm thẻ tăng nhẹ 1% ở các thị trường chính; Giá tôm thẻ nguyên liệu sẽ không tăng mạnh năm sau khi thời tiết thuận lợi.
Nguồn: VietnamFinance
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump đang tạo ra những cơn sóng gió trong ngành thủy sản Mỹ với những chính sách thuế quan chưa rõ ràng. Thị trường thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thử thách không chỉ đến từ những bất ổn chính trị mà còn từ sự biến động trong nhu cầu và cung ứng sản phẩm. Ngành công nghiệp này cần phải chuẩn bị cho những thay đổi lớn và giữ vững tinh thần linh hoạt để đối phó với những cơn bão thuế quan có thể đến bất kỳ lúc nào.
(vasep.com.vn) Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2023, khi Tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1, đã tác động đáng kể đến kết quả xuất khẩu.
(vasep.com.vn) Dữ liệu mới nhất về xuất khẩu tôm Ecuador cho thấy ngành này có triển vọng tăng trưởng không đáng kể giữa năm 2023 và 2024, với mức tăng trưởng tối đa chỉ đạt khoảng 1%, theo ông Gabriel Luna, nông dân nuôi tôm người Ecuador và là chủ sở hữu của GLuna Shrimp.
Ngành thủy sản vẫn đang giữ được mức tăng đầu năm càng khiến khả năng năm nay có thể trở lại mốc xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.
Năm 2025, ngành thủy sản được dự báo sẽ biến động khó lường trước mức thuế của Tổng thống Donald Trump cho các nước. Tuy nhiên, một số nhà phân tích kỳ vọng biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thủy sản sẽ cải thiện nhờ các yếu tố như giá bán theo VND tăng nhẹ, nguồn cung tôm cá nguyên liệu cải thiện...
(vasep.com.vn) Vào năm 2023, cá rô phi chiếm 91% trong tổng số 151,8 triệu USD thủy sản mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ, khiến nó trở thành mặt hàng thủy sản giá trị nhất mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ. Mối đe dọa về thuế quan, như đã được cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất, có thể gây tác động lớn đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, với mức thuế từ 25-50% có thể làm tăng thêm từ 34,7 triệu USD đến 69,4 triệu USD chi phí hàng năm cho riêng mặt hàng cá rô phi.
(vasep.com.vn) Mặc dù giá cả hiện tại có vẻ ổn định, thị trường cá rô phi và cá tra vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn. Sự thay đổi trong nguồn cung, bất ổn về thuế quan và biến động nhu cầu đang tạo ra một bức tranh khó lường cho các bên liên quan. Với việc mua sắm hạn chế trong các tháng tới do kỳ nghỉ lễ và các thách thức hậu cần, nhiều bên vẫn ở trong trạng thái chờ đợi và quan sát, mong đợi những cập nhật mới nhất về chính sách thuế quan và tình hình cung cấp nguyên liệu thô.
(vasep.com.vn) Năm 2025, các quốc gia như Ecuador, Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ giảm sản lượng tôm thẻ chân trắng, trong khi sản lượng tôm sú được dự đoán sẽ tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn