Việt Nam – Na Uy: Đẩy mạnh hợp tác trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản

Xuất nhập khẩu 08:40 08/03/2023 Thu Hằng
Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Na Uy Erling Rimestad, Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Bộ NN&PTNT) ngày 28/2 phối hợp tổ chức Hội thảo "Việt Nam - Na Uy: Cơ hội hợp tác trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản". Sự kiện có sự tham gia của Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Na Uy Erling Rimestad, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam Hilde Solbakken, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, và các quan chức bộ, ban, ngành, đại diện doanh nghiệp hai nước.

Hội thảo “Việt Nam - Na Uy: Cơ hội hợp tác trong nuôi trồng và xuất khẩu thủy hải sản

Hội thảo nhằm mục đích tăng cường hơn nữa hợp tác song phương giữa Na Uy và Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản. Đây cũng được kỳ vọng là diễn đàn để các cơ quan chức năng, doanh nghiệp và các bên liên quan của hai nước gặp gỡ, tìm hiểu và thúc đẩy các giải pháp, cơ hội thiết thực để đẩy mạnh hợp tác nhất là trong bối cảnh xu thế phát triển xanh hơn và bền vững hơn trên toàn thế giới, trong đó các giải pháp khoa học công nghệ đóng vai trò then chốt.

Trong lần đầu đến Việt Nam, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Na Uy - ông Erling RimestadErling Rimestad cũng đã đánh giá cao mối quan hệ song phương giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là sự phối hợp hiệu quả trong lĩnh vực thủy sản. "Chúng ta đang là những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu nhưng không vì thế mà trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau, thực tế là chúng ta bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Na Uy xuất khẩu các loài như cá hồi, cá tuyết, cua hoàng đế và tôm từ biển. Việt Nam là nhà cung cấp lớn cá tra và tôm nuôi" - ông Erling Rimestad nói.

Khi dân số chạm mốc 8 tỷ người nên nhu cầu lương thực tăng cao, ông Rimestad cho rằng việc sản xuất bền vững rất cần thiết, trong đó hải sản góp phần lớn vào nhu cầu này.

“Hải sản không chỉ tốt cho sức khỏe với hàm lượng protein cao và các chất dinh dưỡng cần thiết, mà còn có lượng khí thải carbon thấp hơn so với sản xuất trên đất liền. Nói cách khác, hải sản tốt cho chúng ta, và tốt cho cả Trái Đất nữa. Điều này đòi hỏi nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phải bền vững”, quốc vụ khanh chia sẻ.

Trong bối cảnh đó, ông Rimestad nhận thấy cơ hội tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Việt Nam và Na Uy trong lĩnh vực này. Theo đó, Na Uy có nhiều bài học hữu ích trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành để chia sẻ với Việt Nam, nhằm giúp các hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững và phát thải carbon thấp hơn.

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Na Uy - ông Erling RimestadErling Rimestad

Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Na Uy - bà Hilde Solbakken cho biết: “Na Uy tự hào về quan hệ hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thủy sản, nuôi trồng thủy sản và hàng hải, và coi đây là một trong những trọng tâm của hơn 50 năm quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1971”.

Trong bài phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao sự hỗ trợ của Na Uy dành cho Bộ NN&PTNT, đặc biệt ngành thủy sản trong hơn 30 năm qua, từ xây dựng khung pháp lý, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo và nâng cao năng lực. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng: "Hội thảo lần này là cơ hội để hai Bên làm sâu sắc hơn quan hệ song phương trong lĩnh vực nuôi biển công nghiệp và thúc đẩy thương mại thủy sản, hiện thực hóa các lĩnh vực hợp tác nêu trong Ý định thư mà hai Bên đã ký vào tháng 5/2021".

Cũng tại buổi Hội thảo, Thứ trưởng đã cập nhật những thông tin về thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm vừa qua; đồng thời chia sẻ những chính sách, chiến lược, định hướng phát triển ngành thủy sản Việt Nam nhằm phát triển hiệu quả, bền vững ngành công nghiệp nuôi biển trong những thập kỷ tới. Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, mặc dù là quốc gia xuất khẩu thủy sản đứng thứ 3 trên thế giới, Việt Nam cũng là quốc gia nhập khẩu và tiêu thụ thủy sản. Năm 2022, Việt Nam là quốc gia tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Na Uy tại Đông Nam Á với tổng sản lượng khoảng 50.000 tấn, trong đó, mặt hàng được tiêu thụ nhiều là cá hồi tăng 49% so với cùng kỳ; các loài thủy sản có vỏ (tôm, nghêu, sò, ốc) cũng tăng trưởng 9% so với năm 2021 (theo báo cáo của Hội đồng Thủy sản Na Uy).

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – ông Phùng Đức Tiến phát biểu tại hội thảo

Trong khi đó, Na Uy là quốc gia có nhiều bài học hữu ích trong toàn bộ chuỗi giá trị của ngành để chia sẻ với Việt Nam nhằm giúp các hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững hơn và phát thải carbon thấp hơn. Vì vậy, thông qua việc hợp tác cùng nhau, hai bên có thể phát triển các thực tiễn xanh hơn và bền vững cho ngành thủy sản Việt Nam, qua đó tiếp tục truyền cảm hứng cho hoạt động đổi mới sáng tạo trong ngành và để Na Uy và Việt Nam trở thành các quốc gia thủy sản vừa thành công vừa có trách nhiệm.

Tại hội thảo, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) - ông Asbjørn Warvik Rørtveit đã chia sẻ về câu chuyện thành công của sản phẩm cá hồi Na Uy. Theo ông Asbjørn Warvik Rørtveit, cốt lõi của ngành nuôi trồng thủy sản Na Uy là sự kết hợp giữa kiến thức truyền thống và khoa học hiện đại, coi bảo vệ môi trường là tiêu chí quan trọng.

Ngay từ những năm 70, Na Uy đã nuôi trồng và thương mại hóa thành công giống cá hồi Đại tây dương. Bờ biển Na Uy trải dải đến tận Bắc Cực. Đây chính là điều kiện lý tưởng để nuôi cá nước lạnh. Cá hồi được nuôi trong chính môi trường tự nhiên của nó. "Trải qua hàng nghìn năm, ngư dân Na Uy đã tích lũy được cho mình kiến thức chuyên sâu về biển và loài cá này. chúng tôi biết cá của mình cần gì và phát triển ở đâu. Ngày nay, Na Uy vẫn tiếp tục cải thiện quy trình nuôi theo hướng bền vững và áp dụng công nghệ", đại diện Hội đồng Hải sản Na Uy cho hay.

Cũng nhân dịp này, Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC) đã công bố kế hoạch hoạt động của mình tại Việt Nam. Theo đó, năm 2023, NSC sẽ tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại của mình ở Việt Nam để ngày càng có nhiều khách hàng biết tới sự hiện diện của hải sản Na Uy. Đồng thời có những chương trình, kế hoạch gặp gỡ, kết nối và thúc đẩy thương mại giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của hai nước.

Thu Hằng (theo Cổng thông tin điện tử Bộ NN&PTNT)

hoi thao viet nam - nauy

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nhập khẩu cá thu đông lạnh vào Hàn Quốc giảm 16% trong tháng 3/2024

 |  12:55 01/05/2024

(vasep.com.vn) Theo Union Forsea Corp., khối lượng cá thu đông lạnh nhập khẩu vào Hàn Quốc trong tháng 3/2024 là 16.400 tấn, giảm 16% so với 19.575 tấn năm 2023, giá bán buôn trong nước vẫn ổn định.

Xuất khẩu thủy sản Nga sang châu Á tăng mạnh trong quý đầu năm nay

 |  12:44 01/05/2024

(vasep.com.vn) XK từ vùng Viễn Đông của Nga đạt 288.000 tấn trong quý 1 năm nay, với khoảng 2/3 đến Trung Quốc và 1/3 còn lại đến Hàn Quốc, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.

Giá bột cá giảm ở Trung Quốc do thông báo hạn ngạch cá cơm của Peru

 |  09:01 29/04/2024

Việc khai vụ đánh bắt cá cơm đầu tiên của Peru - với tổng sản lượng đánh bắt cho phép là 2,475 triệu tấn - đã khiến giá bột cá tại Trung Quốc giảm. Giá bột cá Peru xuất khẩu sang Trung Quốc giảm trong tuần trước do kỳ vọng nguồn cung mới.

Mỹ tìm kiếm cơ hội hỗ trợ Việt Nam gỡ thẻ vàng IUU

 |  08:52 29/04/2024

Đó là thông tin từ Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam về hội thảo về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp tổ chức 3 ngày tại Đà Nẵng

Quý I năm 2024, Việt Nam lần đầu tiên là đối tác xuất khẩu thủy sản lớn thứ 5 vào thị trường Singapore

 |  08:49 29/04/2024

Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý Doanh nghiệp Singapore, trong 3 tháng đầu năm 2024, Singapore đã nhập khẩu thủy sản từ gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt gần 340 triệu SGD, giảm 5,67% so với cùng kỳ năm 2023.

Bột nhuyễn thể trong thức ăn nuôi trồng thủy sản cải thiện hiệu suất sinh sản của cá

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học từ LABOMAR (Viện Khoa học Hàng hải ở Đông Bắc Brazil) và Spring Genetics Tilapia ở Miami, cùng với nhà sản xuất bột nhuyễn thể Aker BioMarine, đã nghiên cứu tác dụng của chất phụ gia này đối với cá. Nghiên cứu cho thấy chất phụ gia này có tác dụng tích cực đối với cá, đặc biệt là chức năng sinh sản.

Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đạt thỏa thuận về tiếp cận cá ngừ vào năm 2024

 |  08:36 26/04/2024

(vasep.com.vn) Mỹ và các quốc đảo Thái Bình Dương đã ký bản ghi nhớ (MOU) về khả năng tiếp cận nghề cá vào năm 2024, khi các nhà lập pháp Mỹ nỗ lực hướng tới việc chính thức thông qua các sửa đổi đối với Hiệp ước cá ngừ Nam Thái Bình Dương.

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt

 |  08:30 26/04/2024

(vasep.com.vn) Ngày 09/04/2024, Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân đã kỹ ban hành Công văn 621/TS-NTTS về việc tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên sông, hồ chứa nước ngọt.

Mỹ, Argentina hợp tác chống đánh bắt bất hợp pháp của Trung Quốc

 |  08:28 25/04/2024

(vasep.com.vn) Bắt đầu từ tháng 4 này, Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ và Hải quân Argentina sẽ bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung nhằm chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc ở Đại Tây Dương.

Giá cá ngừ vằn ổn định ở mức thấp giúp cá nhà bán lẻ ký các hợp đồng lớn

 |  08:26 25/04/2024

(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn giao tại Bangkok, Thái Lan vẫn ổn định ở mức 1.300 USD/tấn, trong khi giá cá ngừ tại Manta, Ecuador vẫn ở mức 1.4500 – 1.500 USD/tấn (giao tại tàu).

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC